Giải bài tập Đạo đức lớp 2 bài 9

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải Đạo Đức lớp 2 Bài 9: Cảm xúc của em trang 41, 42, 43, 44 Kết nối tri thức được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải câu hỏi khởi động trang 41 SGK Đạo Đức 2 - Kết nối tri thức

Đề bài

- Em hãy cùng các bạn nghe/hát bài Niềm vui của em [Sáng tác: Nguyễn Huy Hùng].

- Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe/hát bài hát trên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Nghe/hát.

- Chia sẻ cảm xúc.

- Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết

Sau khi nghe/hát bài hát Niềm vui của em, em cảm thấy vui hơn, yêu đời hơn mặc dù cuộc sống tuy có vất vả, ban ngày mẹ phải đi làm, em bé đi học còn ban đêm thì mẹ phải đi học nhưng cuộc sống vẫn tươi vui, đong đầy tiếng hát.

Giải câu hỏi khám phá trang 41 SGK Đạo Đức 2 - Kết nối tri thức

Bài 1

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Hình ảnh: Trang 41, 42 SGK

Các bạn trong tranh thể hiện cảm xúc gì? Theo em, cảm xúc nào là tích cực, cảm xúc nào là tiêu cực?

Hãy nêu thêm những cảm xúc mà em biết.

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Hình 1:

Bạn nữ đang thể hiện cảm xúc vui mừng khi thấy mẹ đi chợ về.

Đây là cảm xúc tích cực.

Hình 2:

Bạn nam đang thể hiện cảm xúc sợ hãi khi nhìn thấy chú sâu.

Đây là cảm xúc tiêu cực.

Hình 3:

Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tức giận khi bị bạn nữ đẩy.

Đây là cảm xúc tiêu cực.

Hình 4:

Bạn nhỏ đang thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú khi nhìn thấy một bức tranh đẹp.

Đây là cảm xúc tích cực.

Hình 5:

Bạn nữ đang thể hiện cảm xúc lo lắng, sợ rằng mình sẽ không hát được.

Đây là cảm xúc tiêu cực.

Hình 6:

Bạn nam đang thể hiện cảm xúc xấu hổ khi bị bạn nữ trêu trên mặt dính mực.

Đây là cảm xúc tiêu cực.

- Một số cảm xúc mà em biết:

+] Cảm xúc tích cực: yêu, thương, phấn khởi, hào hứng, hạnh phúc, thoải mái, hài lòng,...

+] Cảm xúc tiêu cực: sợ hãi, tức giận, bực bội, giận dữ, khó chịu, cô đơn, tủi thân,...

Bài 2

Điều gì sẽ xảy ra khi:

Hình ảnh: Trang 42 SGK

Phương pháp giải:

- Phân tích tình huống.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Hình 1:

Khi em nói hoặc làm việc gì đó khi tức giận thì lời nói hoặc việc làm của mình không được suy nghĩ kĩ, có thể làm cho đối phương cảm thấy bị tổn thương, gây ra những hậu quả không đáng có và khiến bản thân cảm thấy hối hận sau khi đã bình tĩnh suy nghĩ lại mọi chuyện.

Hình 2:

Khi em luôn tươi cười, vui vẻ thì làm cho bản thân em cảm thấy thoải mái, hạnh phúc, mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn, tạo không khí vui tươi cho mọi người xung quanh và được mọi người yêu mến.

Hình 3:

Khi em luôn buồn rầu, chán nản thì tâm trạng của em không được thoải mái, tự tin, cô đơn; tạo không khí căng thẳng cho mọi người xung quanh.

Giải câu hỏi luyện tập trang 43 SGK Đạo Đức lớp 2 - Kết nối tri thức

Bài 1

Em cùng các bạn chơi trò chơi “Đoán cảm xúc”

Hình ảnh: Trang 43 SGK

Phương pháp giải:

- Tổ chức trò chơi.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Cách chơi:

- Chia lớp thành hai đội chơi.

- Mỗi đội cử một bạn lên thể hiện cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ dựa theo mẫu giấy có ghi sẵn các cảm xúc như: vui, buồn, bất ngờ,... để các thành viên còn lại đoán.

- Trong 2 phút, đội nào có số lượng đáp án đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.

Bài 2

Em sẽ có cảm xúc như thế nào trong các tình huống sau:

Hình ảnh: Trang 43 SGK

Phương pháp giải:

- Phân tích tình huống.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1:

Khi em làm vỡ món đồ kỉ niệm của bố, em sẽ cảm thấy buồn, hối hận vì bản thân đã không cẩn thận vì đó là món quà rất có ý nghĩa với bố.

Tình huống 2:

Khi bạn không giữ lời hứa với em thì em sẽ cảm thấy buồn, thất vong, tức giận hoặc có thể thông cảm cho bạn nếu bạn có việc đột xuất.

Tình huống 3:

Khi một anh trong trường thường xuyên bắt em phải xách cặp cho anh, em sẽ cảm thấy mệt khi phải sách cặp; hoặc tức giận, lo lắng, sợ hãi.

Tình huống 4:

Khi em được khen ngợi, em sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc.

Bài 3

Đóng vai thể hiện cảm xúc trong những tình huống sau:

Hình ảnh: Trang 43, 44 SGK

1. Khi em được tặng quà                                       

2. Khi em bị bạn trêu

3. Khi bạn không muốn chơi với em     

4. Khi em vô tình làm em bé ngã

Phương pháp giải:

- Đóng vai.

- Phân tích tình huống.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Học sinh phân vai đóng các nhân vật.

Tình huống 1: Khi em được tặng quà.

- Lúc đó, em sẽ tỏ thái độ rất hạnh phúc, thích thú, vui vẻ.

- Không quên nói lời cảm ơn các bạn: “Cảm ơn các bạn vì món quà. Tớ rất thích”.

Tình huống 2: Khi em bị các bạn trêu.

- Lúc đó em sẽ tỏ thái độ buồn, xấu hổ, tức giận.

- Em có thể vui vẻ trêu đùa lại các bạn.

Tình huống 3: Khi bạn không muốn nói chuyện với em.

Lúc đó, em sẽ tỏ thái độ buồn, cô đơn, thất vọng, bực tức.

Tình huống 4: Khi em vô tình làm em bé ngã.

- Lúc đó, em sẽ tỏ thái độ sợ hãi, lo lắng.

- Sau đó, em hãy chạy đến đỡ em bé lên, hỏi thăm em bé và nói lời xin lỗi: “Anh xin lỗi nhé! Em có đau chỗ nào không?”

Giải câu hỏi vận dụng trang 44 SGK Đạo Đức 2 - Kết nối tri thức

Đề bài

Hãy chia sẻ những cảm xúc của em trong một ngày.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Chia sẻ.

- Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết

Chào thầy/cô và các bạn. Sau đây em xin chia sẻ cảm xúc của em trong một ngày.

- Buổi sáng em cảm thấy rất vui vẻ, thoải mái, hào hứng khi được đến trường cùng các bạn.

- Buổi trưa, em cảm thấy mệt, đói, buồn ngủ.

- Buổi chiều, em cảm thấy vui vẻ khi được chơi cùng các bạn.

- Buổi tối, em cảm thấy hạnh phúc khi cùng được ăn cơm với gia đình.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Đạo Đức lớp 2 Bài 9: Cảm xúc của em trang 41, 42, 43, 44 Kết nối tri thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải Đạo Đức lớp 2 Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình trang 48, 49, 50, 51 Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải câu hỏi khởi động trang 48 SGK Đạo Đức 2 - Cánh Diều

Đề bài

Trò chơi: Thi kể tên đồ dùng gia đình

Hình ảnh: Trang 48 SGK

Phương pháp giải

- Chia đội.

- Tổ chức trò chơi.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết

Cách chơi:

Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội tương ứng một phần bảng.

- Sau khi quản trò hô “Bắt đầu”, từng thành viên của đội sẽ chạy nhanh lên bảng ghi một tên đồ dùng gia đình.

- Hết thời gian 2 phút, đội nào có số lượng nhiều hơn sẽ dành chiến thắng.

Giải câu hỏi khám phá trang 48 SGK Đạo Đức 2 - Cánh Diều

Bài tập 1

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Hình ảnh: Trang 48 SGK

a. Có những đồ dùng gia đình nào trong căn phòng?

b. Các đồ dùng đó được bảo quản như thế nào?

Phương pháp giải:

Trực quan.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

Lời giải chi tiết:

a. Các đồ dùng gia đình có trong căn phòng bao gồm: tivi, kệ tivi, bàn, ghế sofa, gối ôm, ghế tựa, bình hoa, cốc nước, bàn để bình hoa.

b. Các đồ dùng đó không được bảo quản, giữ gìn cẩn thận, để lộn xộn:

- Bạn nhỏ nhảy trên ghế sofa.

- Cốc nước bị đổ trên bàn.

- Lọ hoa bị đổ.

- Gối ôm bị rơi xuống nền nhà.

- Ghế tựa bị đổ.

Bài tập 2

Tìm hiểu một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình:

Hình ảnh: Trang 49 SGK

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Hình 1:

Bạn nữ đang lau dọn tủ lạnh. Việc làm này giúp tủ lạnh sạch sẽ, thời hạn sử dụng lâu hơn, giữ được thực phẩm tốt hơn, đảm bảo sức khỏe cá nhân.

Hình 2:

Bạn nam đang thu xếp ghế gọn gàng. Việc làm này giúp bàn ghế được gọn gàng, ngăn nắp, tạo không gian rộng rãi, tránh việc va chạm với ghế.

Hình 3:

Bạn nữ đã tắt quạt khi không sử dụng đến. Việc làm này giúp bảo quản đồ dùng gia đình, tiết kiệm điện.

Ngoài ra: Một số việc làm khác bảo quản đồ dùng gia đình như: lau chùi cẩn thận, nhẹ nhàng đối với những đồ thủy tinh, gốm sứ; một số đồ như bát đũa, nồi, chảo cần được rửa sạch, lau khô, cất gọn gàng sau mỗi lần sử dụng; sắp xếp đồ dùng trong gia đình gọn gàng, không vứt lung tung; sử dụng đúng cách theo hướng dẫn sử dụng.

Bài tập 3

Trao đổi về sự cần thiết phải bảo quản đồ dùng cá nhân:

a. Việc bảo quản đồ dùng gia đình mang đến lợi ích gì?

b. Việc không bảo quản đồ gia đình dẫn đến điều gì?

Phương pháp giải:

- Thảo luận nhóm/theo cặp.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

a. Việc bảo quản đồ dùng gia đình mang đến các lợi ích như:

- Đảm bảo sức khỏe cho mỗi người trong gia đình.

- Giữ đồ dùng luôn được sạch sẽ, gọn gàng.

- Tăng tuổi thọ cho đồ dùng.

- Tiết kiệm tiền bạc.

- Tiết kiệm điện.

- Rèn luyên bản thân tính ngăn nắp, gọn gàng, có trách nhiệm với đồ dùng trong gia đình.

b. Việc không bảo quản đồ dùng gia đình dẫn đến các hiệu quả như:

- Có thể gây hại đến sức khỏe của mỗi thành viên trong gia đình.

- Đồ dùng trong nhà lộn xộn, làm mất mĩ quan ngôi nhà.

- Đồ dùng nhanh bẩn, cũ, hỏng.

- Tốn tiền và tốn điện.

- Hình thành thói quen xấu: cẩu thả, vô trách nhiệm với đồ dùng trong gia đình.

Bài tập 4

Thảo luận về cách bảo quản đồ dùng gia đình:

Hình ảnh: Trang 49 SGK

Phương pháp giải:

- Tìm hiểu.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

- Đồ nhựa:

+] Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng với mỗi loại đồ nhựa.

+] Không để gần lửa, bình gas, lò vi sóng, ...

+] Không nên dùng để đựng thức ăn đang nóng vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

+] Sau khi rửa sạch cần rửa sách, phơi nơi khô ráo, cất gọn gàng vào tủ.

- Đồ vải:

+] Giặt sạch sẽ, phơi khô, gấp gọn cất vào tủ.

+] Đọc kĩ hướng dẫn: đồ vải đó có được giặt bằng máy không, phơi nhiệt độ bao nhiêu, được sử dụng nhiệt để sấy không,...

+] Thường xuyên hút bụi bẩn.

+] Không chà, giặt quá mạnh lên mặt vải.

- Đồ điện:

+] Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và bảo quản của mỗi đồ dùng.

+] Lau chùi sạch sẽ, thường xuyên.

+] Không nên đặt ở những nơi ẩm thấp.

+] Thường xuyên kiểm tra đồ điện có bị rò rỉ điện không để tránh nguy hiểm.

- Đồ kim loại:

+] Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng khi dùng và bảo quản.

+] Rửa sạch, để nơi khô ráo sau mỗi lần sử dụng.

+] Không để ở những nơi ẩm mốc để tránh bị gỉ.

+] Hạn chế để đồ dùng kim loại tiếp xúc với các kim loại ăn mòn.

- Đồ gốm sứ:

+] Lau chùi thường xuyên, nhẹ nhàng, tránh để đồ bị vỡ.

+] Không dùng các vật cứng, sắc nhọn tác động lên đồ.

+] Để đồ gốm sứ ở những nơi an toàn, tránh đổ vỡ. Đặc biệt, để xa tầm với của trẻ.

- Đồ gỗ:

+] Không để đồ gỗ tiếp xúc lâu với nước và nhiệt độ cao.

+] Không sử dụng các chất tẩy rửa.

+] Thường xuyên lau chùi, đặc biệt là ở những khe nhỏ.

+] Không dùng các vật cứng, sắc nhọn tác động lên đồ gỗ.

Giải câu hỏi luyện tập trang 50 SGK Đạo Đức lớp 2 - Cánh Diều

Bài tập 1

Bày tỏ ý kiến:

Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Mở cửa tủ lạnh đứng cho mát.

B. Tắt ti vi khi không sử dụng.

C. Thả giấy, rác vào bồn vệ sinh.

D. Vẽ lên giường, tủ.

E. Rửa và cất gọn cốc sau khi sử dụng.

Phương pháp giải:

- Ôn tập lí thuyết.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

- Em không đồng tình với việc làm A. Vì việc mở cửa tủ lạnh đứng cho mát sẽ khiến tủ lạnh nhanh bị hỏng và tốn điện.

- Em đồng tình với việc làm B. Vì việc tắt ti vi khi không sử dụng sẽ giúp ti vi bền hơn và tiết kiệm điện.

- Em không đồng tình với việc làm C. Vì việc vứt giấy, vứt rác vào bồn vệ sinh sẽ khiến bồn vệ sinh bị tắc nghẽn, nhanh bị hỏng.

- Em không đồng tình với việc làm D. Vì việc vẽ lên giường, tủ sẽ khiến giường, tủ bị bẩn, nhanh bị hỏng.

- Em đồng tình với việc làm E. Vì việc rửa và cất gọn cốc sau khi sử dụng giúp cốc sạch sẽ, bền đẹp và gọn gàng, tránh bị rơi vỡ.

Bài tập 2

Xử lí tình huống:

Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?

Hình ảnh: Trang 50 SGK

Tình huống 1:

Tình huống 2:

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Phân tích tình huống.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1:

Bạn nữ nên lau bàn ăn theo lời bố. Trước khi lau, bạn nữ cần nhặt hết những vụn thức ăn còn vương trên bàn ăn. Dùng khăn ẩm để lau bàn. Lau dần từ trên xuống dưới và hết mặt bàn ăn. Khi lau, không nên nhấc giẻ lau lên quá nhiều lần để tránh tạo vệt. Nếu lau một lần chưa sạch thì nên lau thêm lần nữa để đảm bảo bàn ăn được sạch sẽ hoàn toàn.

Tình huống 2:

Anh trai nên nói với em là đem bóng ra ngoài sân chơi, không nên chơi trong nhà vì sẽ dễ làm đổ vỡ, hư hỏng các đồ dùng trong nhà. Thậm chí có thể dẫn đến những tai nạn cho hai anh em và những thành viên khác trong gia đình.

Bài tập 3

Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để bảo quản đồ dùng gia đình.

Phương pháp giải:

- Hồi tưởng.

- Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng gia đình:

- Giúp đỡ bố mẹ lau dọn nhà cửa, các đồ dùng trong gia đình.

- Sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.

- Cẩn thận, nhẹ nhàng với những đồ vật dễ vỡ.

* Những việc em sẽ làm để bảo quản đồ dùng gia đình.

-  Rửa bát đũa sạch sẽ sau khi ăn.

- Lau dọn bàn ăn.

Giải câu hỏi vận dụng trang 51 SGK Đạo Đức 2 - Cánh Diều​​​​​​​

Bài 1

Thực hành rửa và cất gọn bát đĩa:

Hình ảnh: Trang 51 SGK

Phương pháp giải:

- Quan sát hướng dẫn.

- Thực hành có chỉ dẫn.

Lời giải chi tiết:

Các bước thực hành rửa bát:

- Nên loại bỏ sạch thức ăn [nếu có] trước khi rửa.

- Tráng qua nước trước khi rửa.

- Lấy nước rửa bát hòa vào nước, lấy giẻ rửa bát thấm vào dung dịch vừa pha để rửa.

- Cầm chắc chắn, tránh rơi vỡ, rửa từ trong ra ngoài, rửa mọi bền mặt của bát đĩa.

- Tráng sạch lại với nước.

- Nhẹ nhàng úp bát đĩa lên giá để bát đĩa khô.

Bài 2

Cùng người thân lau dọn, sắp xếp lại các đồ dùng trong nhà:

Hình ảnh: Trang 51 SGK

Phương pháp giải:

Bản thân thực hành.

Lời giải chi tiết:

Học sinh sẽ cùng những người thân trong gia đình lau dọn, sắp xếp lại ngăn nắp các đồ dùng trong nhà [có thể vào những ngày cuối tuần]. Mỗi thành viên trong gia đình sẽ phân công công việc, phù hợp với độ tuổi: những việc nặng người lớn sẽ làm; việc nhỏ, nhẹ nhàng các con làm. Việc làm này giúp tình cảm gia đình thêm khăng khít, nhà cửa gọn gàng.

Bài 3

Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình

Phương pháp giải:

Đưa lời khuyên.

Lời giải chi tiết:

Học sinh vận dụng những lí thuyết đã học để đưa ra lời nhắc nhở đến bạn bè, người thân trong việc bảo quản đồ dùng gia đình:

- Nêu ra tầm quan trọng của việc bảo quản đồ dùng gia đình.

- Nêu ra những hậu quả nếu không bảo quản đồ dùng gia đình.

- Đưa ra lời nhắc nhở bạn bè, người thân cần bảo quản đồ dùng gia đình.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Đạo Đức lớp 2 Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình trang 48, 49, 50, 51 Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề