Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 trang 10

Đề bài

Câu 1. Gạch dưới những từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng sau:

a] non nước, giang sơn, non sông, quê hương, Tổ quốc, đất nước, làng xóm.

b] bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ.

c] xây dựng, dựng đứng, kiến thiết, dựng xây.

d] tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.

Câu 2. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:

a] Chiếc áo xanh mơ màng của chị Cỏ như tươi hơn đẹp hơn khi có giọt sương mai đính lên.

b] Tôi cùng với bạn Dung bạn Cúc và bạn Hạnh làm một lọ hoa giấy để tham dự hội thi khéo tay.

c] Cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải chăm học chăm làm và giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

Câu 3. Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây rồi chép lại vào dòng bên dưới.

            Với người Hà Nội Hồ Gươm là một mảnh tâm hồn của mình những ngày mùa thu nước Hồ gươm đầy ắp những ngày hè gió lộng tưởng như gió lặn trong lòng hồ chiều đến gió mưới cất cánh bay lên.

Câu 4. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện bản báo cáo sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày ……. tháng  ……. năm …….

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH ĐI HỌC CHUYÊN CẦN

Kính gửi: Thầy [cô] giáo chủ nhiệm lớp …….

Tên em là: ……. Học sinh lớp: …….

Tổ trưởng tổ: …….

Xin báo cáo về: ……. trong tuần qua của tổ em như sau: …….

– Số bạn vắng mặt: …….

Lí do: …….

– Số bạn đi học muộn: …….

Lí do: …….

Em xin hứa sẽ nhắc nhở các bạn để các bạn …….

Người viết báo cáo

…….

Đố vui

Hè về áo đỏ như son

Hè đi thay lá xanh non mượt mà

Bao nhiêu tay tỏa rộng ra

Như vậy như đón bạn ta đến trường.

Là cây gì?

*Cùng bạn giải câu đố trên.

* Cùng bạn, người thân đặt một câu đố theo cách miêu tả như câu đố trên.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Gạch dưới những từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng :

a. non nước, giang sơn, non sông, quê hương, Tổ quốc, đất nước, làng xóm.

b. bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ.

c.  xây dựng, dựng đứng, kiến thiết, dựng xây.

d. tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.

Câu 2. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau :

a. Chiếc áo xanh mơ màng của chị Cỏ như tươi hơn, đẹp hơn khi có giọt sương mai đính lên.

b. Tôi cùng với bạn Dung, bạn Cúc và bạn Hạnh làm một hộp hoa giấy để tham dự hội thi khéo tay.

c. Cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải chăm học, chăm làm và giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

Câu 3. Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn

        Với người Hà Nội, Hồ Gươm là một mảnh tâm hồn của mình. Những ngày thu, nước Hồ Gươm đầy ắp. Những ngày hè gió lộng, tưởng như gió lặn trong lòng hồ, chiều đến gió mới cất cánh bay đi.

Câu 4. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện bản báo cáo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Việt Trì, ngày 5 tháng 1 năm 2019

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH ĐI HỌC CHUYÊN CẦN

Kính gửi : Thầy [cô] giáo chủ nhiệm lớp 3E

Tên em là : Hoàng Nhật Minh                Học sinh lớp: 3E

Tổ trưởng tổ : 2

Xin báo cáo về tình hình đi học chuyên cần trong tuần qua của tổ em như sau :      

     – Số bạn vắng mặt : 2

Lí do : Bạn Nam và Nhật Anh bị sốt.

     – Số bạn đi học muộn : 4

Lí do : Bạn Hùng và Mai Lan ngủ dậy muộn, bạn Sơn, bạn Dũng bị hỏng xe.

Em hứa sẽ nhắc nhở các bạn để các bạn có ý thức đi học chuyên cần và tới lớp đúng giờ hơn.

Người viết báo cáo

Hoàng Nhật Minh

Đố vui

– Đáp án : Là cây phượng

– Gợi ý những câu đố tương tự :

* Cây gì lá tựa tai voi

Hè cho ô mát em chơi sân trường

Đông về trơ trụi cành xương

Lá thành mảnh nắng nhẹ vương gió chiều?

[Là cây bàng]

* Cây thơm mọc ở cạnh nhà

Bắc giàn lấy lá cho bà quệt vôi

Bảo không mà có đấy thôi

Đem nghiền nát với cau tươi đỏ lừ

[Là cây trầu không]

* Cùng tên cùng gọi là cây

Cây vui sông nước, cây say lửa nồng

Cây yếu ớt nở đầy bông

Cây cứng ngắc, khắp tây, đông hãi hùng.

[Là cây hoa súng và khẩu súng]

Lời giải chi tiết

Tiết 1

Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cục nước đá

            Mưa đá. Một cục nước đá trắng tinh, to lông lốc như một quả trứng gà rơi bộp xuống đất. Dòng nước dang rộng tay nói:

            – Chào bạn! Mời bạn nhập vào với chúng tôi!

            Cục nước đá nhìn dòng nước, lạnh lùng đáp:

            – Các anh đục ngầu, bẩn thỉu như thế, tôi hòa nhập với các anh sao được? Trời cao kia mới là bạn của tôi!

            Dòng nước cười xòa rồi ào ào chảy ra sông, ra biển. Cục nước đá nằm trơ lại một mình, lát sau thì tan ra, ướt nhoẹt ở một góc sân.

[Theo Dương Văn Thoa]

a] Nhìn thấy cục nước đá, dòng nước làm gì?

b] Cục nước đá đáp lại dòng nước như thế nào?

c] Số phận của cục nước đá sau đó ra sao?

d] Dòng nào dưới đây nói đúng ý nghĩa câu chuyện? Khoanh vào chữ cái trước ý em chọn.

A. Ai kiêu ngạo sẽ cô độc và sẽ tự làm hại mình.

B. Cục nước đá kiêu ngạo, hợm hĩnh.

C. Dòng nước tốt bụng, cởi mở.

Trả lời:

a. Nhìn thấy cục nước đá, dòng nước dang rộng tay và mời hòa nhập vào với họ.

b. Cục đá lạnh lùng đáp lại dòng nước : “Các anh đục ngầu, bẩn thỉu như thế, tôi hòa nhập với các anh sao được ? Trời cao kia mới là bạn của tôi !”

c. Số phận của cục nước đá sau đó là : nằm trơ lại một mình, lất sau thì tan ra, ướt nhoẹt  một góc sân.

d. Ý nghĩa câu chuyện là : Ai kiêu ngạo sẽ cô độc và tự làm hại mình.

Câu 2. Điền vào chỗ chấm s hoặc x để hoàn chỉnh đoạn thơ:

Một nhà …….àn đơn …….ơ vách nứa

Bốn bên …….uối chảy cá bơi vui

Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa

Ánh đèn khuya còn …….áng trên đồi.

[Theo Tố Hữu

Trả lời:

Một nhà sàn đơn sơ vách nứa
Bốn bên suối chảy cá bơi vui Đêm đêm cháy hồng lên bếp lửa 

Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi.

[Theo Tố Hữu]

Câu 3. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ sự vật trong câu văn: Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

a] không khí, xe, núi, ngắm, cảnh, hoa quả, rừng.

b] hôm, xe, núi, thưởng thức, hoa, quả, rừng.

c] hôm, không khí, xe, núi, hoa quả, rừng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: c] hôm, không khí, xe, núi, hoa quả, rừng.

Câu 4. Chọn từ  thích hợp điền vào chỗ trống:

trẻ em, thiếu nhi, lễ phép, ngây thơ.

a] Câu lạc bộ ……. quận Cầu Giấy.

b]Chăm sóc bà mẹ và …….

c] Đôi mắt ……. của bé mở to tròn và đen láy.

d] Nam cúi đầu chào một cách …….

Trả lời:

a. Câu lạc bộ thiếu nhi quận Cầu Giấy.

b. Chăm sóc bà mẹ và trẻ em.

c. Đôi mắt ngây thơ của bé mở to tròn và đen láy.

d. Nam cúi đầu chào một cách lễ phép.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Dưới đây là các bài giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 2. Bạn vào tên bài để theo dõi chi tiết.

Quảng cáo

  • Tuần 19 Tiết 1 trang 5, 6
  • Tuần 19 Tiết 2 trang 6, 8
  • Tuần 20 Tiết 1 trang 8, 10
  • Tuần 20 Tiết 2 trang 10, 11
  • Tuần 21 Tiết 1 trang 12, 13
  • Tuần 21 Tiết 2 trang 13, 15
  • Tuần 22 Tiết 1 trang 16, 17
  • Tuần 22 Tiết 2 trang 17, 19
  • Tuần 23 Tiết 1 trang 19, 20
  • Tuần 23 Tiết 2 trang 20, 22
  • Tuần 24 Tiết 1 trang 23, 24
  • Tuần 24 Tiết 2 trang 25, 26
  • Tuần 25 Tiết 1 trang 26, 28
  • Tuần 25 Tiết 2 trang 28, 30
  • Tuần 26 Tiết 1 trang 30, 31
  • Tuần 26 Tiết 2 trang 31, 33
  • Tuần 27 Tiết 1 trang 34, 36
  • Tuần 27 Tiết 2 trang 37, 38
  • Tuần 28 Tiết 1 trang 39, 40
  • Tuần 28 Tiết 2 trang 41, 42
  • Tuần 29 Tiết 1 trang 42, 43
  • Tuần 29 Tiết 2 trang 44, 45
  • Tuần 30 Tiết 1 trang 45, 47
  • Tuần 30 Tiết 2 trang 47, 48
  • Tuần 31 Tiết 1 trang 49, 50
  • Tuần 31 Tiết 2 trang 50, 51
  • Tuần 32 Tiết 1 trang 52, 53
  • Tuần 32 Tiết 2 trang 54, 55
  • Tuần 33 Tiết 1 trang 55, 56
  • Tuần 33 Tiết 2 trang 57, 58
  • Tuần 34 Tiết 1 trang 59, 60
  • Tuần 34 Tiết 2 trang 60, 62
  • Tuần 35 Tiết 1 trang 62, 64
  • Tuần 35 Tiết 2 trang 65, 66

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Cùng em học Tiếng Việt 3 Tập 1 & Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1, Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề