Giá trị thương hiệu Việt Nam 2022

>> Lựa chọn cách đi để tăng giá trị thương hiệu Việt

Vinamilk là một trong những doanh nghiệp nằm trong Top đầu Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên, Brand Finance - tổ chức định giá thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh lại đánh giá Việt Nam rất tích cực trong xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu. 

Thứ hạng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện trên Bảng xếp hạng thế giới và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng quan hệ song phương, đa phương. 

Theo báo cáo của Brand Finance, năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, song thương hiệu quốc gia Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì được thứ hạng 33 trong danh sách top 100 thương hiệu mạnh thế giới, tăng khoảng 21,69% so với năm 2020, từ 319 tỷ USD lên tới 388 tỷ USD. Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu năm 2021 của Tổ chức Brand Finance cho thấy, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng so với năm 2020 trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu. Cụ thể, vị trí của Việt Nam cũng được cải thiện, tăng 2,5 điểm, nâng thêm 3 bậc, từ 50/60 trong năm 2020 lên 47/105 năm 2021.

Điều này khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ và xác lập vị thế mới của Việt Nam trong sân chơi khu vực và toàn cầu.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại [Bộ Công Thương] cho biết, vai trò và sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp là rất lớn, bởi giá trị thương hiệu và sự thành công trong xây dựng, quản trị phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp top đầu là những biến số đầu vào trọng yếu trong quá trình tính toán, thống kê giá trị thương hiệu quốc gia của các tổ chức quốc tế. 

Theo ông Vũ Bá Phú, trước năm 1986, thương hiệu gần như là một khái niệm “chưa tồn tại” đối với cộng đồng doanh nghiệp, hay thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới thương hiệu vẫn chưa được quan tâm do doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa, chưa có sự giao thương, xuất khẩu với các nước trên thế giới. 

Khi Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với các hoạt động xúc tiến thương mại đặc thù, việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam được đặc biệt coi trọng.

Nhờ vậy, đến năm 2020 tổng giá trị thương hiệu của 50 doanh nghiệp Forbes Việt Nam đạt hơn 12,6 tỉ USD với nhiều doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia như Viettel, Vinamilk, Sabeco, MobiFone, Vietcombank... 

Đơn cử như trong lĩnh vực công nghệ, còn nhớ, năm 2014, khi Tập đoàn Samsung đưa ra danh sách 170 phụ kiện mà doanh nghiệp Việt Nam có thể cung ứng cho sản phẩm GalaxyS4 và Tab, nhiều người vui mừng vì đây là cơ hội lớn. Chỉ tính riêng sạc pin các loại, mỗi năm Samsung cần 400 triệu chiếc, tính lãi mỗi chiếc 0,5USD, mỗi năm doanh nghiệp Việt Nam có 200 triệu USD. Thế nhưng, vào thời điểm đó, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam không thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của Samsung, dù chỉ là linh kiện đơn giản nhất, đã phải chấp nhận thất bại ngay trên sân nhà. 

Xe ô tô Vinfast ra mắt tại Paris Motor Show 2018.

Câu nói “Việt Nam không làm nổi con ốc vít” vẫn được lấy làm điển hình và nhắc lại cho tới ngày nay. Thế rồi, năm 2015, rất nhanh chóng để không bỏ lỡ cơ hội, 4 doanh nghiệp Việt Nam đã đạt cấp độ nhà cung ứng cấp 1 của Samsung. Đến nay, Việt Nam có khoảng 1.800 doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia. Không chỉ Samsung, hiện có hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các hãng Toyota, LG, Trường Hải… 

Đáng kể hơn là cũng trong thời gian ấy, nhiều sản phẩm “made in Việt Nam” đã ra đời như năm 2018 đã xuất hiện ô tô VinFast thương hiệu Việt, đánh dấu vị thế mới của ngành công nghiệp ô tô. 

Trong 2 năm qua, với nhiều khó khăn, thách thức do dịch COVID-19 gây ra, đi kèm đó là xung đột kinh tế, địa chính trị của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng với tính chủ động, sáng tạo vốn có của các doanh nghiệp Việt đã giúp các sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm vị thế, khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước.

Mặc dù, đâu đó ở nhiều góc độ kết quả còn chưa được như chúng ta kỳ vọng, dù còn gặp rất nhiều khó khăn và dù còn cần phải làm nhiều việc hơn nữa để chinh phục các thị trường “khó tính” như nâng cao chất lượng, tăng sự khác biệt với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác.... 

Theo ông Vũ Bá Phú, ngoài vấn đề về chất lượng và sự khác biệt, doanh nghiệp Việt cần lưu ý đến việc đăng ký bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm ở nước ngoài. Đây có thể xem là việc quan trọng để đảm bảo thành công cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu ở nước ngoài. Mặt khác, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đổi mới, sáng tạo và có tính tiên phong trên thị trường.  

Bên cạnh đó, tìm kiếm liên kết để xây dựng thương hiệu Việt như kết nối cung cầu, kết nối giữa nhà sản xuất trong nước với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài sản xuất để xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối ở nước ngoài.

Đánh giá của bạn:

Việt Nam được coi là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về giá trị thương hiệu quốc gia, trong đó có những doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam. Trong ảnh: lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020 - Ảnh: Bộ Công thương

Cùng với việc khởi động Tuần lễ thương hiệu quốc gia Việt Nam, diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 đã được Bộ Công thương tổ chức ngày 20-4.

Với chủ đề Thương hiệu quốc gia Việt Nam - Nâng tầm vị thế, chắp cánh bay xa, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho hay với 20 năm triển khai chương trình, giá trị thứ hạng của thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh theo đánh giá từ Brand Finance.

Năm 2021, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 21,6% so với năm 2020, lên 388 tỉ USD, vẫn duy trì được ở hạng 33 thế giới trong khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến vô cùng phức tạp.

Đặt trong bối cảnh Việt Nam hiện là một trong 10 nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới với tỉ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm, ông Hải cho rằng đây là một bước bệ phóng rất lớn để tăng hạng cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới.

Việt Nam được coi là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về giá trị thương hiệu quốc gia đi cùng những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được, khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Trong đó, nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới. Trong top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, tỉ lệ doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia tăng qua từng năm từ 28% năm 2018 lên 34% năm 2021.

Đặc biệt, top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam theo đánh giá của Brand Finance cũng tăng đáng kể, từ 21,9% năm 2018 lên gần 68% năm 2021. Tỉ lệ doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia trong top 10 này cũng tăng mạnh mẽ từ 20% năm 2018 lên tới 60% năm 2021.

Cùng nhìn nhận vấn đề này, ông Samir Dixit, giám đốc điều hành Brand Finance khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng những năm gần đây, thứ hạng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện trên bảng xếp hạng thế giới, nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng các quan hệ song phương và đa phương, hỗ trợ xuất nhập khẩu cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu.

Chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa thương hiệu quốc gia và thương hiệu sản phẩm trong sự phát triển và nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp, bà Lindsey M.Bier Marshall, giáo sư khoa kinh doanh, Đại học Nam California [Mỹ], cho rằng khi một doanh nghiệp có sản phẩm với thương hiệu uy tín thì thương hiệu của doanh nghiệp đó cũng sẽ được nâng cao.

Theo đó, một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu mạnh sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của một quốc gia, và thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Nâng tầm thương hiệu quốc gia

N.AN

Video liên quan

Chủ Đề