Gfa la gi

Trong lĩnh vực xây dựng, có rất nhiều từ ngữ, cụm từ hoặc từ viết tắt với ý nghĩa riêng biệt mà chỉ dùng riêng trong lĩnh vực xây dựng. Băn khoăn GFA là gì là một trong những khúc mắc lớn với nhiều dân ngoại đạo, vì giữa hàng tá những từ viết tắt ấy ta rất có thể bị nhầm lẫn giữa nghĩa của từ viết tắt này với nghĩa của từ viết tắt kia.

GFA là gì?

GFA là viết tắt của cụm từ Gross Floor Area – Tổng diện tích sàn hay tổng diện tích của mặt sàn, bao gồm các khu vực chứa bên trong các bức tường, khu vực bên ngoài ở mỗi tầng cùng độ dày các bức tường. Đồng nghĩa là tất cả các không gian trong tòa nhà, gồm tầng hầm, tầng lửng và tầng trung gian, và căn hộ áp mái đều thuộc tổng diện tích sàn.

Có thể bạn quan tâm :

– Tầng lửng tiếng Anh là gì?
– Định nghĩa chính xác nhất về Landmark là gì

Tuy nhiên, bãi đậu xe, thang máy, bể chứa nước, diện tích hành lang giao thông chung nối các khối tòa nhà, tầng kỹ thuật, phòng cơ khí điện tử, thang bộ xuyên suốt các tầng, sân vườn trên không kết nối các khu nhà thì sẽ không được tính vào GFA.

GFA của một công trình cụ thể

Chú ý là GFA khác với NFA – Net Floor Area: Diện tích sàn sử dụng.

Như vậy là bạn đã trả lời được câu hỏi GFA là gì rồi phải không nào?

GFA có ý nghĩa gì trong xây dựng ?

Khi đã lý giải được câu hỏi GFA là gì thì có lẽ bạn đã phần nào đoán được ý nghĩa của từ viết tắt này trong xây dựng.

Tổng diện tích sàn xây dựng là cơ sở để tính toán hệ số sử dụng đất nhằm khống chế tải chất lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực, do đó GFA giữ một vai trò quan trọng đối với các công trình xây dựng. 

Thông qua GFA, ta có thể tính toán và dự trù được các khoản chi phí, bố trí vị trí các phòng, các không gian sinh hoạt và làm việc sao cho phù hợp. Đồng thời cũng giúp chúng ta sớm đưa ra những phương án thiết kế và thi công trang trí nội, ngoại thất thích hợp nhất. 

Tổng diện tích sẽ giúp các kỹ sư đưa ra phương án thiết kế và thi công hợp lý.

Có thể đối với một căn nhà dân dụng độc lập thì câu hỏi GFA là gì là ít cần thiết, nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn đối với các công trình lớn, đặc biệt là những công trình phức tạp, đồ sộ, đòi hỏi tính tỉ mỉ, kỹ lưỡng cao. Đây là số liệu được coi như là nền móng để tạo ra những công trình lớn. Đồng thời đây cũng là cơ sở để làm hồ sơ xin cấp phép thi công công trình. 

Đặc biệt, GFA cũng giúp các kỹ sư rất nhiều trong việc triển khai ý tưởng thiết kế công trình, cho phép họ tính toán, bố trí, sắp xếp các tổ hợp kiến trúc hợp lý, dự trù và chuẩn bị các phương án thi công dự phòng. 

Các phép tính toán về nguyên vật liệu, nhân công hay thời gian để hoàn thành công trình cũng được đưa ra thông qua GFA. Chính vì vậy, tính toán GFA đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng và độ chính xác cao để đặt cơ sở cho các bước tiếp theo diễn ra suôn sẻ cho đến ngày công trình hoàn thành.

Qua những thông tin mà bảo hộ lao động Nam Trung đã cung cấp trong bài viết này, hy vọng bạn đã tìm được lời lý giải cho băn khoăn GFA là gì và hiểu được ý nghĩa của cụm từ này trong xây dựng. 

GFA là gì? Cách tính GFA ra sao? Đây hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi bước chân vào lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, nếu bạn cũng đang quan tâm đến thuật ngữ GFA, bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến bạn.

1. GFA là gì?

GFA là viết tắt của cụm từ Gross Floor Area, nghĩa là tổng diện tích sàn xây dựng. Tổng diện tích này được tính bằng tất cả các không gian của một công trình, từ mặt sàn trong và ngoài nhà, tầng hầm, độ dày bức tường, căn hộ áp mái,…

GFA là viết tắt của cụm từ Gross Floor Area, nghĩa là tổng diện tích sàn xây dựng

Những khu vực, không gian không được kết nối với tòa nhà thì sẽ không được tính vào GFA. Ví dụ như: Thang máy, bãi đỗ xe, bể chứa, hành lang chung giữa các lối đi,…

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách đo diện tích đất trên Google map chuẩn nhất hiện nay
  • Tổng hợp 4 phần mềm đo diện tích đất chuẩn nhất hiện nay
  • Hướng dẫn cách xem hướng nhà bằng la bàn chuẩn xác

 

2. Phân biệt diện tích xây dựng [NFA] và tổng diện tích sàn xây dựng [GFA]

NFA là chữ viết tắt của cụm từ Net Floor Area, có nghĩa là diện tích xây dựng.

Như đã đề cập ở trên, GFA là tổng diện tích sàn xây dựng, bao gồm tất cả các khu vực chứa bên trong các bức tường, khu vực bên ngoài ở mỗi tầng cùng độ dày tường. Còn diện tích xây dựng [NFA] là diện tích chúng ta tiến hành xây dựng trên một mảnh đất. Như vậy, nó bao gồm toàn bộ phần đất bên trong tường bao của một công trình.

Việc tính toán xây dựng thường dựa trên tổng diện tích sàn xây dựng [GFA], không dựa theo diện tích xây dựng [NFA]

Tóm lại, diện tích sàn xây dựng chỉ bao gồm không gian xây nhà từ tầng 01 đến tầng cao nhất. Còn diện tích xây dựng là toàn bộ phần đất mà công trình nằm trên.

Việc tính toán xây dựng thường dựa trên tổng diện tích sàn xây dựng [GFA], không dựa theo diện tích xây dựng [NFA]. Điều này nhằm dự trù kinh phí chuẩn xác cho công trình xây dựng.

3. Cách tính GFA chuẩn xác nhất hiện nay

Bên cạnh khái niệm GFA là gì, bạn cần nắm được công thức tính tổng diện tích sàn xây dựng như sau:

GFA = Z x H

Trong đó:

  • Z: Diện tích sàn từng tầng [không tính các không gian công cộng]
  • H: Số tầng

Ngoài ra, tổng diện tích sàn xây dựng còn được các nhà thầu áp dụng một cách tính phổ biến như sau:

Tổng diện tích xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Phần diện tích khác [mái, móng, sân, tầng hầm,…]

Cách tính tổng diện tích sàn xây dựng chuẩn nhất hiện nay

Trong đó:

– Phần mái

  • Nếu làm bằng chất liệu lát gạch thì tính bằng 10% diện tích sàn sử dụng
  • Nếu làm từ chất liệu bê tông cốt thép, không lát gạch thì tính bằng 50% diện tích sàn sử dụng

– Phần sân

  • Nếu diện tích sân là 20m2, có xây tường rào, đổ cột và lát nền thì tính 100% diện tích sàn sử dụng
  • Nếu diện tích dưới 40m2 thì chỉ tính 70% diện tích sàn sử dụng
  • Nếu diện tích ≥ 40m2, có lát nền gạch, xây tường rào và có đổ cột thì chỉ được tính 50% diện tích sàn sử dụng

– Phần móng

  • Nếu là móng đơn thì tính bằng 30% diện tích sàn sử dụng
  • Nếu là móng băng thì tính 50% diện tích sàn sử dụng
  • Nếu là móng đài xây trên nền cọc bê tông, cốt thép thì chỉ tính bằng 35% diện tích sàn sử dụng
  • Nếu sử dụng phương thức gia cố bằng vật liệu bê tông cốt thép thì sẽ tính bằng 20% diện tích sàn sử dụng

– Diện tích sàn

  • Nếu sàn có mái che thì tính bằng 100% diện tích sàn sử dụng
  • Nếu không có mái che nhưng có lát gạch nền thì tính bằng 50% diện tích sàn sử dụng
  • Nếu diện tích sàn nhỏ hơn 4m2 thì tính bằng 70% diện tích sàn sử dụng
  • Nếu diện tích sàn lớn hơn 8m2 thì tính bằng 50% diện tích sàn sử dụng

4. Ý nghĩa của GFA trong xây dựng

GFA đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình xây dựng. Cụ thể:

  • Sử dụng GFA để tính toán hệ số sử dụng đất đai, nhằm hạn chế tải chất lên hệ thống hạ tầng của công trình.
  • GFA được dùng để tính toán và dự trù những khoản phí cần thiết khi xây dựng công trình. Đồng thời, nó còn hỗ trợ cho việc phân bổ diện tích các phòng không gian sinh hoạt khác sao cho thích hợp. Nhờ đó, các kiến trúc sư có thể lập kế hoạch thiết kế và thi công nội thất, ngoại thất phù hợp.
  • Tính toán GFA là cơ sở để hoàn thành hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. 
  • Dựa vào việc tính toán GFA, người ta có thể tính toán nguyên vật liệu, nhân công làm việc, thời gian hoàn thành là bao lâu.

GFA đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình xây dựng

Có thể thấy, chỉ số GFA càng cao sẽ ảnh hưởng càng lớn tới cảnh quan đô thị. 

Trên thực thế, các chủ đầu tư luôn mong muốn tổng diện tích sàn xây dựng lớn. Trong khi đó, các nhà quản lý đất đai lại muốn chỉ số này thấp.

Vì vậy, cần một tiêu chuẩn để khống chế GFA để đảm bảo các yếu tố của công trình như: Sân chơi, khoảng lùi, hệ thống cây xanh, đường giao thông,…

Trên đây, Môi Giới Cá Nhân đã giải thích cơ bản khái niệm GFA là gì và cách tính GFA. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. 

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề