Giải nghĩa mũi trong mũi tiêm có nghĩa là gì năm 2024

Trong những ngày gần đây số người mắc Covid-19 phải nhập viện và số ca nặng tại TP Hồ Chí Minh vẫn ở mức cao. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hiện nay không ít người tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác tới các cơ sở tiêm chủng để tiêm mũi vaccine phòng ngừa viêm phổi. Mọi người cho rằng việc tiêm mũi vaccine này sẽ giúp phòng ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 tấn công vào phổi nếu như không may mắn bị nhiễm virus.

ThS, BS Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho hay, có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi cộng đồng. Tác nhân vi khuẩn phổ biến là: Streptococcus pneumoniae (còn được gọi là phế cầu khuẩn), Haemophilus influenzae, Legionella, Staphylococcus aureus hoặc tác nhân virus thường gặp là virus hợp bào đường hô hấp (RSV), Adenovirus, virus Epstein-Barr, virus cúm và hiện nay có virus SARS-CoV-2; Nấm hoặc hóa chất cũng nguyên nhân gây viêm phổi.

Các trường hợp mắc phải các tác nhân viêm phổi trên sẽ có tiên lượng tốt với những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc khỏe mạnh, nhưng nhiều trường hợp viêm phổi có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong ở bệnh nhân lớn tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu.

Theo bác sĩ Hiền Minh, để tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi ở người lớn (trên 18 tuổi) cần phải tiêm 3 nhóm chính: vaccine phòng các bệnh do phế cầu: Prevenar 13; vaccine cúm: Vaxigrip, Influvac, GC Flu, Ivacflu-S; vaccine Covid-19.

Tuy nhiên cần phải hiểu đúng: vaccine phòng viêm phổi là vaccine chống lại những tác nhân gây viêm phổi.

Các bệnh do phế cầu khuẩn là tên gọi để chỉ một nhóm các bệnh lý gây ra do vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae, thường được gọi là phế cầu.

Phế cầu là một tác nhân rất nguy hiểm gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi có nguy cơ cao hơn. Ước tính tỷ lệ tử vong vì bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn chiếm khoảng từ 10-20%, trên 50% ở trẻ nhỏ hoặc người già.

Một khi cơ thể bị phế cầu xâm nhập sẽ gây ra những bệnh nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Nguy cơ dễ nhiễm phế cầu khuẩn bao gồm tình trạng vệ sinh kém, hệ miễn dịch yếu, nhập viện thường xuyên, sử dụng máy thở, mắc bệnh phổi tiến triển như COPD, hen suyễn, bệnh tim mạch mạn tính, người hút thuốc lá,…

Việc phòng ngừa vi khuẩn phế cầu là rất quan trọng. Biện pháp thụ động như vệ sinh vùng tai mũi họng, rửa tay, tăng sức đề kháng cơ thể chỉ là một phần. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu vẫn là chủ động tiêm ngừa vaccine phòng các bệnh do phế cầu khuẩn.

Bác sĩ Hiền minh cho biết: "Vaccine phế cầu nên tiêm được cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn".

Số lượng mũi vaccine phế cầu ở trẻ em cần tiêm có thể là 2-3 hoặc 4 mũi tùy theo độ tuổi. Với người lớn thì hiện nay với vaccine Prevenar 13 đang có trên thị trường Việt Nam thì chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất.

Theo đó, các trường hợp nên tiêm là: Tất cả những người từ 65 tuổi trở lên; Những người trẻ hơn 65 tuổi có một trong những nhóm nguy cơ cao mắc bệnh phế cầu nghiêm trọng: Bệnh phổi mãn tính (bao gồm hen suyễn, COPD), bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan mãn tính, nghiện rượu, hút thuốc lá, bệnh hồng cầu hình liềm, người cắt lách, bất kỳ tình trạng tổn thương hệ thống miễn dịch, bệnh thận mãn tính, có cấy dụng cụ trợ thính, dò dịch não tủy.

Đối với vaccine cúm, tiêm được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: Trẻ từ 6 tháng – dưới 9 tuổi: tiêm 2 mũi vaccine cách nhau 1 tháng. Sau đó mỗi năm tiêm 1 lần; Trẻ từ 9 tuổi và người lớn: Mỗi năm tiêm vaccine cúm 1 lần.

Ưu tiên tiêm cho: Nhân viên y tế; Trẻ em; Phụ nữ mang thai; Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…); Người trên 65 tuổi.

Bác sĩ Hiền Minh khẳng định: "Tiêm chủng là một trong những can thiệp sức khỏe cộng đồng hiệu quả nhất về chi phí.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh vaccine là vũ khí để chấm dứt đại dịch. Nhờ có vaccine mà những đại dịch lớn đã biến mất hoặc được khống chế trên thế giới như bệnh đậu mùa, đại dịch cúm...

Thời tiết giao mùa, số người mắc các bệnh đường hô hấp tăng cao, trong đó bệnh cúm và các bệnh do phế cầu chiếm tỷ lệ đáng kể.

Trên thế giới hằng năm có khoảng 1,6 triệu người chết do phế cầu, và khoảng nửa triệu người chết do cúm mùa. Phế cầu khuẩn là nguyên nhân chính của viêm phổi lây nhiễm cộng đồng, viêm màng não, nhiễm trùng huyết ở cả trẻ em và người lớn. Tỷ lệ nhập viện và tử vong do phế cầu càng tăng cao ở những người bị mắc bệnh cúm.

Ngoài ra, gần đây các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ đồng nhiễm virus cúm và SARS-CoV-2 làm tăng nguy cơ nhập viện và biến chứng nặng Covid-19 ở người chưa được tiêm vaccine cúm. Hiện nay đã có vaccine phòng cúm mùa và vaccine phòng các bệnh do phế cầu, do vậy người dân nên chủ động đi tiêm vaccine để bảo vệ bản thân và gia đình.

Trong chương trình tiêm chủng vắc xin phòng, chống các bệnh lây nhiễm có nhiều loại vắc xin cần tiêm nhắc lại 2 đến 3 lần với thời gian khác nhau của mỗi loại vắc xin để cơ thể trẻ sinh kháng thể lần sau cao hơn lần trước giúp trẻ phòng, tránh dịch bệnh một cách an toàn, bền vững. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều các bậc phụ huynh thường quên đem con đi tiêm nhắc lại các mũi vắc xin theo quy định của Bộ Y tế.

BSCKI, Trần Bá Hướng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Nguyên tắc tiêm vắc xin cho trẻ là chúng ta tạo ra hệ miễn dịch cho cơ thể. Như vậy, quá trình tiêm nhắc lại là quá trình kích thích cơ thể tăng tính miễn dịch để đảm bảo tạo kháng thể giúp trẻ phòng, chống được bệnh mà trẻ được tiêm vắc xin loại bệnh đó. Hiện nay, hầu hết các loại vắc xin đều cần thiết tiêm nhắc lại để đảm bảo tính miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể đã được tiêm chủng phòng, chống bệnh một cách an toàn và bền vững. Mỗi loại vắc xin đều có cách tiêm nhắc lại khác nhau, ví dụ như: Viêm não Nhật Bản, đầu tiên phải tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 11 và 12 tháng tuổi, trẻ được tiêm mũi 1 và mũi 2 cách nhau 2 tuần. Sau 12 tháng, trẻ sẽ được tiêm 1 mũi. Như vậy, phụ huynh đã hoàn thành việc tiêm chủng cơ bản cho trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo tạo ra hệ miễn dịch bền vững cho trẻ, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh, cứ 3 - 5 năm chúng ta tiến hành tiêm nhắc vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản cho trẻ một lần nữa, cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi”.

Thực tế, có nhiều mũi vắc xin sau một thời gian khá dài mới tới lịch tiêm nhắc lại nên nhiều phụ huynh thường quên, làm trễ mũi tiêm nhắc lại cho trẻ. Chị Lò Thị Hồng, xã San Thàng, thành phố Lai Châu chia sẻ: “Những mũi vắc xin tiêm ngay cho trẻ sau 1, 2 tháng thì tôi còn nhớ để đưa con đi tiêm chứ những mũi có thời gian dài sau vài năm thì tôi thường quên mất lịch tiêm. Do đó, khi nhớ ra phải đưa bé đi tiêm nhắc lại vắc xin thì trễ mất lịch. Điều này khiến tôi băn khoăn, lo lắng không biết bé có ảnh hưởng gì không?”.

Theo bác sỹ Hướng: Vì tiêm vắc xin là quá trình kích thích cơ thể tạo ra kháng thể miễn dịch, cho nên thời gian tiêm từ mũi đầu đến mũi thứ 2 yêu cầu một khoảng thời gian tối thiểu là rất quan trọng. Nếu chúng ta tiêm sớm quá thì cơ thể trẻ chưa kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch nên khi tiêm lại thì giá trị không cao. Tuy nhiên, nếu tiêm chậm thì chỉ ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ của trẻ. Do đó, gần như các vắc xin tiêm nhắc lại nếu tiêm chậm thì không có vấn đề gì lớn, vẫn nên cho trẻ đi tiêm bình thường nếu trễ lịch tiêm. Đối với một số loại vắc xin, nếu chúng ta tiêm quá chậm thì kháng thể miễn dịch giảm đi gần bằng không, vì thế buộc phải tiêm lại từ đầu mũi vắc xin đó, do vậy các bậc phụ huynh hãy lưu ý lịch tiêm của trẻ.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tỷ lệ tiêm chủng ban đầu hiện nay của tỉnh đạt 95%, nhưng tỷ lệ tiêm nhắc lại các mũi vắc xin, nhất là vắc xin tiêm Viêm não Nhật Bản tỷ lệ mũi tiêm 3 rất thấp; vắc xin phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván mũi tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi chỉ đạt 85%. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính bền vững phòng bệnh của trẻ. Việc đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phù hợp theo lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ có sức đề kháng tốt hơn để ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh. Để việc phòng bệnh đạt được hiệu quả tối ưu, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc lại các mũi vắc xin có chỉ định tiêm nhắc lại đúng lịch theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ em.

Lịch tiêm nhắc các loại vắc xin được Bộ Y tế khuyến cáo áp dụng như sau:

- Vắc xin DTC - ngừa bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván: Trẻ được tiêm nhắc lúc 18 tháng tuổi. Không nên tiêm nhắc lại trước lịch quy định. Nếu trễ lịch tiêm nhắc có thể tiêm muộn hơn nhưng không nên để quá 3 tuổi.

- Vắc xin bại liệt uống: Có thể cho trẻ dưới 5 tuổi uống 2 liều bổ sung cách nhau 1 tháng để nâng cao khả năng bảo vệ của cơ thể.

- Vắc xin Viêm não Nhật Bản” cần nhắc mũi 3 một năm sau mũi 2. Sau đó 3 - 5 năm nên tiêm nhắc cho tới khi trẻ đủ 15 tuổi.

- Vắc xin phòng ngừa nhiễm khuẩn do Hib: Nên tiêm nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng tuổi.

- Vắc xin Sởi: Cần tiêm nhắc cho trẻ lúc 18 tháng tuổi bằng vắc xin sởi đơn giá hoặc vắc xin phối hợp 3 trong 1 ngừa bệnh Sởi - Quai bị - Rubella (vắc xin MMR).

- Vắc xin cúm: Được tiêm nhắc hằng năm trước mùa dịch. Đặc biệt là cho các đối tượng nguy cơ như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn…

- Vắc xin tả uống: Nên dung hằng năm tại các vùng thường xuyên xảy ra dịch cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao.

- Vắc xin thương hàn: Tiêm nhắc lại sau 2 - 3 năm tại những vùng lưu hành nặng hoặc có dịch, đặc biệt cho đối tượng trẻ em và người cao tuổi.

- Vắc xin phế cầu: Tiêm nhắc lại vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất; vắc xin não mô cầu: tiêm nhắc lại vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất./.

Tiêm phòng sởi mũi 2 cách mũi 1 bao lâu?

– Mũi 1: mũi đầu tiên khi trẻ đến tiêm (9 – <12 tháng tuổi). – Mũi 2: MMR 1: ít nhất 3 tháng sau mũi sởi đơn MVVAC. – Mũi 3: MMR 2: ít nhất 3 năm sau mũi MMR 1.

Tiêm mũi 6 trọng 1 nhắc lại bao nhiêu lần?

Lịch tiêm vắc- xin 6 trong 1 3 mũi tiêm chính được thực hiện khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại 6 in 1 ở mũi thứ 4 được tiêm khi trẻ 16-18 tháng tuổi. Khoảng cách giữa các mũi được bác sĩ khuyến cáo là cách nhau ít nhất 1 tháng để đảm bảo hiệu quả của vắc-xin và an toàn cho bé.

Bé 4 tuổi tiêm nhắc lại mũi gì?

Trẻ 4-6 tuổi cần được tiêm nhắc vắc-xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt. Nhiều phụ huynh không biết rằng kháng thể với bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt trẻ có được từ các mũi tiêm trước 2 tuổi sẽ giảm dần theo thời gian, và trẻ cần một liều nhắc lúc 4-6 tuổi.

Trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì?

Tất cả các trẻ từ 7 đến 18 tuổi nên tiêm chủng ngừa cúm hàng năm. Tất cả trẻ từ 11 đến 12 tuổi nên tiêm Tdap. Tất cả trẻ từ 11 đến 12 tuổi nên tiêm 2 mũi vắc-xin HPV. Tất cả trẻ từ 11 đến 12 tuổi nên tiêm một mũi vắc-xin kết hợp ngừa viêm màng não cầu khuẩn (MenACWY) và tiêm nhắc lại khi trẻ 16 tuổi.