Giá mủ cao su bình phước 2022

Giá cao su hôm nay 16/8/2022 tại thị trường thế giới vẫn theo đà đi xuống. Hiện, giá cao su trên sàn Tokyo giảm 1,77%; tại sàn Thượng Hải lại giảm 1,25%.

Cập nhật giá cao su mới nhất hôm nay 16/8/2022

Giá cao su hôm nay 16/8 tại thị trường thế giới tiếp tục giảm mạnh so với hôm qua.

Cụ thể, giá cao su kỳ hạn tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo [TOCOM] giao tháng 8/2022 xuống mức 217 yen/kg, giảm tới 1,77% [tương đương 3,9 yen/kg].

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải [SHFE], giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 giảm xuống mức 11.850 nhân dân tệ/tấn, giảm thêm 1,25% [tương đương 150 nhân dân tệ].

Xuất khẩu mủ cao su của Campuchia đang giảm mạnh. Trong tháng 7/2022, Campuchia đã xuất khẩu 29.625 tấn mủ cao su tự nhiên, tương đương 3,86% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình trong thời gian này đạt 1.515 USD/tấn, giảm 92 USD [tương đương 6%].

Xuất khẩu của tháng 7 cao hơn 28,4% so với mức trung bình hàng tháng của năm nay là 23.080 tấn. Trong cùng thời gian, 17.529 mét khối gỗ cao su trị giá 2,61 triệu USD đã được xuất khẩu, với giá trị trung bình 149 USD một mét khối.

Tuy tình hình xuất khẩu cao su của nước này khá tệ nhưng ông Him Aun -Tổng Giám đốc Tổng cục Cao su Campuchia [GDR] vẫn rất lạc quan. Bởi ông tin tình hỉnh sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

Ông cho rằng: "Chúng tôi đã thấy sự xuất hiện của các nhà máy chế biến cao su nhằm sản xuất các thành phẩm như lốp xe trong những năm gần đây. Điều này sẽ cải thiện chuỗi giá trị trên thị trường cao su địa phương và tạo thêm việc làm cho người dân"

Như vậy, giá cao su hôm nay 16/8/2022 tại thị trường thế giới tiếp tục đi xuống.

Giá cao su trong nước hôm nay 16/8

Giá cao su hôm nay 16/8 tại thị trường trong nước không có biến động mới so với hôm qua.

Theo khảo sát gần nhất, giá mủ cao su tại Bình Phước được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thu mua ở mức 307 đồng/độ TSC; giá mủ tạp thu mua ở mức 290 đồng/độ DRC.

Tại Bình Dương, giá mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 311-313 đồng/độ TSC.

Giá mủ cao su tại Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 285- 295 đồng/độ TSC.

Theo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng khai thác mủ cao su của toàn Tập đoàn ước đạt 128,6 nghìn tấn, đạt 32,7% kế hoạch và vượt 4% kế hoạch 6 tháng đầu năm.

Tập đoàn cũng đã thu mua được khoảng 26 nghìn tấn mủ, đạt 32,4% kế hoạch năm; chế biến được khoảng 142,8 nghìn tấn cao su các loại, đạt 30,3% kế hoạch; tiêu thụ khoảng 172 nghìn tấn, đạt 36,1% kế hoạch, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện diện tích cao su Tập đoàn đang quản lý gần 402.650 ha [trong nước hơn 288.101 ha; tại Campuchia hơn 87.891 ha và tại Lào hơn 26.657 ha].

Trong đó, diện tích cao su kinh doanh gần 259.000 ha, kiến thiết cơ bản là 120.000 ha, diện tích tái canh năm 2021 gần 6.500 ha.

Để ngành cao su Việt Nam tiếp tục phát triển, trong 6 tháng đầu năm nay, nguồn nguyên liệu cao su, đặc biệt là nguồn nguyên liệu cao su bền vững luôn được các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su chú trọng.

Với những cảnh báo nguồn cung cao su đang thiếu hụt, thì nguồn nguyên liệu chính là trọng tâm của sản xuất và xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm của ngành cao su Việt Nam.

Để có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỷ USD như đã đề ra cho năm nay, các doanh nghiệp trong ngành cao su cần tiến tới liên kết chặt chẽ với các hộ cao su tiểu điền mới có thể đảm bảo sản xuất, đáp ứng mục tiêu.

Ngành cao su Việt Nam cũng sẽ phải chống chịu và vượt qua được các "quả tạ" đeo bám như tình hình dịch bệnh, khủng hoảng địa chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao, giá nhiên liệu tăng mạnh và thông quan chậm...

Như vậy, giá cao su hôm nay 16/8/2022 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang.

Giá cao su hôm nay 15/9/2022 biến động trái chiều ở 2 sàn lớn. Trong đó, giá cao su trên sàn Tokyo giảm nhẹ 1,06%, còn sàn Thượng Hải tăng mạnh 2,61%.

Cập nhật giá cao su mới nhất hôm nay 15/9/2022

Giá cao su hôm nay 15/9 tại thị trường thế giới biến động trái chiều ở 2 sàn Tokyo và Thượng Hải so với hôm qua.

Cụ thể, giá cao su kỳ hạn tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo [TOCOM] giao tháng 9/2022 giảm nhẹ 1,06% [tương đương 2,3 yen/kg], về mức 214,1 yen/kg.

Tuy nhiên, giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 tại sàn này vẫn đang tăng 1,69% [tương đương 3,8 yen/kg], ở mức 228 yen/kg.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải [SHFE], giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 tăng mạnh 2,61% [tương đương 350 nhân dân tệ], lên mức 11.995 nhân dân tệ/tấn.

Còn đối với giao tháng 10/2022, giá cao su kỳ hạn tại đây lại đang tăng 1,79% [tức 210 nhân dân tệ/tấn], ở mức 11.960 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su trực tuyến thế giới mới nhất ngày 15/9/2022

Từ đầu tháng 9/2022 đến nay, giá cao su tại thị trường châu Á vẫm đang chịu áp lực giảm do lo ngại nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc chậm lại do thực hiện các biện pháp hạn chế để phòng chống Covid-19.

Giá cao su giảm còn do nhu cầu tại Trung Quốc chậm lại vì khủng hoảng bất động sản và các đợt nắng nóng làm gián đoạn hoạt động sản xuất.

Trong khi đó, nhập khẩu cao su của Trung Quốc tiếp tục tăng trong tháng 8/2022, ghi nhận tháng tăng thứ ba liên tiếp.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 8/2022, Trung Quốc nhập khẩu 592,3 nghìn tấn cao su tự nhiên và tổng hợp [kể cả mủ cao su], với trị giá 1,07 tỷ USD.

Con số này tăng 2,2% về lượng và tăng 0,8% về trị giá so với tháng 7/2022; so với tháng 8/2021 tăng 12% về lượng và tăng 10,1% về trị giá.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 4,56 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp, trị giá 8,55 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và tăng 10,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Như vậy, giá cao su hôm nay 15/9/2022 tại thị trường thế giới tăng ở sàn Thượng Hải nhưng giảm ở sàn Tokyo.

Giá cao su trong nước hôm nay

Giá cao su hôm nay 15/9 tại thị trường trong nước không có biến động mới

Kể từ hôm 12/9 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 265 - 275 đồng/TSC, giảm 10 đồng/TSC so với cuối tháng 8/2022.

Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 280 - 282 đồng/TSC, giảm 13 đồng/TSC so với cuối tháng 8/2022.

Giá mủ cao su tại Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 260 - 270 đồng/TSC, giảm 5 đồng/TSC so với cuối tháng 8/2022.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,18 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2022 chiếm 15,4%, cao hơn so với mức 15,3% của 7 tháng đầu năm 2021.

Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực cho xuất khẩu mủ cao su và cao su sơ chế của Việt Nam 5 tháng cuối năm 2022.

Tuy nhiên, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng bởi chính sách “Zero-Covid” của Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tiêu thụ cao su của Trung Quốc trong năm 2022.

Như vậy, giá cao su hôm nay 15/9/2022 tại thị trường trong nước duy trì ổn định.

Giá cao su tại các sàn châu Á biến động mạnh trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát của đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc, Nhật Bản và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm nhu cầu chậm lại.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo [Tocom], giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2022 ghi nhận mức 250,8 yen/kg, giảm 0,08%, giảm 0,2 yen/kg. Các kỳ hạn cao su tháng 9, 10 vẫn giữ được đà tăng nhẹ còn kỳ hạn tháng 11, 12 đều giảm gần 1%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải [SHFE], giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2022 đứng ở mức 12.075 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,04%, giảm 5 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay giảm ở tất cả các kỳ hạn tháng 9, 10, 11 và tháng 1/2023 với mức giảm  nhẹ.

Trong 10 ngày giữa tháng 7/2022, giá cao su tại các sàn châu Á biến động mạnh trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát của đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc, Nhật Bản và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm nhu cầu chậm lại, cụ thể: Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange [OSE], giá cao su tăng lên 261 Yên/kg vào ngày 15/7/2022], nhưng sau đó giá giảm mạnh. Ngày 18/7/2022 giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 254,2 Yên/kg [tương đương 1,84 USD/kg], giảm 0,5% so với 10 ngày trước đó, nhưng tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại sàn SHFE Thượng Hải giá giảm mạnh. Ngày 18/7/2022, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 11.930 NDT/tấn [tương đương 1,77 USD/tấn], giảm 4,7% so với 10 ngày trước đó và giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Thái Lan, giá cao su tự nhiên tiếp tục giảm mạnh. Ngày 18/7/2022 giá cao su RSS3 chào bán ở mức 62,3 Baht/kg [tương đương 1,7 USD/kg], giảm 3,4% so với 10 ngày trước đó, nhưng tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc: Nhập khẩu cao su tăng trở lại trong tháng 6/2022. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 6/2022, Trung Quốc nhập khẩu 535,5 nghìn tấn cao su tự nhiên và tổng hợp [kể cả mủ cao su], trị giá 1,01 tỷ USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 12,8% về trị giá so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 tăng 16% về lượng và tăng 17,9% về trị giá.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 3,39 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp, trị giá 6,42 tỷ USD, tăng 3,1% về lượng và tăng 10,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường cao su tại Campuchia: Trong 6 tháng đầu năm 2022, Campuchia xuất khẩu được 135,13 nghìn tấn cao su, trị giá 215,76 triệu USD, tăng 3% về lượng và tăng 2,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Cao su của Campuchia được xuất khẩu chủ yếu sang Malaysia, Việt Nam, Singapore và Trung Quốc.

Hiện Campuchia đã trồng cây cao su trên tổng diện tích 404.044 ha, trong đó 310.193 ha [tương đương 77%] đủ tuổi cho khai thác mủ, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021. -

Thị trường cao su tại Malaysia: Tháng 5/2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 21,07 nghìn tấn, giảm 6,3% so với tháng 4/2022 và giảm 25,2% so với tháng 5/2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 149,58 nghìn tấn, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cao su của Malaysia trong tháng 5/2022 đạt 43,19 nghìn tấn, giảm 26,3% so với tháng 4/2022 và giảm 10,2% so với tháng 5/2021. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 44,6% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia; tiếp đến là Hoa Kỳ chiếm 12,4%; Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 4,5%; Brazil chiếm 4,4% và Phần Lan chiếm 3,7%. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia đạt 253,66 nghìn tấn, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 5/2022, Malaysia nhập khẩu 95,47 nghìn tấn cao su tự nhiên, giảm 10,3% so với tháng 4/2022 và giảm 3,1% so với tháng 5/2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, Malaysia nhập khẩu 574,57 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 5/2022 đạt 36,99 nghìn tấn, giảm 12,7% so với tháng 4/2022 và giảm 12,6% so với tháng 5/2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia đạt 207,44 nghìn tấn, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Dự trữ cao su tự nhiên tại Malaysia tính đến cuối tháng 5/2022 ở mức 289,43 nghìn tấn, giảm 2,8% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 10 ngày giữa tháng 7/2022, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh biến động nhẹ. Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 310-290 đồng/TSC, giảm 10 đồng/TSC so với 10 ngày trước đó. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 323-325 đồng/TSC, ổn định so với 10 ngày trước đó. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 295-305 đồng/TSC, ổn định so với 10 ngày trước đó.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 56,83 nghìn tấn, trị giá 103,43 triệu USD, tăng 62,4% về lượng và tăng 62,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.820 USD/tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Cao su của Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong 5 tháng đầu năm 2022, chủng loại SVR10 được xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều nhất, chiếm 46,8% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ. Đứng thứ 2 là chủng loại SVR3L chiếm 27,7% và thứ ba là RSS3 chiếm 14,3% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2022.

Giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su sang Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tăng mạnh nhất là SVR10 tăng 6,6%; SVR20 tăng 5,5%; Latex tăng 1,6%... Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su sang Ấn Độ vẫn giảm như SVR3L giảm 4,6%; SVRCV60 giảm 4%; SVRCV50 giảm 5,5%...

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng từ 7,5% trong 5 tháng đầu năm 2021 lên 10,9% trong 5 tháng đầu năm 2022.

Nguyễn Phương

Video liên quan

Chủ Đề