Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi

Vấn để bảo quản rau quả sau thu hoạch ở nước ta ngày càng trở nên bức xúc. Đây được xem là khâu tất yếu góp phần lớn vào việc giải quyết đầu ra của sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất. Để đa dạng hóa các giải pháp ứng dụng, tạo đìeu kiện thuận lợi cho người sản xuất - kinh doanh, một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý - Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã tiến hành nghiên cứu, đưa ra một giải pháp bảo quản rau quả đã được thực hiện thành công ở nhiễu nước trên thế giới bằng điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất ở nước ta. Đó là giải pháp bảo quản rau quả tươi sau thu hoạch bằng các tác nhân phối hợp hay còn gọi là môi trường khí biến tạo, bao gồm các tác nhân hóa học như: ozon (O3), carbon dioxid (CO2) và tác nhân vật lý: nhiệt độ (độ lạnh), làm ẩm môi trường bảo quản và các ion khí mang điện tích âm (ion âm).

     Theo nhóm nghiên cứu thì các loại rau quả tươi sau thu hoạch đều còn là những thực thể sống, còn đang trong quá trình biến dưỡng theo quy luật của chủng loại trong chu trình chuyển hóa cả về chất và lượng. Kéo dài thời gian bảo quản của rau quả sau thu hoạch, chính là kéo dài thời gian sản phẩm tồn tại ở dạng tiềm sinh trong một môi trường sinh thái, sinh quyển, ức chế sinh lý và loại trừ các tác nhân vi sinh xâm nhiễm hủy hoại. Môi trường khí biến tạo với các tác động cụ thể như sau:

     - Ozon (O3): là loại khí với một lớp dày có màu xanh lợt, mùi đặc trưng, tác nhân oxy hóa mạnh, dễ bị phân hóa... Đây chính là tác nhân thanh trùng, diệt khuẩn triệt để và nhanh chóng, sau khi phản ứng không để lại những tác nhân độc hại. Quan trọng hơn nữa, O3 còn là tác nhân rất nhạy phân hủy ethylen (CH2 = CH2) phát sinh trong quá trình sinh dưỡng tự nhiên của rau quả, tránh được hiện tượng tác động ngược trở lại (chống quá trình chín nhanh - mau hư của rau quả).

     - Carbon dioxid (CO2): Quá trình sinh dưỡng của rau quả sau thu hoạch chủ yếu là phụ thuộc vào cường độ hô hấp, đó là tỷ lệ oxygen (O2) và carbon dioxid (CO2) có trong khí quyển. Chúng góp phần thúc đẩy hoặc ức chế quá trình chuyển hóa của sản phẩm. Trong môi trường bảo quản, nếu cho lượng CO2 ở mức hợp lý sẽ ức chế cường độ hô hấp khiến rau quả ở dạng tiềm sinh, kéo dài thời kỳ biến dưỡng. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ CO2 quá nhiều mà O2 quá ít có thể gây "ngạt" trên sinh thể và kết cục sản phẩm mau hư thối.

     - Hàm ẩm môi trường: ở mỗi chủng loại sản phẩm, mỗi nhiệt độ môi trường có một mức độ ẩm phù hợp cho bảo quản. Nếu hàm ẩm quá cao (quá ẩm ước) dễ làm mềm cấu trúc mô, khó bảo quản được lâu. Ngược lại, hàm ẩm thấp khiến sản phẩm bị mất nước nội môi, gây héo úa. Vấn đề là tạo một môi trường phù hợp với từng vùng, từng loại sản phẩm.

     - Nhiệt độ môi trường: Nhìn chung thì nhiệt độ thấp dễ bảo quản, nhưng cũng còn tùy loại rau quả. Ví dụ: bảo quản chuối thì nhiệt độ tối ưu là 12oC, xoài từ 7-10oC, cam quýt từ 1-7oC... cao hơn, trái sẽ mau chín và thấp hơn thì dễ thâm vỏ, héo chết.

     - Ion âm: Sử dụng ion âm bảo quản rau quả được xem như bổ sung thêm chất thiên nhiên vào môi sinh. Những nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực cho thấy, ion âm tác động và tế bào sống làm tăng thêm sinh dưỡng dẻo dai, còn gọi là sinh khí.

     Các thiết bị khoa học cần thiết để tạo môi trường khí biến tạo gồm: thiết bị tạo ozon, ion âm, khí carbon dioxid, thiết bị theo dõi, đo kiểm tra và khống chế nhiệt độ, hàm ẩm... các thứ này ở Việt Nam có thể trang bị được. Kỹ sư Nguyễn Đăng Lương, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "ở các nước tiên tiến, biện pháp này đạt hiệu quả rất cao, sản phẩm có thời gian tươi dài và tạo thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh hơn hẳn một số giải pháp khác. Đề tài bước đầu ứng dụng ở nước ta trên một số loại trái cây cũng đã cho kết quả khả quan. Cốt lõi là phải tạo một môi trường khí biến tạo phù hợp với liều lượng, thông số kỹ thuật thích hợp cho từng vùng, từng loại sản phẩm cụ thể... Nếu được sự hỗ trợ của các ngành chức năng như: Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện Công nghệ sau thu hoạch thì tương lai đề tài này sẽ rất thiết thực.

(Nguồn: Khoa học Phổ thông, 2002, Số 604, tr.46-48)


Page 2

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 3

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 4

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 5

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 6

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 7

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 8

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 9

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 10

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 11

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 12

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 13

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 14

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 15

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 16

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 17

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 18

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 19

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 20

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 21

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 22

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 23

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 24

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi


Page 25

Giải thích phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi