Giải thích tại sao không nên nói dối

Là các bậc phụ huynh, hẳn đã có những lần bạn vô cùng giận dữ khi biết con đang nói dối bố mẹ. Chúng ta luôn dạy con rằng nói dối là xấu và con không bao giờ được nói dối với người lớn. Vậy bạn có biết nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ lại nói dối với mình không? Và, quan trọng hơn, bạn đã biết cách để ứng xử để tránh để lại những tổn thương không đáng có và chấm dứt việc nói dối của con hay chưa? Hãy cùng Prudential đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!

Có một sự thật phũ phàng mà người lớn nên chấp nhận: đó là đa phần nguyên nhân trẻ em nói dối đều xuất phát từ người lớn.

Nguyên nhân lớn nhất trong hành vi nói dối của trẻ chính là sợ bố mẹ thất vọng, hoặc tệ hơn là phạt mình. Do bố mẹ quá kì vọng vào thành tích của trẻ về điểm số, về vị trí trong lớp, ... nên khi không đạt được, trẻ có phản ứng nói dối để bào chữa cho kết quả của mình. Chính bố mẹ đã tạo cho con áp lực tâm lý dẫn đến hành vi nói dối không mong muốn.

Ngoài ra, con trẻ học việc nói dối từ chính người lớn đấy bạn biết không? Những lời nói dối vô hại của bố mẹ và người thân như: Chích nhẹ lắm, không đau con ơi!; Thuốc ngọt lắm!; Con làm tốt, bố mẹ sẽ thưởng [nhưng lại không thưởng]!; ... đã tạo nên tiềm thức về việc nói dối cho trẻ. Bạn nói dối và nói với chính con mình là điều rất không nên. Bé sẽ nghĩ rằng việc nói dối là bình thường, bố mẹ nói dối vẫn không sao, mình cũng thế! Trẻ em ở độ tuổi bắt chước nên mọi hành vi từ người lớn cần được chú ý. Đừng nghĩ sách vở, máy móc, công nghệ làm trẻ hư hỏng, chính hành vi thiếu kiểm soát của người lớn mới tạo tiền lệ xấu cho trẻ. 

Bên cạnh đó, trẻ em thường có tâm lý muốn được quan tâm nhiều hơn. Thế nên, trẻ chọn cách nói dối để thu hút sự chú ý của mọi người. Những câu nói mang tính chất mè nheo như “Hôm nay con đau bụng lắm!”; “Đầu con như búa đánh vào ấy mẹ ơi!”,… thường được các bé sử dụng để tránh phải làm điều bé không thích hoặc để được cả nhà quan tâm nhiều hơn.

Và có khi, việc nói dối đơn giản là sản phẩm của trí tưởng tượng mà thôi. Nguyên nhân của việc này là do các nơ-ron thần kinh phát triển mạnh mẽ ở độ tuổi 3-6 tuổi, cộng với việc trẻ thường xuyên tiếp xúc với nhiều câu chuyện hư cấu và viễn tưởng qua phim ảnh, sách báo,... dẫn đến việc tưởng tượng mình là nhân vật hay nghĩ ra những câu chuyện tưởng tượng của riêng mình. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự phát triển trong tư duy và suy nghĩ của trẻ. Điều này có cả mặt lợi và mặt hại của nó. Việc trẻ bịa chuyện mình là hoàng tử, nhà ở Sao Hỏa, bố mẹ là thần tiên… có thể thúc đẩy khả năng sáng tạo của bé sau này. Thế nhưng, phụ huynh cần quan tâm, định hướng trẻ để có thể tự nhận thức chuẩn xác hơn ranh giới của sự thật và các câu chuyện hư cấu. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc trẻ em thường xuyên nghĩ ra các câu chuyện tưởng tượng sẽ gây ra hoang tưởng, nhưng việc liên tục tưởng tượng kéo dài kèm với không phân biệt đâu là thật-ảo sẽ dễ dẫn đến thói quen nói dối có ý thức nơi trẻ về sau.

Khi trẻ nói dối, bạn sẽ làm gì?

Trước khi yêu cầu trẻ trung thực, bạn nên làm gương về điều đó! Tuyệt đối không nói dối khi ở trước mặt con trẻ dù là những lời nói vô thưởng vô phạt.

Quan trọng hơn, bạn nên có hình phạt cho việc nói dối của trẻ vì đó là một lỗi sai và cần có hình thức phù hợp để con ghi nhớ để không lặp lại. Vài hình phạt nhẹ nhàng như: yêu cầu trẻ khoanh tay đứng yên trong góc nhà 15 phút, yêu cầu trẻ chép phạt về lời hứa không được nói dối khoảng 1, 2 trang giấy. Cần xác định rõ hình phạt giúp trẻ nhớ và không tái phạt, không phải hù dọa để trẻ sợ. Bạn cũng đừng quên, hình phạt phải đi kèm với sự giải thích rõ ràng để trẻ thật sự hiểu rõ vấn đề.

Tiếp theo, hãy giả vờ “quên” việc nói dối của trẻ, bố mẹ hay nhắc đến các lỗi sai của trẻ ở những lúc không thích hợp. Với hành vi nói dối, hãy tạm “quên” đi và tuyệt đối không nhắc lại dù bất kì dịp nào. Đừng làm trẻ cảm thấy hành vi của mình là đáng xấu hổ. Trẻ sẽ có cảm giác mình bị chỉ trích. Bạn chỉ nên nhắc đến lỗi lầm của trẻ nếu như trẻ nói dối lần 2. Bạn nên khuyến khích hành vi trung thực của bé bằng cách kể bé nghe nhiều câu chuyện nhỏ về lòng trung thực. Ví dụ như: câu chuyện cậu bé chăn cừu, 3 lần nói dối và bị chó sói ăn thịt hết cừu hay nói dối sẽ không ai chơi với con. Đồng thời, hãy để bé cảm thấy mình được tôn trọng bằng việc thỏa thuận với con hình phạt lần sau nếu như con nói dối. Hãy tập cho bé thói quen chịu trách nhiệm với hành động của mình.

Cuối cùng, đừng tạo quá nhiều áp lực cho con trẻ. Cha mẹ có quá nhiều kì vọng lên con trẻ vô hình chung gây ra áp lực đối với cuộc sống của trẻ. Trẻ muốn bố mẹ vui lòng sẽ có thói quen nói dối. Hãy thật sự thoải mái và để con làm những điều mình muốn. Hãy trò chuyện cùng con dưới vai trò định hướng hơn là ép buộc con phải theo những mong muốn của mình.

Bất kì đứa trẻ nào đều sẽ nói dối ít nhất một lần trong quá trình lớn lên của mình, bố mẹ nên chuẩn bị đầy đủ kĩ năng để cùng con đối mặt với điều đó và giúp con vượt qua thói quen xấu này. Nếu con nói dối quá nhiều lần, việc gặp gỡ bác sĩ tâm lý để hiểu hơn về trẻ là chuyện rất nên làm.

Rất nhiều người trong chúng đang nói dối với tần suất thường xuyên, ở khắp mọi nơi, trong mọi cuộc hội thoại bởi hiệu quả tạm thời mà hành động này mang lại.

Chúng ta thường nói dối để giữ thể diện, để tránh làm tổn thương cảm xúc của người khác, để gây ấn tượng với đối phương, trốn tránh trách nhiệm, che dấu hành vi sai trái, ngăn chặn xung đột và còn nhiều lý do khác nữa. Và chúng ta nói dối rất nhiều.

Sự lừa dối khiến doanh nghiệp và chính phủ nhiều quốc gia phải trả giá bằng hàng tỷ USD. Nó cũng khiến các mối quan hệ bị hủy hoại, phá vỡ đi những gì chúng ta quan tâm và thậm chí là cướp đi sinh mạng của nhiều người. Càng nhiều chất trắng trong não hoặc càng thông minh thì khả năng nói dối của một người lại càng lớn.

Chúng ta thường nói dối để giữ thể diện, để tránh làm tổn thương cảm xúc của người khác.

Bella DePaulo - một nhà tâm lý học tại Đại học Virginia đã xác nhận rằng cả nam giới và nữ dối đều nói dối khoảng 20% trong tổng số các cuộc trao đổi kéo dài từ 10 phút trở lên. Phụ nữ thường có những lời dối trá vị tha hơn để tránh làm tổn thương cảm xúc của người khác trong khi đàn ông nói dối về bản thân nhiều hơn. DePaulo cho rằng, đàn ông nói dối thường xuyên hơn phụ nữ và thường là để gây ấn tượng. Trong một cuộc nói chuyện điển hình giữa 2 chàng trai thì nó chứa đựng số lần nói dối về bản thân họ nhiều hơn gấp 8 lần so với lời nói dối về người khác. Bộ não hoạt động như thế nào khi chúng ta nói dối?

Trong não bộ của con người, có 3 phần quan trọng được kích thích khi chúng ta nói dối. Đầu tiên là thùy trán. Đây là nằm ở phía trước của não, là thùy lớn nhất trong bốn thùy chính của vỏ đại não. Bộ phận này có khả năng che giấu sự thật nhờ vào việc nó chứa hầu hết những nơ ron nhạy cảm với dopamine trong vỏ đại não. Dopamine lại có mối liên hệ với những nhiệm vụ về trí nhớ ngắn hạn, lên kế hoạch và động cơ của con người. Thứ hai là hệ thống limbic. Đây là một tập hợp các cấu trúc não nằm trên đỉnh thân não và dưới vỏ não, có liên quan đến nhiều cảm xúc cũng như động lực của con người. Chính vì liên quan đến cảm xúc nên hệ thống limbic sẽ khiến lo lắng tăng lên khi chúng ta nói dối bởi bản thân có cảm giác tội lỗi. Nó khiến con người căng thẳng khi nói dối và đôi khi khiến chúng ta cảm thấy như có mối nguy hiểm sắp ập tới. Bộ phận thứ 3 của não được kích thích khi chúng ta nói dối là thùy thái dương. Đây là cơ quan nằm ở bên dưới rãnh bên ở cả hai bán cầu đại não tham gia vào việc xử lý tín hiệu từ các giác quan thành các thông tin có ý nghĩa. Cơ quan này bị kích thích khi chúng ta nói dối bởi nó chịu trách nhiệm lưu trữ ký ức và hình thành ký ức mới. Ngoài ra, khi chúng ta nói dối thì võ não trước cũng được kích thích để giúp giám sát các lỗi trong quá trình thực hiện hành vi này. Không chỉ vậy, vỏ não trước cũng hoạt động vì nó có nhiệm vụ kiểm soát hành vi của chúng ta. Tóm lại, bộ não của con người sẽ thực sự bận rộn khi chúng ta nói dối. Như vậy, có thể thấy khi chúng ta nói dối, bộ não sẽ thật sự bận rộn và rất mệt mỏi. Để mang lại cảm giác yên bình hơn cho bản thân, bạn nên nói ra sự thật vì khi đó hệ thống limbic sẽ không còn bị căng thẳng.

Việc nói dối tại nơi làm việc


Nam giới bị phát hiện đang nói dối nhiều hơn nữ giới.

Chúng ta có thể bắt gặp việc nói dối của con người phổ biến nhất là tại nơi làm việc. Theo một nghiên cứu mới thực hiện năm 2020 của Zety thì trong số hơn 1.000 người Mỹ được khảo sát, 96% thú nhận từng nói dối để không phải làm việc ở công sở. Dưới đây là kết quả sơ lược của cuộc khảo sát: - Những lời nói dối phổ biến nhất tại công sở gồm cảm thấy ốm yếu [84%], gia đình có người cấp cứu [65%], có lịch hẹn gặp bác sĩ [60%], gia đình có người chết [31%]. - Trung bình, một người đã sử dụng 7 lý do khác nhau để không phải làm việc vào những dịp khác nhau. - Chỉ 27% số người đã từng nói dối để nghỉ làm cảm thấy hối hận. - 41% số người từng nói dối để nghỉ làm cho biết mình sẽ tiếp tục nói dối.

- 91% những người nói dối để rời khỏi văn phòng không bao giờ bị phát hiện hành vi của mình.

Cũng theo nghiên cứu của Zety, nam giới bị phát hiện đang nói dối nhiều hơn nữ giới. Đối với những người bị phát hiện hành vi của mình, 70% cho biết cảm thấy hối hận. Với những người không cảm thấy hối hận khi nói dối thì 59% trong số này khi được hỏi cho biết họ sẽ không tái phạm. Trong vai trò là người lãnh đạo, nếu muốn giảm mức độ nói dối ở nơi làm việc, trước tiên cần phải xem cảm giác của nhân viên hiện tại đang như thế nào. Bạn cần tìm hiểu xem việc nói thật ở nơi làm việc có ổn không, việc không thành công trong công việc có ổn không, có ổn không khi chỉ làm việc ở mức bình thường? Để làm được điều này, bạn cần thực hiện việc khảo sát về mức độ hứng thú với công việc của nhân viên, vào đầu mỗi cuộc họp cũng nên kiểm tra xem mọi người đang có cảm xúc như thế nào và tạo các nhóm hỗ trợ nếu một nhân viên nào đó cần sự trợ giúp.

Vậy cuối cùng thì tại sao chúng ta lại nói dối? Câu trả lời đơn giản là vì hiệu quả tạm thời mà nó mang lại. Con người thường có xu hướng hài lòng và hãnh diện nếu lời nói dối về bản thân được người khác tin tưởng. Tuy nhiên, có lẽ bạn nên ngừng việc dối trá lại và tập nói thật nhiều hơn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên đơn giản và dễ chịu hơn rất nhiều.

Vì sao hơn 1,2 tỷ người TQ chỉ có 100 họ, trong khi Mỹ có tới 6,3 triệu họ?

Tử vi 12 con giáp chủ nhật 17/1: Sửu lao đao, Ngọ nhiều năng lượng

Theo Theo Khoa Học

Video liên quan

Chủ Đề