Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Chào các bác!
Em có tình huống gặp phải trong thanh toán hợp đồng xây lắp, mong các bác chỉ giáo :-w
Trong quá trình thực hiện hợp đồng (hình thức hợp đồng có điều chỉnh giá) phát sinh khối lượng thi công(không do lỗi nhà thầu) thì đơn giá lập sẽ được chiết giảm ntn khi thanh toán công tác này trong trường hợp:
1. Khối lượng phát sinh:
1.1. Khối lượng phát sinh của công tác nằm trong phạm vi hợp đồng.
1.2. Khối lượng phát sinh của công tác ngoài phạm vi hợp đồng.
2. Giảm giá dự thầu:
2.1. Giảm giá được tính trong bảng đơn giá dự thầu chi tiết cho tất cả các hạng mục mà không có thư giảm giá.
2.2. Nhà thầu có thư giảm giá đơn giá dự thầu khi tham gia đấu thầu.
=D>..... =D> .....

Last edited by a moderator: 16/3/09

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

I. Về khối lượng phát sinh, điều 27 - Nghị định 99 nói rất cụ thể: Đơn giá khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng

1. Khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng bao gồm:


a) Những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định đối với hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói;

b) Những khối lượng công việc không có đơn giá hoặc những khối lượng công việc có đơn giá nhưng phát sinh, bổ sung thêm khối lượng đối với hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định và giá điều chỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 của Nghị định này.

2. Đối với khối lượng công việc phát sinh nhỏ hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng và đã có đơn giá trong hợp đồng thì sử dụng dụng đơn giá đã ghi trong hợp đồng để thanh toán.

3. Đối với khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì Bên giao thầu và Bên nhận thầu thống nhất xác định theo các nguyên tắc quy định trong hợp đồng về đơn giá các khối lượng phát sinh .

4. Đối với công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định của hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói thì giá trị bổ sung sẽ được lập dự toán. Bên giao thầu và Bên nhận thầu đàm phán thống nhất ký hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này.

5. Chủ đầu tư được quyền phê duyệt đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh, thanh toán khối lượng phát sinh và tự chịu trách nhiệm về việc phê duyệt, thanh toán này. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư trước khi phê duyệt đơn giá các công việc phát sinh và thanh toán khối lượng phát sinh,

Trong quá trình thanh toán, phần phát sinh khối lượng này được đưa vào phụ lục 4 - Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007.

II. Về giảm giá:

1. Giảm giá trong chiết tính đơn giá không có thư giảm giá (Vậy có được coi là giảm giá dự thầu không nhỉ

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng
) thì vẫn thanh toán bình thường. Đơn giá như thế nào còn xem khối lượng phát sinh có >20% hay không!

2. Giảm giá bằng thư giảm giá: có 2 trường hợp: a) Giảm giá bằng thư giảm giá theo tỷ lệ % giá dự thầu hoặc theo giá trị cho tất cảc các công việc (gọi là tỷ lệ giảm giá đều cho tất cả các đơn giá). b) Giảm giá bằng thư giảm giá cho một số công việc nhất định.

Cũng liên quan đến khối lượng phát sinh kia >20% hay <20% của phần công việc tương ứng mà thôi! Tốt nhất, nếu giá trị chênh lệch không lớn thì không nên tranh cãi mà chiều theo ý của CĐT cho được việc bác ạ! Đấy là kinh nghiệm của em về lý thuyết: Nhanh - gọn - sạch


Mình có thắc mắc sau: Trường hợp toàn bộ các đơn giá trong hồ sơ trúng thầu của nhà thầu đều có giảm giá theo tỷ lệ % thì khi lập đơn giá bổ sung mới cho các hạng mục phát sinh có phải giảm giá theo tỷ lệ % không?

Ai trả lời giúp mình với. Cám ơn nhiều.

Giảm giá phần phát sinh Đương nhiên phải giảm theo tỷ lệ (%) đã giảm trong hồ sơ dự thầu rồi.

Thân

Cho mình hỏi: Hồ sơ đề xuất của mình là 400 tr Kèm thư giảm giá 5% còn 380 tr (giảm giá 20 tr) Hợp đồng ký là 380 tr Vậy khi thi công xong mình vẫn lập bảng tính giá trị khối lượng hoàn thành là 400 tr

rồi trừ đi phần giảm gía 20 tr còn 380 tr. Như thế đúng ko? Xin các đại ca chỉ giáo.

Cho mình hỏi: Hồ sơ đề xuất của mình là 400 tr Kèm thư giảm giá 5% còn 380 tr (giảm giá 20 tr) Hợp đồng ký là 380 tr Vậy khi thi công xong mình vẫn lập bảng tính giá trị khối lượng hoàn thành là 400 tr

rồi trừ đi phần giảm gía 20 tr còn 380 tr. Như thế đúng ko? Xin các đại ca chỉ giáo.

Giá hợp đồng là 380 tr. Đây mới là giá trúng thầu chứ bạn. Vậy bảng tính giá trị khối lượng hoàn thành phải là 380 tr.

Cho mình hỏi: Hồ sơ đề xuất của mình là 400 tr Kèm thư giảm giá 5% còn 380 tr (giảm giá 20 tr) Hợp đồng ký là 380 tr Vậy khi thi công xong mình vẫn lập bảng tính giá trị khối lượng hoàn thành là 400 tr

rồi trừ đi phần giảm gía 20 tr còn 380 tr. Như thế đúng ko? Xin các đại ca chỉ giáo.

Một số Chủ đầu tư, trước khi ký hợp đồng họ sẽ chiết tính lại đơn giá theo tỷ lệ giảm giá, như vậy thì sau này khi làm quyết toán cứ theo giá trúng thầu (sau giảm giá để làm) Một số chủ đầu tư thì họ để nguyên giá trước giảm giá và sau này khi lập bảng quyết toán họ trừ đi tỷ lệ giảm giá. Như vậy thì cách làm của bạn vẫn không sai nhưng thay vì trừ 20.000.000 bạn nên trừ đi theo tỷ lệ giảm giá là 5% (mặc dù kết quả vẫn như nhau).

Thân!

Cả nhà oi cho mình hỏi về phần phát sinh khối lượng hợp đồng trọn gói nhé

Vì gói thầu của mình có thư giảm giá, mà khối lượng phát sinh cũng phải sử dụng giảm giá như thư giảm giá đúng không ạ, giờ mình đang cần văn bản pháp luật nói về vấn đề này, anh em nào biết giúp mình với nhé, mình đang rất cần để giải thích vấn đề này.

Mình xin có ý kiến thế này:
Đơn giá hợp đồng được giảm giá đều theo cùng 1 tỷ lệ, điều đó có nghĩa là nhà thầu muốn hạ giá chào thầu của mình để được trúng thầu gói thầu này với nội dung công việc tương ứng. Nhưng trong quá trình thi công phát sinh KL ngoài phạm vi hợp đồng (chưa có đg hay KLPS vượt 20%) thì nhà thầu và chủ đầu tư thương thảo lại đơn giá cho các công việc PS này. Nghĩa là nhà thầu hoàn toàn có quyền chào giá mới mà không cần phải giảm giá theo tỷ lệ khi trúng thầu đâu nhé. Về nguyên tắc là như vậy, tuy nhiên bạn phải xem lại hợp đồng các điều khoản có liên quan nữa nhé.

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Giảm giá khi thanh toán khối lượng phát sinh

Xin chào các anh chị em trong Diễn đàn giaxaydung.vn. Em có tình huống về thanh toán khối lượng phát sinh như sau:

Nhà thầu tư vấn được chỉ định thực hiện gói thầu tư vấn xác định "X" cho CĐT A. Dự toán được duyệt là 529 triệu với đơn giá ký trong hợp đồng là 60,125 triệu/trên 1 lần xác định "X" trong 2 năm 2012, 2013 có 8 lần xác định, hợp đồng theo đơn giá cố định là 60,125 x 8 = 481 triệu (nhỏ hơn dự toán được duyệt 48 triệu do khi thương thảo thống nhất cắt dự phòng phí). Thực tế Nhà thầu biết sẽ phát sinh thêm 1 lần xác định nữa, đúng ra thì thanh toán phần KLPS sẽ nhân với đơn giá cố định trong HĐ, tức là phát sinh thêm 60,125 triệu nữa, tổng thanh toán là 541,125 triệu. Như vậy sẽ vượt dự toán được duyệt nên phải làm thêm các thủ tục phê duyệt bổ sung rất phức tạp, Nhà thầu không muốn vậy nên muốn giảm giá trị thanh toán KLPS thì có cách nào không ạ?? Trong Phụ lục HĐ ký thêm sẽ giảm đơn giá phần KLPS hay là cứ tính với đơn giá trong HĐ rồi sẽ nêu lý do gì đó rồi giảm 20% giá trị thanh toán phát sinh (để bằng Dự phòng phí) thì sẽ phù hợp với dự toán được duyệt.

Các cao nhân có thể cho em xin ý kiến được không ạ. Thanks all!

Ks KTXD Nguyên Văn Toàn - Email:

Xin chào các anh chị em trong Diễn đàn giaxaydung.vn. Em có tình huống về thanh toán khối lượng phát sinh như sau: Nhà thầu tư vấn được chỉ định thực hiện gói thầu tư vấn xác định "X" cho CĐT A. Dự toán được duyệt là 529 triệu với đơn giá ký trong hợp đồng là 60,125 triệu/trên 1 lần xác định "X" trong 2 năm 2012, 2013 có 8 lần xác định, hợp đồng theo đơn giá cố định là 60,125 x 8 = 481 triệu (nhỏ hơn dự toán được duyệt 48 triệu do khi thương thảo thống nhất cắt dự phòng phí). Thực tế Nhà thầu biết sẽ phát sinh thêm 1 lần xác định nữa, đúng ra thì thanh toán phần KLPS sẽ nhân với đơn giá cố định trong HĐ, tức là phát sinh thêm 60,125 triệu nữa, tổng thanh toán là 541,125 triệu. Như vậy sẽ vượt dự toán được duyệt nên phải làm thêm các thủ tục phê duyệt bổ sung rất phức tạp, Nhà thầu không muốn vậy nên muốn giảm giá trị thanh toán KLPS thì có cách nào không ạ?? Trong Phụ lục HĐ ký thêm sẽ giảm đơn giá phần KLPS hay là cứ tính với đơn giá trong HĐ rồi sẽ nêu lý do gì đó rồi giảm 20% giá trị thanh toán phát sinh (để bằng Dự phòng phí) thì sẽ phù hợp với dự toán được duyệt.

Các cao nhân có thể cho em xin ý kiến được không ạ. Thanks all!

Theo mình thì khi ký hợp đồng nên quy định rõ trong trường hợp phát sinh thì tính phần phát sinh thế nào? Đơn giá tính cho phần phát sinh sẽ thế nào? KHi đó sẽ có cơ sở để thực hiện tính toán cho phần phát sinh sau này. Mình nghĩ giá trị hợp đồng là giá trị do 2 bên thương thảo, phù hợp với cả 2 bên. Bạn có thể căn cứ yếu tố: do nội dung công việc thực hiện giống nhau, chỉ thay đổi về địa điểm hoặc thời điểm công bố để giảm giá. (Giống như tính chi phí thiết kế, nếu các công trình của dự án có thiết kế giống nhau thì phí thiết kế của công trình thứ 2 phải nhân hệ số 0,9 đó).

Đôi điều mong giúp ích được cho bạn.

Khai gi?ng l?p ?o b?c kh?i l??ng, l?p d? to?n

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Khi có khối lượng phát sinh ngoài đơn giá trong hợp đồng thì phần giá trị này sẽ được nhân với hệ số k giảm giá, trong đó k= giá trúng thầu/giá trị dự toán được phê duyệt.

Không có quy định cụ thể về việc này nên kết luận này là chưa đúng.

Chào các bác, em có ý kiến thế này: Theo quy định thì nếu KL phát sinh <=20% KL công việc tương ứng trong HĐ thì áp dụng luôn đơn giá trúng thầu để thanh toán. Nếu KLPS >20% KLHĐ hoặc chưa có đơn giá hđ thì 2 bên thống nhất xác định đơn giá cho phần ps này. Nghĩa là phải theo quy định trong hợp đồng về việc xđ đơn giá cho phần klps này chứ không nhất thiết cũng phải tính giảm giá như trúng thầu. Vì việc giảm giá là do nhà thầu cân nhắc trong phạm vi KL và giá trị hđ, còn nếu vượt ngoài phạm vi đó thì đương nhiên nhà thầu phải tính toán lại cho phù hợp. Nhân đây, tôi có một tình huống này mong các bác chỉ giáo giúp: Tôi được xếp giao đi duyệt dự toán phát sinh cho KL phát sinh một gói thầu xây lắp, nhưng khi lên làm việc với phòng KH của Ban QLDA, họ bảo những đơn giá lập mới sẽ bị cắt bỏ chi phí lán trại (công trình đường bộ là 2%) do chi phí lán trại trong trúng thầu là một cục và không thay đổi trong quá trỉnh thi công. Mình có giải thích là KL tăng lên thì quy mô công trường tăng, số nhân công tăng, máy móc thiết bị tăng nên đương nhiên chi phí lán trại cũng phải tăng lên nhưng họ không nghe. Chết cái là trong hợp đồng lại không quy định rõ vấn đề này nên họ ép mình như vậy. các bác giúp mình giải trình với họ nhưng thế nào để được chấp nhận với nhé.

Xin cảm ơn nhiều.

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Chào các bác, em có ý kiến thế này: Theo quy định thì nếu KL phát sinh <=20% KL công việc tương ứng trong HĐ thì áp dụng luôn đơn giá trúng thầu để thanh toán. Nếu KLPS >20% KLHĐ hoặc chưa có đơn giá hđ thì 2 bên thống nhất xác định đơn giá cho phần ps này. Nghĩa là phải theo quy định trong hợp đồng về việc xđ đơn giá cho phần klps này chứ không nhất thiết cũng phải tính giảm giá như trúng thầu. Vì việc giảm giá là do nhà thầu cân nhắc trong phạm vi KL và giá trị hđ, còn nếu vượt ngoài phạm vi đó thì đương nhiên nhà thầu phải tính toán lại cho phù hợp. Nhân đây, tôi có một tình huống này mong các bác chỉ giáo giúp: Tôi được xếp giao đi duyệt dự toán phát sinh cho KL phát sinh một gói thầu xây lắp, nhưng khi lên làm việc với phòng KH của Ban QLDA, họ bảo những đơn giá lập mới sẽ bị cắt bỏ chi phí lán trại (công trình đường bộ là 2%) do chi phí lán trại trong trúng thầu là một cục và không thay đổi trong quá trỉnh thi công. Mình có giải thích là KL tăng lên thì quy mô công trường tăng, số nhân công tăng, máy móc thiết bị tăng nên đương nhiên chi phí lán trại cũng phải tăng lên nhưng họ không nghe. Chết cái là trong hợp đồng lại không quy định rõ vấn đề này nên họ ép mình như vậy. các bác giúp mình giải trình với họ nhưng thế nào để được chấp nhận với nhé.

Xin cảm ơn nhiều.

Thế trong hợp đồng có điều khoản quy định rõ những khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng sẽ không được tính chi phí lán trại không?
Chi phí lán trại là 1 thành phần trong chi phí xây dựng vì thế không cắt bỏ theo suy nghĩ của BQL được. Ngoài ra lập luận của bạn là hoàn toàn hợp lý.

www.giaxaydung.vn - chung tay xây dựng đất nước​


Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Nếu đã quy định cụ thể trong hợp đồng rồi thì chắc không có gì phải bàn nữa, cứ thế mà thực hiện. Em xin phép quay lại câu hỏi của em, gói thầu là gói thầu tư vấn và được chỉ định thầu, nhà thầu tư vấn biết rõ là sẽ có phát sinh thêm 1 lần (<20% KL hợp đồng), trong hợp đồng thì cũng chỉ nói "vì lý do nào đó Bên A muốn bổ sung, thay đổi hay sửa chữa thì Bên B sẽ lập dự toán chi phí bổ sung cho nội dung công việc đó, Bên A phải trả chi phí thực hiện các nội dung công việc bổ sung, thay đổi, sửa chữa cho Bên B" như vậy sẽ ký thêm phụ lục hợp đồng, tính toán thêm chi phí, mà KLPS bản chất không khác các khối lượng đã thực hiện nếu bình thường cứ nhân với đơn giá trong hợp đồng thì sẽ vượt dự toán được duyệt, mà nhà thầu thì chắc chắn ko muốn vượt, có ít 1 chút chứ để vượt thì phải xin phê duyệt lại thì không biết khi nào mới thanh toán được.

Mục đích đặt ra giờ là giảm làm sao được giá thanh toán KLPS để không vượt dự toán? Nếu giảm theo ý kiến của bạn Moon85

Bạn có thể căn cứ yếu tố: do nội dung công việc thực hiện giống nhau, chỉ thay đổi về địa điểm hoặc thời điểm công bố để giảm giá.
(Giống như tính chi phí thiết kế, nếu các công trình của dự án có thiết kế giống nhau thì phí thiết kế của công trình thứ 2 phải nhân hệ số 0,9 đó).

Sợ rằng khi thanh tra, kiểm toán mà vào nói 8 lần xác định "X" trước giống nhau sao không giảm thế, họ cắt 1 phát đơn giá 7 lần trước bằng lần 9 này thì không ổn.

Ks KTXD Nguyên Văn Toàn - Email:

Nếu đã quy định cụ thể trong hợp đồng rồi thì chắc không có gì phải bàn nữa, cứ thế mà thực hiện. Em xin phép quay lại câu hỏi của em, gói thầu là gói thầu tư vấn và được chỉ định thầu, nhà thầu tư vấn biết rõ là sẽ có phát sinh thêm 1 lần (<20% KL hợp đồng), trong hợp đồng thì cũng chỉ nói "vì lý do nào đó Bên A muốn bổ sung, thay đổi hay sửa chữa thì Bên B sẽ lập dự toán chi phí bổ sung cho nội dung công việc đó, Bên A phải trả chi phí thực hiện các nội dung công việc bổ sung, thay đổi, sửa chữa cho Bên B" như vậy sẽ ký thêm phụ lục hợp đồng, tính toán thêm chi phí, mà KLPS bản chất không khác các khối lượng đã thực hiện nếu bình thường cứ nhân với đơn giá trong hợp đồng thì sẽ vượt dự toán được duyệt, mà nhà thầu thì chắc chắn ko muốn vượt, có ít 1 chút chứ để vượt thì phải xin phê duyệt lại thì không biết khi nào mới thanh toán được.

Mục đích đặt ra giờ là giảm làm sao được giá thanh toán KLPS để không vượt dự toán? Nếu giảm theo ý kiến của bạn Moon85


Sợ rằng khi thanh tra, kiểm toán mà vào nói 8 lần xác định "X" trước giống nhau sao không giảm thế, họ cắt 1 phát đơn giá 7 lần trước bằng lần 9 này thì không ổn.

Vượt dự toán được duyệt thì có gì phải xoắn? vượt TMĐT được duyệt mới khó xử đó em. Bên anh đang đau đầu vụ phát sinh làm vượt TMĐT, trình Sở KHĐT đề nghị phê duyệt bổ sung thì họ không cho, nói là dự phòng phải tính đúng, tính đủ. Giờ làm theo NĐ 12 với NĐ 83 việc điều chỉnh TMĐT là rất khó khi chẳng có yếu tố nào để đáp ứng điều kiện được điều chỉnh cả
Còn 1 DA khác tương tự, dự phòng vừa đủ nên khi phát sinh thêm bọn anh vẫn tự duyệt dự toán phát sinh, kho bạc vẫn thanh toán bình thường

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Vượt dự toán được duyệt thì có gì phải xoắn? vượt TMĐT được duyệt mới khó xử đó em. Bên anh đang đau đầu vụ phát sinh làm vượt TMĐT, trình Sở KHĐT đề nghị phê duyệt bổ sung thì họ không cho, nói là dự phòng phải tính đúng, tính đủ. Giờ làm theo NĐ 12 với NĐ 83 việc điều chỉnh TMĐT là rất khó khi chẳng có yếu tố nào để đáp ứng điều kiện được điều chỉnh cả
Còn 1 DA khác tương tự, dự phòng vừa đủ nên khi phát sinh thêm bọn anh vẫn tự duyệt dự toán phát sinh, kho bạc vẫn thanh toán bình thường

Trường hợp anh naat nêu là vượt TMĐT liệu có thể xem xét cắt giảm được 1 số cái (hạng mục) không cần thiết lắm được không ạ để không vượt TMĐT mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng, cảnh quan công trình.

Mobile: 0969359789 - 0911720003
Muốn chiến thắng phải trải qua nhiều thất bại
Trên đường đời có dại mới có khôn
Nếu đường đi cứ phẳng lặng bình yên
Thì đến đích có gì là thú vị
Email:

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Nhân chủ đề này, mọi người cho mình hỏi: Trong một dự án xây dựng gồm nhiều gói thầu. Khi triển khai 1 gói thầu trong dự án đó đó thì có khối lượng phát sinh vượt chi phí dự phòng của gói thầu này (gói thầu này được Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công-dự toán riêng), tuy nhiên không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án. Như vậy, giá trị phát sinh này Chủ đầu tư có được quyền phê duyệt luôn hay không? Hay là Chủ đầu tư phải trình xin cấp quyết định đầu tư cho phép rồi mới thực hiện?

Trường hợp này chủ đầu tư tự phê duyệt mà không phải trình cấp quyết định đầu tư. Theo nghị định 112/2009/NĐ-CP

Điều 7. Điều chỉnh tổng mức đầu tư
2. Người quyết định đầu tư quyết định việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh. Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt và không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án thì chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.

www.giaxaydung.vn - chung tay xây dựng đất nước​


Giảm giá trong hợp đồng xây dựng


Page 2

Trường hợp anh naat nêu là vượt TMĐT liệu có thể xem xét cắt giảm được 1 số cái (hạng mục) không cần thiết lắm được không ạ để không vượt TMĐT mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng, cảnh quan công trình.

Chả có hạng mục nào là không cần thiết cả. Chỉ có các hạng mục: đường giao thông, vỉa hè, điện chiếu sáng. Cái phát sinh là cái tủ điện chiếu sáng, không hiểu lúc lập dự toán với thẩm tra thế nào lại không phát hiện ra. Chắc họ nghĩ đấu thẳng hệ thống chiếu sáng vào cái TBA gần đó mà không cần tủ điện chiếu sáng. Cái chính là tại cái chủ trương bóp dự toán xuống để chỉ định thầu.Giờ thì bó tay toàn tập rồi

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Chả có hạng mục nào là không cần thiết cả. Chỉ có các hạng mục: đường giao thông, vỉa hè, điện chiếu sáng. Cái phát sinh là cái tủ điện chiếu sáng, không hiểu lúc lập dự toán với thẩm tra thế nào lại không phát hiện ra. Chắc họ nghĩ đấu thẳng hệ thống chiếu sáng vào cái TBA gần đó mà không cần tủ điện chiếu sáng. Cái chính là tại cái chủ trương bóp dự toán xuống để chỉ định thầu.Giờ thì bó tay toàn tập rồi

Chủ trương các sếp (CĐT) ai cũng muốn ngon, bổ, rẻ ( đầu tư ít hiệu quả nhiều), chính vì như thế mà không ít trường hợp rơi vào hoàn cảnh bó tay toàn tập như anh nêu, chắc lúc đó nhà thầu ngậm đắng coi như làm quà cho các sếp để làm các công trình sau.

Mobile: 0969359789 - 0911720003
Muốn chiến thắng phải trải qua nhiều thất bại
Trên đường đời có dại mới có khôn
Nếu đường đi cứ phẳng lặng bình yên
Thì đến đích có gì là thú vị
Email:

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Vượt dự toán được duyệt thì có gì phải xoắn? vượt TMĐT được duyệt mới khó xử đó em. Bên anh đang đau đầu vụ phát sinh làm vượt TMĐT, trình Sở KHĐT đề nghị phê duyệt bổ sung thì họ không cho, nói là dự phòng phải tính đúng, tính đủ. Giờ làm theo NĐ 12 với NĐ 83 việc điều chỉnh TMĐT là rất khó khi chẳng có yếu tố nào để đáp ứng điều kiện được điều chỉnh cả
Còn 1 DA khác tương tự, dự phòng vừa đủ nên khi phát sinh thêm bọn anh vẫn tự duyệt dự toán phát sinh, kho bạc vẫn thanh toán bình thường

Có thể do nhiều yếu tố mà dẫn đến trường hợp này. Nhưng có thể có 1 số giải pháp: - Tìm thêm nguồn vốn khác. - Phần thiết bị có thể tạm tính. Qua giai đoạn khó khăn là đến Công văn thay thế CV900 ấy mà anh.

Cắt giảm hạng mục thì không nên vì đã lập ra 1 dự án, cái nào cũng quan trọng và cũng cần thiết phải đầu tư cả.

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Nhân chủ đề này, mọi người cho mình hỏi: Trong một dự án xây dựng gồm nhiều gói thầu. Khi triển khai 1 gói thầu trong dự án đó đó thì có khối lượng phát sinh vượt chi phí dự phòng của gói thầu này (gói thầu này được Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công-dự toán riêng), tuy nhiên không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án. Như vậy, giá trị phát sinh này Chủ đầu tư có được quyền phê duyệt luôn hay không? Hay là Chủ đầu tư phải trình xin cấp quyết định đầu tư cho phép rồi mới thực hiện?

Trường hợp phê duyệt dự toán phát sinh này, ở cương vị Chủ đầu tư thì Super Mod ks.thanhtan không cần phải xin cấp quyết định đầu tư cho phép. Vì tổng các giá trị không vượt tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư tự quyết định; tuy nhiên, do giá trị này đã vượt chi phí dự phòng của gói thầu nên trong quyết định phê duyệt bổ sung dự toán phải ghi thêm 1 điều nữa là:giá trị này được lấy từ chi phí dự phòng của dự án nhe!

Last edited by a moderator: 7/12/13

Kích vào đây đăng ký khóa học đọc bản vẽ bóc khối lượng online

Có thể do nhiều yếu tố mà dẫn đến trường hợp này. Nhưng có thể có 1 số giải pháp: - Tìm thêm nguồn vốn khác. - Phần thiết bị có thể tạm tính. Qua giai đoạn khó khăn là đến Công văn thay thế CV900 ấy mà anh.

Cắt giảm hạng mục thì không nên vì đã lập ra 1 dự án, cái nào cũng quan trọng và cũng cần thiết phải đầu tư cả.

Vốn nào nữa đây, đây là công trình vốn NSNN. Tóm lại các bác ấy bảo, chỉ có bấy nhiêu thôi, mày không làm thì tao kỷ luật cái tội làm sai trước đã.

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Vấn đề là làm thế nào chúng ta khẳng định được sự việc này: "...tuy nhiên không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án", khi chỉ xem xét có 1 gói thầu?
Trong thực tế đã diễn ra cho thấy đây là một trong những ẩn họa gây nên việc thiếu vốn cho các gói thầu khác chưa thi công hoặc thiếu vốn cho các giai đoạn tiếp theo của dự án. Việc điều chuyển nguồn dự phòng của hạng mục này để thanh toán cho hạng mục kia khi dự án còn dở dang là không hợp lý. Do đó, về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng phải thực hiện việc xem xét tổng thể dự án trước khi quyết định bổ sung chi phí cho các gói thầu đơn lẻ. Không thể làm đến đâu, hay đến đó để rồi khi thiếu vốn lại điều chỉnh TMĐT và thậm chí là đắp chiếu công trình, dự án.

--- All problems come with at least one solution ---
If you need help - please contact my cellphone: 097.707.88.66
Email:
"Bụng lớn năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ
Lòng từ thường xả, xả những điều khôn xả của thế gian"

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Vốn nào nữa đây, đây là công trình vốn NSNN. Tóm lại các bác ấy bảo, chỉ có bấy nhiêu thôi, mày không làm thì tao kỷ luật cái tội làm sai trước đã.

Bên em có cái công trình y tế, vượt TMĐT 70%. Tìm thêm nguồn tài trợ khác, nên vẫn điều chỉnh tốt anh ạ. Còn tài trợ thực tế bao nhiêu thì sau 1 vài năm sau mới biết.
Còn 1 công trình chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn.

Bên em có cái công trình y tế, vượt TMĐT 70%. Tìm thêm nguồn tài trợ khác, nên vẫn điều chỉnh tốt anh ạ. Còn tài trợ thực tế bao nhiêu thì sau 1 vài năm sau mới biết.
Còn 1 công trình chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn.

Được thế thì tốt, chú có biết câu Hà Nội ngàn năm văn vật có nghĩa là gì không? nghĩa là người ta vật nhau bằng văn. Công trình có mấy tỷ, lại là hạ tầng thì ai tài trợ bây giờ vì thu hồi vốn tài trợ bằng cách nào? nó chỉ là 1 đoạn đường ngắn chưa đầy 100m, chẳng có cách nào để chuyển đổi nguồn vốn. Vì người ta nói từ đầu, tiền NSNN không thiếu, phải tính đủ, không được bổ sung đâu

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Đúng là như vậy! Trong quá trình thương thảo và ký kết hợp đồng mình vẫn đưa vào phần "Điều chỉnh giá hợp đồng" về điều khoản khối lượng phát sinh không có trong đơn giá hợp đồng vào, theo đó phần giá trị dự toán phát sinh được duyệt này sẽ nhân với hệ số K. Như vậy, khi hợp đồng đã được thỏa thuận ký kết giữa 2 bên A-B như vậy thì sau này sẽ căn cứ thực hiện.

Cơ bản đúng là như vậy, trong quá trình thương thảo và ký kết hợp đồng thì có thể đưa điều khoản khối lượng phát sinh không có trong đơn giá hợp đồng vào phần "Điều chỉnh giá hợp đồng". Điều khoản này phải được các bên thống nhất thẳng trong hợp đồng để căn cứ thanh toán sau này. Tuy nhiên ở đây SMod ks.thanhtan có vẻ nhầm 1 chút, theo anh chính xác phải ghi là: Phần giá trị dự toán phát sinh được Chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt = Gía trị dự toán sau thẩm tra x hệ số K (trong đó K = giá trị trúng thầu/giá trị dự toán được phê duyệt trước đó).

Kích vào đây đăng ký khóa học đọc bản vẽ bóc khối lượng online

Chủ trương các sếp (CĐT) ai cũng muốn ngon, bổ, rẻ ( đầu tư ít hiệu quả nhiều), chính vì như thế mà không ít trường hợp rơi vào hoàn cảnh bó tay toàn tập như anh nêu, chắc lúc đó nhà thầu ngậm đắng coi như làm quà cho các sếp để làm các công trình sau.

Khổ thay nhà thầu quyết không nhún, đủ tiền em mới làm, còn không em cứ làm các hạng mục đúng thiết kế, khi nào được điều chỉnh thiết kế với bổ sung dự toán em mới làm (phát sinh này chưa được Sở KHĐT chấp thuận bổ sung dự toán). Đèn đường em sẽ làm, có thủ thuật đấu nối tạm để nghiệm thu, sau đó tùy các bác, khi nào có tiền thì em lắp nốt tủ điện chiếu sáng cho.

Giảm giá trong hợp đồng xây dựng

Bạn trích dẫn văn bản quy định điều đó giúp mình được không?