Giảng viên trường Đại học Bách khoa TPHCM

Trong clip lan truyền trên mạng xã hội, nam giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã nói sinh viên: "Như là cái óc trâu, nói hoài rồi cũng không làm..”.

Tiếp đó giảng viên quát sinh viên ầm ĩ: “Tại sao không làm, Tại sao? Tại sao không làm? Trong clip có tiếng sinh viên lí nhí đáp: "Dạ, để em chỉnh lại" thì nam giảng viên tiếp tục hét lên: "Tại sao không làm?".

Đoạn clip được xác định ghi lại lớp học  bộ môn cơ điện tử, Khoa Cơ khí. Trao đổi với VietNamNet, PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho hay clip này xảy ra tại trường cách đây khoảng 2 tuần.

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

“Khi nắm được sự việc chính tôi là người gọi điện thoại cho giảng viên và chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều. Giảng viên đã hiểu được cái sai của mình và lên lớp xin lỗi sinh viên. Sinh viên đã chấp nhận lời xin lỗi của thầy và sau đó cũng đưa ra một clip cho thấy giảng viên đã bình tĩnh rất nhiều”.

PGS Trần Thiên Phúc cho biết nam giảng viên đã ngoài 50 tuổi. Ông mong răng cả hai bên có thể thông cảm cho nhau tránh những tổn thương tâm lý.

Trong bối cảnh dạy học trực tuyến, PGS Phúc cho hay, năm ngoái Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dạy online nhưng tập trung. Nhà trường mở 22 studio để cho giảng viên dạy, vì vậy khung cảnh dạy học như cũ, có lớp, có phấn trắng, bảng đen, tâm lý của giảng viên được giải toả. Hiện nay “ai ở đâu thì ở đấy”, các thầy cô phải dạy online ở nhà do vậy có thể ảnh hưởng tâm lý… nên thật sự rất căng thẳng và rất thương các thầy cô cũng như sinh viên.

Sau sự việc Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng đã có thư ngỏ gửi các giảng viên trong đó mong các giảng viên kìm hãm các mỗi bực dọc tâm lý, giữ các ứng xử đúng mực của một người làm công tác giảng dạy, tránh các từ ngữ, các phát biểu quá nặng nề.

Bức thư viết: “Trong cơn đại dịch, mọi sinh hoạt thường ngày của chúng ta và người thân đều đảo lộn, chúng ta phải xử lý rất nhiều việc phát sinh bất ngờ và rất khó khăn vì dịch bệnh, chúng ta phải chuyển sang hình thức giảng dạy online hoàn toàn tại nhà và điều này cũng gây không ít phiền toái cho thầy cô. Không ít thì nhiều, chúng ta cũng biết rằng, những trở ngại này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của tất cả thầy cô giáo trong toàn trường.

Thời gian qua, có một số dư luận phản ảnh tình hình giảng dạy của một số ít thầy, cô không ở nội dung giảng dạy mà ở cung cách ứng xử trên lớp online. Chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm với các sự cố này, vì các lý do như nêu trên. Tuy nhiên, xin các thầy, cô quan tâm kìm hãm các mỗi bực dọc tâm lý, giữ các ứng xử đúng mực của một người làm công tác giảng dạy, tránh các từ ngữ, các phát biểu quả nặng nề. Việc giảng dạy online, dẫu sao còn quá mới với tất cả chúng ta, mà bầu không khí trong lớp online lại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo niềm hứng khởi học tập của sinh viên, nên một lần nữa rất mong quý thầy cô hết sức quan tâm đến vấn đề này”.
  
Lê Huyền

Ngày 20/9, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM xin lỗi vì sự việc giảng viên đuổi sinh viên ra khỏi lớp học online đã gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng cho phụ huynh và sinh viên.

Giới thiệu

Nổi tiếng với danh hiệu là trường đại học đào tạo kỹ thuật đầu ngành của miền Nam, Đại học Bách Khoa TP.HCM là trường đại học trọng điểm và cũng là trường nổi tiếng nhất trong hệ thống Đại học Quốc gia TP.HCM.

Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM [website: hcmut.edu.vn] đã trải qua 55 năm hình thành và phát triển. Hiện nay, với môi trường sáng tạo và chuyên nghiệp được định hình ngày càng rõ nét, trường Đại học Bách Khoa vẫn không ngừng lớn mạnh, giữ vững vai trò đầu tàu về đào tạo và nghiên cứu khoa học của khu vực phía Nam cũng như của cả nước.

Giới thiệu trường

Tiền thân của Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật, được thành lập ngày 29/6/1957.

Năm 1957, Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia Phú Thọ được thành lập trên cơ sở hợp nhất 4 trường Cao đẳng Công chánh, Cao đẳng Điện lực, Quốc gia Kỹ sư Công nghệ Việt Nam Hàng hải.

Tính đến tháng 5 năm 2005, trường đã có 11 khoa chuyên ngành, 10 trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, 4 trung tâm đào tạo, 10 phòng ban chức năng và một công ty trách nhiệm hữu hạn.


Giới thiệu trường Đại học Bách Khoa TP HCM – Đại học Quốc gia TP.HCM [Nguồn: Youtube – Haiau Nguyen]

Sứ mệnh

Đào tạo thanh niên các ngành học Cao đẳng Kỹ thuật cần thiết cho nền Kinh tế và Kỹ nghệ Quốc gia.

Tầm nhìn

Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM mong muốn giữ vững vai trò là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu về đào tạo và nghiên cứu khoa học của khu vực phía Nam cũng như của cả nước, tiếp tục là thành viên nòng cốt của Đại học Quốc gia TP.HCM, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Hoạt động của sinh viên

Sinh viên Đại học Bách Khoa không chỉ có nghị lực, quyết tâm, đam mê với ngành nghề mình chọn mà còn tham gia các hoạt động ngoại khóa rất năng nổ. Tuy thuộc top những trường đại học có chương trình học khiến sinh viên vất vả nhất nhưng các câu lạc bộ, đội nhóm, các phong trào đều được các bạn hưởng ứng và tham gia tích cực.

Các bạn sinh viên với sức trẻ năng động luôn sôi nổi tham gia chiến dịch mùa hè xanh thông qua những hoạt động thiết thực như xây dựng cầu đường, sữa chữa nhà, xóa mù chữ cho trẻ nhỏ ở các vùng nông thôn.

Các môn thể thao ngay tại trường như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis,… đều có câu lạc bộ để các bạn rèn luyện, giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Ngoài thời giờ lên lớp sinh viên còn có thể dành thời gian cho các hoạt động văn nghệ, thể thao, câu lạc bộ đội nhóm, ngoại ngữ hoặc đọc sách giải trí trong thư viện.

Đại học Bách Khoa giành giải nhất cuộc thi VUG 2018

Đội ngũ nhân sự

Tính đến tháng 5 năm 2012, trường có 1.418 cán bộ công chức trong đó có 1.038 cán bộ giảng dạy. Trong số cán bộ giảng dạy có 7 Giáo sư, 74 phó giáo sư, 327 tiến sĩ, 434 thạc sĩ, 272 giảng viên có trình độ đại học và 5 cao đẳng.

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường là 31,5%. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường là 41,8%.

Đội ngũ giảng viên của trường Đại học Bách Khoa TP HCM

Cơ sở vật chất

Tổng diện tích đất sử dụng của trường [2 cơ sở] là 41,23 ha, trường có 240 phòng học, 180 phòng thí nghiệm và 11 xưởng thực tập.

Các địa điểm học:

Hiện nay, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM là một trong những trường Đại học có diện tích lớn nhất tại TP.HCM, trường có hai cơ sở ở nội thành và ngoại thành:

Cơ sở chính nằm ở số 268 Lý Thường Kiệt Quận 10 TP.HCM có diện tích 14,2 ha, với 96 phòng thí nghiệm, 3 xưởng thực hành và 1 thư viện

Cơ sở Dĩ An: đường 621 – khu đô thị Đại học Quốc Gia TP.HCM – Dĩ An – Bình Dương có diện tích 26 ha.

Ký túc xá: nằm ở số 497 Hòa Hảo, phường 7, quận 10, TP HCM với diện tích 1,4 ha cách trường 1,5 km. Ngoài ra, các bạn sinh viên ở làng đại học có thể ở tại Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Các phòng được thiết kế đầy đủ tiện nghi cho sinh viên, tạo điều kiện tốt nhất để các bạn học tập, và sinh hoạt.

Ký túc xá đại học Quốc gia [Nguồn: Youtube – View 24]

Thành tựu

  • Huân chương lao động hạng 3 cho phong trào tình nguyện góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
  • Bằng khen Ủy ban nhân Thành phố cho Tập thể lao động xuất sắc năm 2004, 2005, 2006, 2008, 2009, 2010, 2011.
  • Bằng khen bộ trưởng Bộ Y tế, Bằng khen Hội chữ thập đỏ Việt Nam cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác Hiến máu nhân đạo năm 2002.
  • Bằng khen Ủy ban nhân dân Thành phố đã có thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức Hiến máu tình nguyện năm 2010, 2011.
  • Bằng khen Trung ương Hội sinh viên Việt Nam cho đơn vị hoàn thành xuất sắc công tác Hội và phong trào sinh viên từ năm học 2000 – 2011 đến năm học 2010 – 2011
  • Bằng khen Ủy ban nhân dân các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, TP.HCM, Trung Ương Hội sinh viên Việt Nam cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh từ năm 2001 đến năm 2011.

Cựu sinh viên nổi bật

  • Ông Nguyễn Thiện Nhân, Giáo sư, Tiến sĩ, Chính trị gia, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nguyên Phó Thủ tướng, Nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo từng là Phó Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa TP.HCM.
  • Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam.
  • Ông Lâm Du Sơn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
  • Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM.
  • Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Tiến sĩ, Nhà phát minh, Doanh nhân, Chủ tịch Hãng American Dye Source, Inc., Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan.
  • Ông Phan Thanh Bình, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM.
  • Ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Tân Hiệp Phát.
  • Ông Lê Trí Thông, Phó Tổng Giám đốc DongA Bank.
  • Diễn viên Chi Bảo.

Ông Nguyễn Thiện Nhân là một trong những cựu sinh viên thành đạt của trường

Nguồn: Đại học Bách Khoa TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề