Giải vở bài tập Lịch sử bài 9 lớp 8

Lời giải vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong Vở bài tập Lịch sử 8 Bài 9. Mời các bạn đón xem:

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 9: Nhật Bản giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Lịch Sử Lớp 9

  • Giải Lịch Sử Lớp 9

  • Giải Lịch Sử Lớp 9 [Ngắn Gọn]

    • Giải Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 9

    • Tập Bản Đồ Lịch Sử Lớp 9

    Bài tập 1 trang 29-30 VBT Lịch Sử 9: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nhật ở trong tình trạng như thế nào? điền chữ đúng [Đ] hoặc sai [S] vào ô trống trước những câu sau:

    Lời giải:

    Đ Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
    S Là nước thắng trận, Nhật Bản thu được nhiều quyền lợi.
    Đ Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
    Đ Là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề; nạn thất nghiệp diễn ra trầm trọng; lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng rất thiếu thốn, lạm phát nặng nề.
    S Diện tích thuộc địa được mở rộng, đem lại những nguồn lợi khổng lồ cho nước Nhật.
    S Nhật Bản là nước bại trận duy nhất không bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.

    Bài tập 2 trang 30 VBT Lịch Sử 9: Để đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khó khăn, Nhật Bản đã thực hiện những cải cách dân chủ nào? ý nghĩa của những cải cách này là gì?

    Lời giải:

    – Các cải cách dân chủ:

    + Ban hành Hiến pháp mới [1946]

    + Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 heta ruộng, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.

    + Giải thể các “Daibátxư” [các công ty độc quyền mang tính chất dòng tộc]

    + Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi bộ máy nhà nước và trừng phạt tội phạm chiến tranh.

    + Ban hành các quyền tự do, dân chủ [luật công đoàn, đề cao địa vị phụ nữ,…]

    – ý nghĩa: Đem lại bầu không khí dân chủ đối với các tầng lớp nhân dân; Là một nhân tố quan trọng góp phần giúp Nhật Bản nhanh chóng khắc phục những khó khăn sau chiến tranh và là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản sau này.

    Bài tập 3 trang 30 VBT Lịch Sử 9: Vì sao nói vào những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng thần kì? Hãy nêu dẫn chứng.

    Lời giải:

    Vào những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, điều này được thể hiện:

    – Từ năm 1960 – 1969, GDP bình quân hằng năm đạt 10.8%, từ 1970 – 1973, GDP tuy có giảm nhưng vấn đạt bình quân 7.8%/năm – cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác.

    – Về sản xuất công nghiệp: từ 1961 – 1970, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 13.5%.

    – Về sản xuất nông nghiệp: cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai thế giới – sau Pê-ru.

    → Năm 1968, kinh tế Nhật Bản vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa [sau Mĩ]

    Bài tập 4 trang 30 VBT Lịch Sử 9: Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý chỉ ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX.

    A. Anh – Mĩ – Liên Xô

    B. Mĩ – Đức – Nhật Bản

    C. Liên Xô – Nhật Bản – Tây Âu

    D. Mĩ – Nhật Bản – Tây Âu

    E. Anh – Pháp – Mĩ.

    Lời giải:

    D. Mĩ – Nhật Bản – Tây Âu

    Bài tập 5 trang 31 VBT Lịch Sử 9: Trình bày những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản.

    Lời giải:

    Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan

    – Nguồn viện trợ của Mĩ.

    – Làm giàu từ cuộc chiến tranh Triều Tiên [1950 – 1953] và chiến tranh Việt Nam [1954 – 1975]

    – Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ.

    – Hệ thống quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

    – Vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế có hiệu quả của nhà nước.

    – Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

    – Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của Nhật Bản – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

    Bài tập 6 trang 31 VBT Lịch Sử 9: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

    Lời giải:

    x Chấp nhận sự bảo hộ về quân sự của Mĩ để tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế; thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị; mở rộng quan hệ buôn bán, đầu tư, viện trợ cho các nước, nhất là các nước Đông Nam Á.

    Đào Đình Đại Ngày: 21-05-2022 Lớp 8

    35

    Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX trang 37, 38 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

    Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

    Bài tập 1 trang 37 Vở bài tập Lịch sử 8: Quan sát bảng thống kê tr.56 - SGK Lịch sử 8, em hãy nêu nhận xét về chính sách và hậu quả thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ:

    * Nhận xét chính sách thống trị của thực dân Anh:

    - Chính sách thống trị của thực dân Anh rất hà khắc, phản động.

    - Chính sách vơ vét về lương thực được tiến hành trên quy mô ngày càng lớn.

    - Bên cạnh đó, còn thực hiện các chính sách chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc,…

    * Hậu quả:

    - Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa: người dân mất ruộng đất, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo nảy sinh.

    - Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh => những cuộc đấu tranh chống thực dân Anh tất yếu sẽ nổ ra.

    Bài tập 2 trang 37 Vở bài tập Lịch sử 8: Đảng Quốc Đại được thành lập vào năm nào và nhằm mục tiêu đấu tranh gì?

    - Đảng Quốc đại thành lập năm 1885.

    - Mục tiêu đấu tranh: giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.

    Bài tập 3 trang 37 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy nêu những điểm khác biệt về đường lối đấu tranh giữa hai phái “Ôn hòa” và “Cấp tiến” trong Đảng Quốc đại Ấn Độ:

    Phái “Ôn hòa”

    Phái “Cấp tiến”

     Trả lời:

    Phái “Ôn hòa”

    Phái “Cấp tiến”

    - Phản đối đấu tranh bằng bạo lực.

    - Dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân Anh tiến hành cải cách về giáo dục, xã hội.

    - Yêu cầu Anh nới rộng các điều kiện để giai cấp tư sản Ấn Độ được tham gia vào đời sống chính trị. 

    - Phản đối thái độ “thỏa hiệp”, “ôn hòa”.

    - Đề cao phương pháp bạo động vũ trang.

    - Thúc đẩy nhân dân tham gia đấu tranh để lật đổ ách thống trị của Anh, xây dựng một quốc gia độc lập.

    Bài tập 4 trang 38 Vở bài tập Lịch sử 8: Lập niên biểu về phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

    Thời gian

    Phong trào đấu tranh

     
     
     
     

    Thời gian

    Phong trào đấu tranh

    1857 - 1859

    Khởi nghĩa Xi-pay.

    1875 - 1885

    Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân.

    Năm 1905

    Nhân dân Ấn Độ biểu tình chống chính sách “chia để trị” của thực dân Anh đối với xứ Ben-gan.

    Tháng 7 - 1908

    Cuộc bãi công của công nhân Bom-bay.

    Bài tập 5 trang 38 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX [về nguyên nhân, kết quả, tính chất của phong trào]

    - Nguyên nhân: mâu thuẫn dân tộc sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân Anh.

    - Kết quả:  bị thực dân Anh đàn áp và thất bại.

    - Tính chất: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc do giai cấp tư sản lãnh đạo.

    Video liên quan

    Chủ Đề