Bị rối loạn thần kinh tim khi mang thai

Chào bạn,

Rối loạn thần kinh tim là những rối loạn không rõ nguyên nhân trên hệ tim mạch như tim đập nhanh hoặc chậm, dễ hồi hộp đánh trống ngực, chóng mặt, đau tức vùng ngực.


Người bệnh khi bị hội chứng này thường xuất hiện những triệu chứng cơ năng rất mơ hồ như: thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi, tim hồi hộp, lo sợ có thể có khó ngủ nữa. Khi khám người bệnh không hề có một tổn thương thực thể nào, các xét nghiệm đều trong giới hạn bình thường.

Nguyên nhân thường do không ổn định của hệ thần kinh như lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc và học hành. Bệnh lý này không chống chỉ định có thai, nhưng trước khi có thai em nên khám BS để điều trị tốt bệnh này và cần thực hiện những những biện pháp sau để cải thiện:


- Nghỉ ngơi hoàn toàn khoảng một tháng ở những nơi yên tĩnh, tránh những tình huống gây xúc động quá mức hoặc căng thẳng tinh thần, hạn chế xem tivi, không nên thức quá khuya, không uống rượu, trà đặc, cà phê, thuốc lá, nên ăn nhiều rau, trái cây tươi, tập thể dục thể thao đều đặn.


- Dùng thuốc khi có biểu hiện xúc động mạnh, tim đập dồn dập, khó ngủ hoặc mất ngủ nhưng phải có chỉ định của BS.

Thân ái!

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: .

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode].

Chân thành cảm ơn.

Rối loạn thần kinh tim là một bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Khi bị rối loạn thần kinh tim bệnh nhân thường có các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc chậm, hay hồi hộp, choáng váng, chóng mặt.

“Thần kinh tim” đây là cụm từ dùng để chỉ “hệ thần kinh thực vật”. Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, nó kiểm soát hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách tự động không phụ thuộc vào bộ não như tim, mạch máu, dạ dày, ruột, gan, thận, bàng quang, nhịp tim, huyết áp,...

Rối loạn thần kinh tim là tình trạng thần kinh thực vật bị rối loạn liên quan đến các hiện tượng như tim đập nhanh hoặc tim đập chậm, dễ hồi hộp, choáng váng, chóng mặt, ngất hay loạn nhịp tim, tăng huyết áp...Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có cảm giác mệt mỏi, đau tức, đau nhói vùng tim hoặc vùng ngực,...

Thần kinh thực vật bị rối loạn khiến bệnh nhân đau nhói vùng tim

Bệnh rối loạn thần kinh tim không phải là một bệnh tim thực thể, nghĩa là tim của người bệnh vẫn khỏe mạnh, không có bất kỳ 1 vấn đề tổn thương nào tại tim, đây là lý do tại sao khi đi khám tim, làm các xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm tim, bác sĩ thường không nhận thấy các bất thường nào hoặc tổn thương bệnh lý nào của tim.

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim bao gồm:

  • Chấn thương tâm lý, stress, rối loạn lo âu, cảm xúc thay đổi như giận dữ, sợ hãi, đau buồn,...là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn thần kinh tim.
  • Bệnh nhân bị rối loạn nồng độ ion cơ tim: Trường hợp này thường xảy ra khi bệnh nhân bị sốt, mất nước hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị.
  • Ít vận động thể lực, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê...cũng là nguyên nhân gây nên bệnh lý rối loạn thần kinh tim.
  • Do tác động của khói bụi, môi trường sống ô nhiễm.

Rối loạn thần kinh tim là bệnh lý không có tổn thương thực thể tại tim, tuy nhiên các triệu chứng của nó lại tương tự như các triệu chứng của hầu hết các bệnh lý về tim mạch. Bệnh rối loạn thần kinh tim có các triệu chứng sau:

  • Khó thở: Rối loạn thần kinh tim khiến cho cơ hoành vùng ngực của bệnh nhân bị rối loạn chức năng và bị co thắt, điều này khiến bệnh nhân cảm giác không thể thở được một hơi đầy đủ và bệnh nhân thường có xu hướng ngồi gần cửa sổ để đón không khí trong lành.
  • Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức bất thường và thường khó hồi phục kể cả sau khi đã được nghỉ ngơi.
  • Đau ngực: Đây là triệu chứng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Khi bị rối loạn thần kinh tim bệnh nhân thường có cảm giác đau nhói âm ỉ ở vùng ngực, cơn đau này có thể cấp tính, đến và đi nhanh chóng nhưng cũng có thể là mãn tính.
  • Đánh trống ngực: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn thần kinh tim. Khi bị căng thẳng hoặc khi gắng sức, bệnh nhân thường có cảm giác tim đập mạnh bất thường và dồn dập.
  • Hít thở bất thường: Bệnh nhân thường thở nhanh và sâu, luôn cảm giác như không thể lấy đủ không khí vào phổi và muốn ngất xỉu.
  • Rối loạn thần kinh tim có làm tăng huyết áp” đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những bệnh nhân đã có tuổi. Thần kinh thực vật bị rối loạn, khiến cho huyết áp bệnh nhân bị tăng cao, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy chóng mặt, choáng váng nhẹ, đầu óc quay cuồng, đứng không vững hoặc muốn ngất.

Rối loạn thần kinh tim có thể khiến người bệnh chóng mặt choáng váng

Điều trị không dùng thuốc: Bệnh nhân cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực:

  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê....
  • Vận động thể lực: Rèn luyện thể chất giúp cải thiện đáng kể các vấn đề về tâm lý và sức khỏe cho những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh tim. Khi bị rối loạn thần kinh tim, bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên đều đặn, khi tập nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập yoga, bơi lội,...
  • Khói thuốc lá là 1 trong những nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn thần kinh tim, do đó để phòng và điều trị bệnh, bệnh nhân không nên hút thuốc lá và nên khuyên người nhà từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
  • Kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, không nên quá xúc động và căng thẳng.
  • Suy nghĩ tích cực, giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.

Điều trị bằng thuốc: Thuốc được ưu tiên lựa chọn để điều trị bệnh rối loạn thần kinh tim là các thuốc chẹn beta giao cảm, đôi khi kèm theo thuốc an thần. Khi sử dụng các loại thuốc này bệnh nhân cần phải làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ vì các thuốc này nếu sử dụng không đúng liều hoặc quá liều sẽ khiến cho tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn. Lưu ý nhóm thuốc này chống chỉ định đối với những bệnh nhân bị hen phế quản và các bệnh lý đường hô hấp vì nó làm tăng nguy cơ co thắt phế quản.

Bệnh rối loạn thần kinh tim là một bệnh lành tính và có thể được điều trị. Một lối sống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa và thuyên giảm triệu chứng do bệnh gây ra. Nếu các phương pháp điều trị trên không đem lại tác dụng, người bệnh cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ, Thạc sĩ Trần Hồng Nhật - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng thường gặp đối với đa số mẹ bầu, khiến cho các mẹ không khỏi lo lắng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, có nguy hiểm không? Đâu là cách khắc phục? Mời mẹ bầu cùng bác sĩ Thạc sĩ. Bác sĩ Trần Hồng Nhật, Trung tâm tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Một phụ nữ tình trạng sức khỏe bình thường có nhịp tim trung bình khoảng 70 nhịp/phút. Tuy nhiên khi có thai, nhịp tim của người phụ nữ sẽ tăng dần kể từ tuần lễ thứ 10 của thai kỳ, có thể rơi vào khoảng 80 - 90 nhịp/phút.

Vào giai đoạn cuối kỳ mang thai, tim có thể đập nhanh hơn trước mỗi phút chừng 10 nhịp, lúc này lượng máu tim phải thực hiện bơm đi mỗi ngày để nuôi cả cơ thể mẹ và thai nhi cũng tăng lên.

Khi thai nhi được 25 tuần tuổi, lượng máu qua tim người mẹ có thể tăng lên từ 30-50%, như vậy tương đương lượng công việc mà tim phải “làm thêm” mỗi ngày là phải cung cấp thêm từ 2160 - 3600 lít máu, tức là khoảng 2 - 4 tấn máu.

Lý do khiến cho tim của người phụ nữ mang thai phải làm việc nhiều hơn như vậy vì lúc này, ngoài việc nuôi dưỡng bản thân, cơ thể của mẹ còn phải cung cấp thêm oxy và các chất dinh dưỡng nhiều hơn nữa để nuôi dưỡng thai nhi, khiến cho tim người mẹ phải “bận rộn” hơn để có thể phục vụ cho cả mẹ và con.

Ngoài ra, tình trạng thiếu máu còn là một nguyên nhân của hiện tượng tim đập nhanh khi mang thai. Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ thường gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và tăng nhu cầu oxy. Thiếu máu khiến cho mẹ cảm thấy khó thở tim đập nhanh, mệt mỏi, chóng mặt. Mẹ bầu cần phải lưu ý vấn đề này với bác sĩ, bởi vì nếu không được điều trị, tình trạng thiếu máu có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Những cảm giác khó chịu sẽ luôn đồng hành cùng hai mẹ con trên suốt chặng đường 38 - 42 tuần thai. Tim đập nhanh khó thở chỉ là một trong số đó và rất ít người có thể tránh được.

Tim phải đập nhanh hơn khi mang thai để phục vụ cho cả mẹ và thai nhi.

Đối với những phụ nữ sức khỏe bình thường, những triệu chứng của thai sản như tim đập nhanh, khó thở khi mang thai là vấn đề hoàn toàn tự nhiên, những thay đổi trong thời kỳ mang thai là điều hoàn toàn bình thường. Mẹ bầu không nên lo lắng mà hãy xem đó là một phần của thai kỳ và tích cực trao đổi với bác sĩ để kiểm soát tốt những vấn đề có thể xảy ra. Bên cạnh đó, đa phần những biểu hiện khó chịu này sẽ dần biến mất và trở về bình thường sau khi sinh xong.

Bình thường là vậy, nhưng đối với những phụ nữ đang mắc bệnh tim mạch, chức năng tim vốn đã không tốt, thì sự thay đổi nhịp tim trong khoảng thời gian này có thể sẽ trở nên nguy hiểm, nhiều khả năng xảy ra hiện tượng suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.

Mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy các triệu chứng trầm trọng hơn, điển hình như:

  • Cảm giác rõ nhịp tim tăng lên đột ngột, tim đập không đều, hồi hộp không rõ nguyên nhân, đánh trống ngực.
  • Khó thở nặng, tím tái hoặc cảm thấy yếu dần đi sau khi thấy tim đập nhanh.
  • Đau tức ngực, tình trạng trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi gắng sức làm gì đó.
  • Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, khi nằm hoặc khó thở vào ban đêm.

Mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ ngay nếu nhận thấy các triệu chứng trầm trọng hơn.

Để hạn chế biến chứng loạn nhịp tim, khó thở trở nặng, mẹ bầu cần phải dành thời gian nghỉ ngơi, không nên cố gắng vận động, làm việc quá sức. Việc lên xuống cầu thang cũng nên từ từ, đi chậm rãi, nếu cảm thấy mệt do tim đập nhanh và khó thở khi đang làm bất cứ việc gì thì nên dừng lại, nghỉ ngơi.Khi đến giai đoạn giữa và càng gần cuối của thai kỳ, mẹ bầu phải đặc biệt chú ý đến việc nghỉ ngơi, hạn chế làm việc, không nên hoạt động mạnh. Điều này sẽ có lợi trong việc bảo vệ tim và phổi của mẹ, cũng là để giảm nhẹ hiện tượng tim đập nhanh và khó thở. Nếu những triệu chứng của thai kỳ trở nên trầm trọng bất thường, mẹ bầu cần phải được chở đến bệnh viện ngay lập tức.

Cần phải nhấn mạnh, khó thở và tim đập nhanh khi mang thai là một hiện tượng bình thường ở đa số mẹ bầu, không phải là bệnh lý. Đây chỉ là sự thay đổi sinh lý cơ thể trong quá trình mang thai, mẹ bầu không nên căng thẳng hay lo lắng. Ngược lại, cần phải giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ, chú ý về thói quen sinh hoạt, làm việc, tâm sự nhiều hơn với các ông bố tương lai về những vấn đề gặp phải, để khi cần thiết thì họ chính là những người hỗ trợ tốt nhất của hai mẹ con. Bên cạnh đó, nhớ khám thai định kỳ theo dặn dò của bác sĩ mẹ nhé!

Qua những thông tin trên đây, Vinmec hi vọng mẹ bầu đã hiểu hơn về tình trạng tim đập nhanh khi mang thai và cách khắc phục.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Tư vấn cách phòng tránh trầm cảm sau sinh

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề