Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc năm 2024

[Báo Quảng Ngãi]- Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cho sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với vấn đề gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, quốc gia. Với vai trò và ý nghĩa đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này, qua đó góp phần làm giàu văn hóa dân tộc và khắc chế tối đa những hệ lụy, tiêu cực từ hội nhập quốc tế.

Bền bỉ gìn giữ văn hóa dân tộc

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nói đến lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ nhấn mạnh những nét đặc sắc của dân tộc mà còn là giữ gìn những giá trị thuộc về dân tộc đó. Đồng thời, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở ý thức tự giác của cả cộng đồng dân tộc. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, văn hóa phải “đi sâu vào tâm lý quốc dân” để từ đó “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Hát bả trạo trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: TẤN KHÂM

Lịch sử Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Dân tộc Việt Nam trải qua biết bao thăng trầm và biến thiên, đã có bao thế lực ngoại bang muốn đồng hóa nền văn hóa của chúng ta. Nhưng ông cha ta đã bền bỉ gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc văn hóa của dân tộc khác để làm giàu thêm văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa nước khác, dân tộc khác, thì mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cũng phải biết bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình. Có như thế mới giữ gìn và phát huy được giá trị văn hóa của dân tộc mình trường tồn với thời gian. Nếu dân tộc nào không làm được điều này thì bản sắc văn hóa của dân tộc đó dần dần bị thui chột, làm yếu đi các giá trị văn hóa riêng của từng dân tộc. Và từ đó, các nền văn hóa ngoại lai sẽ chiếm lĩnh, lấn áp, biến các quốc gia đó, dân tộc đó thành lệ thuộc, tự đánh mất mình trong thế giới hiện đại. Vậy nên, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để hội nhập nhưng không bị hòa tan là việc làm rất cần thiết. Làm sao để hội nhập văn hóa thống nhất giữa “nhận” và “cho”. “Nhận” cái mới từ bên ngoài nhưng chúng ta cũng phải “cho” thế giới biết về những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam.

Nét đẹp trong văn hóa và con người Quảng Ngãi

Quảng Ngãi hiện có 4 dân tộc chính sinh sống là Kinh, Cor, Hrê, Ca Dong. Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc sắc riêng, nhưng có những điểm chung nhất đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, các dân tộc anh em sống trên địa bàn Quảng Ngãi, từ miền xuôi đến miền ngược, từ ven biển đến hải đảo xa xôi luôn đoàn kết một lòng chống giặc để bảo vệ quê hương, làng xóm cho dù họ có những nét văn hóa riêng, phong tục tập quán, lối sống, ngôn ngữ riêng. Nhưng ngày nay, trong quá trình hội nhập không tránh khỏi những "làn gió độc" của văn hóa ngoại lai. Để bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em chung sống trên địa bàn tỉnh vẫn luôn mang dáng vẻ riêng, độc đáo, với tinh thần chủ động hòa nhập nhưng không hòa tan là vấn đề mà các cấp ủy đảng, chính quyền và các bậc cao niên, nghệ nhân... luôn trăn trở.

Điều đáng vui mừng là ngày nay, các dân tộc ở miền núi Quảng Ngãi vẫn còn giữ được nét văn hóa riêng có của dân tộc mình và những nét văn hóa riêng có đó vẫn được âm thầm trao truyền cho thế hệ mai sau.

Thời gian tới, hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực sẽ ngày càng sâu sắc và mạnh mẽ. Để tránh những “làn gió độc” trong quá trình hội nhập đòi hỏi từng cá nhân, từng cộng đồng, từng dân tộc phải trang bị cho mình bản lĩnh biết “cho” và biết “nhận”, dễ dàng hòa nhập, thích ứng nhưng không dễ hòa tan trong quá trình hội nhập quốc tế và tham gia tiến trình toàn cầu hóa. Làm được điều đó thì các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành chức năng phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tích cực đấu tranh, bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, phản động, đồi trụy; đồng thời, hạn chế hoặc xóa bỏ những hủ tục để tạo dựng đời sống tinh thần lành mạnh trong nhân dân.

Chú trọng “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững” theo tinh thần Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi khóa XIX. Trong đó, tiếp tục xây dựng nền văn hóa và con người Quảng Ngãi phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại và đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc với tinh thần chủ động, để vừa đón nhận cơ hội phát triển vừa vượt qua các thách thức, nhằm giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời, hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.

Thách thức của toàn cầu hóa

Đứng trước sự bùng nổ của Internet và hội nhập quốc tế hiện nay, nguy cơ mai một văn hóa truyền thống của dân tộc, đạo đức xã hội xuống cấp và các giá trị nhân bản của cha ông để lại dần dần mai một. Nhiều dân tộc đã không còn chữ viết, tiếng nói, trang phục. Tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi... có chiều hướng gia tăng. Giới trẻ quay lưng và không còn mặn mà với văn hóa dân tộc... Thực trạng này khiến những nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa lo ngại. Một trong những thách thức của toàn cầu hóa hiện nay là một bộ phận thanh niên muốn “chạy theo” luồng văn hóa mới từ bên ngoài vào. Do bản lĩnh còn chưa vững vàng nên dễ bị tiêm nhiễm và đua đòi, ăn chơi dẫn đến bỏ quên, thậm chí coi thường văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa dân tộc mất chỗ đứng trong bản thân họ và nguy hiểm hơn là, họ “quay lưng” với văn hóa truyền thống.

Tại sao phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?

Theo đó, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc quan trọng để bảo tồn di sản văn hóa, đóng góp vào sự đa dạng văn hóa toàn cầu, và giúp con người xác định danh tính cá nhân và tập thể của họ. Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng đa dạng văn hóa trong xã hội toàn cầu ngày nay.

Làm sao để giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam?

Bản sắc văn hóa dân tộc là gì, cách giữ gìn và phát huy?.

Giáo dục và truyền thông..

Bảo tồn di sản văn hóa..

Thúc đẩy nghiên cứu và học hỏi..

Tổ chức sự kiện và lễ hội..

Giao lưu văn hóa và trao đổi..

Tạo điều kiện và khuyến khích sự phát triển của các nghệ nhân và nghệ sĩ dân gian..

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam gồm những gì?

Thứ nhất là ngôn ngữ. ... .

Thứ hai là phong tục, truyền thống và tôn giáo. ... .

Thứ ba là trang phục. ... .

Thứ tư là ẩm thực. ... .

Thứ năm là kiến trúc. ... .

Thứ nhất, lưu giữ những giá trị tinh túy của tinh thần dân tộc cho thế hệ mai sau. ... .

Thứ hai, bảo vệ khỏi sự băng hoại của thời gian..

Thế nào là bản sắc?

Bản sắc [hay nhân thân, căn cước, tiếng Anh: identity] từ góc độ tâm lý học xã hội, xã hội học và nhân học là khái niệm và nhận thức của một cá thể về ba đối tượng: chính cá thể đó [nhận đồng cá nhân], cá thể khác hoặc một nhóm xã hội [ví dụ như nhận đồng quốc gia, nhận đồng văn hóa và thường được gọi là màu cờ sắc áo] ...

Chủ Đề