Google mail thuộc loại dịch vụ nào trên internet

Các nguyên tắc trong bài viết này có thể giúp bạn gửi và chuyển thành công email đến các tài khoản Gmail cá nhân. Tài khoản Gmail cá nhân là tài khoản có đuôi là @gmail.com hoặc @googlemail.com.

Người gửi trên Google Workspace: Nếu bạn sử dụng Google Workspace để gửi số lượng lớn email, hãy xem Chính sách về thư rác và hành vi sai trái trong Gmail. Chính sách này nằm trong Chính sách sử dụng của Google Workspace.

Nội dung cập nhật về các yêu cầu đối với người gửi

Bảng này liệt kê các nội dung cập nhật của chúng tôi về nguyên tắc dành cho người gửi:

Yêu cầu đối với người gửi Ngày thêm Sử dụng một kết nối TLS để truyền email Tháng 12 năm 2023

Nguyên tắc dành cho người gửi

Hãy tuân theo các nguyên tắc này để đảm bảo thư được gửi đến các tài khoản Gmail như dự kiến và để ngăn Gmail giới hạn tần suất gửi, chặn thư hoặc đánh dấu thư là thư rác.

Để biết thêm thông tin về việc đáp ứng các yêu cầu này, hãy truy cập vào bài viết Câu hỏi thường gặp về nguyên tắc dành cho người gửi email.

Yêu cầu đối với tất cả người gửi

  • Thiết lập phương thức xác thực email DKIM hoặc SPF cho miền của bạn.
  • Đảm bảo rằng địa chỉ IP hoặc miền gửi thư có bản ghi DNS chuyển tiếp và bản ghi DNS ngược hợp lệ, còn được gọi là bản ghi PTR.
  • Sử dụng một kết nối TLS để truyền email. Để biết các bước thiết lập TLS trong Google Workspace, hãy xem bài viết Cần có một kết nối bảo mật cho email.
  • Giữ cho tỷ lệ thư rác được báo cáo trong Công cụ Postmaster dưới 0,1% và đừng để tỷ lệ thư rác bằng hoặc cao hơn 0,3%. .
  • Định dạng thư theo Tiêu chuẩn định dạng thư trên Internet [RFC 5322].
  • Không được mạo danh ở phần đầu thư Từ: của Gmail. Gmail sẽ bắt đầu sử dụng cách ly theo DMARC, và việc mạo danh trong phần đầu thư Từ: của Gmail có thể ảnh hưởng đến việc gửi email.
  • Nếu bạn thường xuyên chuyển tiếp email, kể cả việc sử dụng danh sách gửi thư hoặc cổng thư đến, hãy thêm vào email gửi đi. Phần đầu ARC cho biết thư đã được chuyển tiếp và xác định bạn là người chuyển tiếp. Người gửi danh sách gửi thư cũng phải thêm phần đầu List-id:. Phần đầu này chỉ định danh sách gửi thư cho các thư gửi đi.

Yêu cầu đối với việc gửi từ 5.000 thư trở lên mỗi ngày

Kể từ ngày 1 tháng 2 năm 2024, những người gửi hơn 5.000 thư mỗi ngày đến các tài khoản Gmail phải đáp ứng các yêu cầu trong mục này.

  • Thiết lập phương thức xác thực email DKIM hoặc SPF cho miền của bạn.
  • Đảm bảo rằng địa chỉ IP hoặc miền gửi thư có bản ghi DNS chuyển tiếp và bản ghi DNS ngược hợp lệ, còn được gọi là bản ghi PTR.
  • Sử dụng một kết nối TLS để truyền email. Để biết các bước thiết lập TLS trong Google Workspace, hãy xem bài viết Cần có một kết nối bảo mật cho email.
  • Giữ cho tỷ lệ thư rác được báo cáo trong Công cụ Postmaster dưới 0,1% và đừng để tỷ lệ thư rác bằng hoặc cao hơn 0,3%. .
  • Định dạng thư theo Tiêu chuẩn định dạng thư trên Internet [RFC 5322].
  • Không được mạo danh ở phần đầu thư Từ: của Gmail. Gmail sẽ bắt đầu sử dụng cách ly giao thức DMARC, và việc mạo danh phần đầu thư Từ: của Gmail có thể ảnh hưởng đến việc gửi email.
  • Nếu bạn thường xuyên chuyển tiếp email, kể cả việc sử dụng danh sách gửi thư hoặc cổng thư đến, hãy thêm vào email gửi đi. Phần đầu ARC cho biết thư đã được chuyển tiếp và xác định bạn là người chuyển tiếp. Người gửi danh sách gửi thư cũng phải thêm phần đầu List-id:. Phần đầu này chỉ định danh sách gửi thư cho các thư gửi đi.
  • Thiết lập phương thức xác thực email bằng DMARC cho miền gửi thư của bạn. Bạn có thể đặt bằng DMARC thành none.
  • Đối với thư trực tiếp, miền trong phần Từ: của người gửi phải khớp với miền SPF hoặc miền DKIM. Đây là điều kiện bắt buộc để vượt qua yêu cầu .
  • Thư tiếp thị và thư gửi cho những người đã đăng ký phải hỗ trợ tính năng nhấp một lần để huỷ đăng ký, đồng thời phải có một đường liên kết huỷ đăng ký rõ ràng trong nội dung thư.

Nếu bạn gửi hơn 5.000 email mỗi ngày trước ngày 1 tháng 2 năm 2024, hãy làm theo các nguyên tắc trong bài viết này càng sớm càng tốt. Việc đáp ứng các yêu cầu dành cho người gửi trước thời hạn trên có thể giúp cải thiện khả năng gửi email. Nếu bạn không đáp ứng các yêu cầu được mô tả trong bài viết này, email của bạn có thể không được gửi như mong đợi hoặc có thể bị đánh dấu là thư rác. Để được trợ giúp về các vấn đề khi gửi email, hãy truy cập vào phần .

Để tìm hiểu thêm về cách thiết lập SPF, DKIM và DMARC, hãy truy cập vào bài viết Ngăn chặn thư rác, hành vi giả mạo và lừa đảo bằng phương thức xác thực của Gmail.

Các yêu cầu và đề xuất về việc xác thực email

Bạn phải thiết lập các phương thức xác thực email này cho miền của bạn. Thư được xác thực:

  • Giúp bảo vệ người nhận khỏi thư độc hại, chẳng hạn như thư giả mạo và lừa đảo.
  • Giúp bạn và tổ chức của bạn không bị mạo danh.
  • Ít có khả năng bị Gmail từ chối hoặc đánh dấu là thư rác.

Thiết lập phương thức xác thực email cho từng miền gửi thư thông qua nhà cung cấp miền của bạn. Ngoài việc làm theo hướng dẫn mà chúng tôi cung cấp, bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn xác thực email của nhà cung cấp miền cho bạn.

Để xác minh rằng thư đã được xác thực, Google sẽ kiểm tra những thư được gửi đến các tài khoản Gmail. Để cải thiện khả năng gửi email, bạn nên luôn thiết lập SPF, DKIM và DMARC cho miền của mình. Đảm bảo rằng bạn đáp ứng các yêu cầu xác thực tối thiểu được mô tả trong . Những thư không được xác thực bằng các phương pháp này có thể bị đánh dấu là thư rác hoặc bị từ chối kèm thông báo .

Nếu bạn sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ email, hãy xác nhận rằng họ xác thực email trong miền của bạn bằng SPF và DKIM.

Bất cứ lúc nào, bạn cũng nên sử dụng cùng một miền để xác thực email và lưu trữ trang web công khai của mình.

SPF

SPF giúp ngăn chặn những người gửi thư rác gửi thư trái phép có vẻ là từ miền của bạn. Hãy thiết lập SPF bằng cách phát hành một bản ghi SPF trong miền của bạn. Bản ghi SPF cho miền của bạn phải bao gồm tất cả địa chỉ email gửi thư cho miền của bạn. Nếu người gửi bên thứ ba không nằm trong bản ghi SPF, thì thư do những người này gửi có nhiều khả năng sẽ bị đánh dấu là thư rác. Tìm hiểu cách xác định bản ghi SPF và thêm bản ghi đó vào miền của bạn.

DKIM

Bật DKIM cho miền gửi email của bạn. Các máy chủ nhận thư dùng DKIM để xác minh rằng chủ sở hữu miền thực sự đã gửi thư. Tìm hiểu cách bật DKIM cho miền của bạn.

Quan trọng: Bạn cần sử dụng khoá DKIM 1024 bit trở lên để gửi thư đến tài khoản Gmail cá nhân. Vì lý do bảo mật, bạn nên sử dụng khoá 2048 bit nếu nhà cung cấp miền của bạn hỗ trợ khoá này. Tìm hiểu thêm về .

DMARC

DMARC cho phép bạn thông báo cho máy chủ nhận thư việc nên làm với những thư từ miền của bạn mà không vượt qua được SPF hoặc DKIM. Hãy thiết lập DMARC bằng cách phát hành một bản ghi DMARC cho miền của bạn. Để vượt qua quy trình xác thực bằng DMARC, thư phải được xác thực bằng SPF và/hoặc DKIM. Miền xác thực phải giống với miền trong phần Từ: của thư. Tìm hiểu cách thêm bản ghi DMARC tại miền của bạn.

Bạn nên thiết lập báo cáo DMARC để có thể giám sát email được gửi từ miền của bạn hoặc có vẻ như đã được gửi từ miền của bạn. Báo cáo DMARC giúp bạn xác định những người gửi có thể đang mạo danh miền của bạn. Tìm hiểu thêm về báo cáo DMARC.

Khi thiết lập DMARC, bạn có thể thiết lập BIMI để thêm biểu trưng thương hiệu vào các thư gửi từ miền của bạn [nếu muốn]. Tìm hiểu cách thêm biểu trưng thương hiệu bằng BIMI.

ARC

ARC kiểm tra trạng thái xác thực trước đó của các thư được chuyển tiếp. Nếu một thư được chuyển tiếp vượt qua quá trình xác thực SPF hoặc DKIM, nhưng ARC cho biết trước đó thư này chưa được xác thực, Gmail sẽ coi thư này là chưa được xác thực.

Người gửi nên sử dụng phương thức xác thực ARC, nhất là khi họ thường xuyên chuyển tiếp email. Tìm hiểu thêm về phương thức xác thực ARC.

Cấu hình cơ sở hạ tầng

Địa chỉ IP

Địa chỉ IP gửi của bạn phải có bản ghi PTR. Bản ghi PTR xác minh rằng tên máy chủ gửi được liên kết với địa chỉ IP gửi. Mỗi địa chỉ IP phải liên kết với một tên máy chủ trong bản ghi PTR. Tên máy chủ trong bản ghi PTR phải có DNS chuyển tiếp tham chiếu đến địa chỉ IP gửi.

Hãy thiết lập bản ghi DNS ngược hợp lệ cho địa chỉ IP của máy chủ gửi sao cho nó trỏ đến miền của bạn. Bạn có thể kiểm tra bản ghi PTR bằng công cụ .

Quan trọng: Địa chỉ IP gửi phải khớp với địa chỉ IP của tên máy chủ được chỉ định trong bản ghi Pointer [PTR].

Địa chỉ IP dùng chung

Địa chỉ IP dùng chung [IP dùng chung] là địa chỉ IP được nhiều người gửi email sử dụng. Hoạt động của bất kỳ người gửi nào sử dụng địa chỉ IP dùng chung cũng sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của tất cả người gửi sử dụng IP dùng chung đó.

Danh tiếng xấu có thể ảnh hưởng đến tần suất gửi thư của bạn.

Nếu bạn sử dụng một IP dùng chung để gửi email, bạn cần:

  • Đảm bảo địa chỉ IP dùng chung đó không thuộc bất kỳ danh sách chặn nào trên Internet. Thư được gửi từ địa chỉ IP trong danh sách chặn sẽ có nhiều khả năng bị đánh dấu là thư rác.
  • Nếu bạn sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ email cho IP dùng chung của mình, hãy sử dụng Công cụ Postmaster để giám sát danh tiếng của địa chỉ IP dùng chung.

Việc đăng ký

Chỉ gửi email cho những người muốn nhận thư từ bạn để giảm khả năng họ báo cáo thư gửi từ miền của bạn là thư rác.

Nếu thư từ miền của bạn thường xuyên bị báo cáo là thư rác, thì thư của bạn trong tương lai có nhiều khả năng sẽ bị đánh dấu là thư rác. Theo thời gian, nhiều báo cáo thư rác dồn lại có thể hạ thấp danh tiếng của miền. Bạn có thể giám sát danh tiếng của miền bằng Công cụ Postmaster.

Giúp người dùng dễ dàng đăng ký nhận thư

Để đảm bảo người nhận của bạn là người đã tương tác:

  • Đảm bảo người nhận chọn nhận thư của bạn.
  • Xác nhận địa chỉ email của từng người nhận trước khi đăng ký cho họ.
  • Định kỳ gửi thư để xác nhận rằng người nhận muốn tiếp tục nhận thư.
  • Cân nhắc huỷ đăng ký cho những người nhận không mở hoặc đọc thư của bạn.

Giúp người dùng dễ dàng huỷ đăng ký

Luôn cung cấp một cách thức huỷ đăng ký dễ dàng trong thư của người nhận. Việc cho phép người nhận từ chối nhận thư của bạn có thể cải thiện tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp và hiệu quả gửi thư. Tính năng nhấp một lần để huỷ đăng ký giúp mọi người dễ dàng chọn không nhận email. Nếu bạn gửi hơn 5.000 thư mỗi ngày, thì .

Để thiết lập tính năng nhấp một lần để huỷ đăng ký, hãy đưa cả hai nội dung sau vào phần đầu thư gửi đi:

  • List-Unsubscribe-Post: List-Unsubscribe=One-Click
  • List-Unsubscribe:

Khi người nhận dùng tính năng nhấp một lần để huỷ đăng ký, bạn sẽ nhận được yêu cầu POST sau:

"POST /unsubscribe/example HTTP/1.1 Host: solarmora.com Content-Type: application/x-www-form-urlencoded Content-Length: 26 List-Unsubscribe=One-Click"

Tìm hiểu thêm về phần đầu thư List-Unsubscribe trong RFC 2369 và RFC 8058.

Các phương pháp huỷ đăng ký khác mà bạn nên dùng:

  • Cho phép người nhận xem lại từng danh sách gửi thư mà họ đã đăng ký. Cho phép họ huỷ đăng ký khỏi từng danh sách hoặc tất cả danh sách cùng lúc.
  • Tự động huỷ đăng ký những người nhận có nhiều thư bị trả lại.

Định dạng thư

Hãy làm theo các nguyên tắc định dạng thư sau đây để tăng khả năng Gmail gửi thư của bạn vào hộp thư đến thay vì gửi vào thư mục thư rác:

  • Định dạng thư theo Tiêu chuẩn định dạng trên Internet [RFC 5322].
  • Nếu thư của bạn ở dạng HTML, hãy định dạng thư theo tiêu chuẩn HTML.
  • Đừng dùng HTML và CSS để ẩn nội dung trong thư của bạn. Việc ẩn nội dung có thể khiến thư bị đánh dấu là thư rác.
  • Phần đầu Từ: của thư chỉ nên bao gồm một địa chỉ email. Ví dụ: Từ: notifications@solarmora.com
  • Đảm bảo tất cả thư đều có Mã nhận dạng thư hợp lệ [].
  • Đảm bảo rằng mỗi thư chỉ xuất hiện duy nhất một phần đầu thư. Ví dụ phần đầu duy nhất bao gồm Từ, Tới, Tiêu đề và Ngày [].
  • Tránh các phần đầu thư quá dài. Để tìm hiểu thêm, hãy xem bài viết Các giới hạn của phần đầu thư trong Gmail.
  • Các đường liên kết trang web trong nội dung thư phải rõ ràng và dễ hiểu. Người nhận nên biết được điều gì sẽ xảy ra khi họ nhấp vào đường liên kết.
  • Thông tin người gửi phải rõ ràng và dễ thấy.
  • Tiêu đề thư phải chính xác và không gây hiểu lầm.
  • Định dạng các miền quốc tế sau đây theo :
    • Miền xác thực
    • Miền phong bì từ
    • Miền tải trọng
    • Miền trả lời
    • Miền của người gửi

Nguyên tắc gửi

Để giảm khả năng các thư từ miền của bạn bị gửi vào thư mục Thư rác hoặc bị Gmail chặn, hãy làm theo các phương pháp chung hay nhất dưới đây:

Các phương pháp gửi nên dùng

  • Xác thực email bằng SPF và DKIM được thiết lập đúng theo nguyên tắc. Nếu bạn sử dụng nhà cung cấp dịch vụ email, hãy xác minh rằng nhà cung cấp đó có hỗ trợ việc này.
  • Tốt nhất là nên gửi tất cả các thư từ cùng một địa chỉ IP. Nếu bạn phải gửi từ nhiều địa chỉ IP, hãy sử dụng địa chỉ IP khác nhau cho từng loại thư. Ví dụ: Dùng một địa chỉ IP để gửi thông báo về tài khoản và một địa chỉ IP khác để gửi thư quảng cáo.
  • Thư thuộc cùng một loại nên có cùng địa chỉ email Từ:. Ví dụ: Thư được gửi từ miền solarmora.com có thể có địa chỉ Từ: như sau:
    • Thư biên nhận bán hàng: banhang@solarmora.com
    • Thư khuyến mãi: khuyenmai@solarmora.com
    • Thư thông báo về tài khoản: canhbao@solarmora.com
  • Thư được gửi từ địa chỉ trong danh bạ của người nhận ít có khả năng bị đánh dấu là thư rác hơn.

Phương pháp gửi cần tránh

  • Đừng kết hợp nhiều loại nội dung trong cùng một thư. Ví dụ: Đừng đưa chương trình khuyến mãi vào thư biên nhận bán hàng.
  • Đừng mạo danh các miền hoặc người gửi khác khi chưa được cho phép. Phương thức này được gọi là giả mạo và Gmail có thể đánh dấu các thư này là thư rác.
  • Đừng đánh dấu thư nội bộ là thư rác. Vì việc đánh dấu có thể gây tiếng xấu cho miền của bạn và các thư sau này có thể bị đánh dấu là thư rác.
  • Đừng mua địa chỉ email từ các công ty khác.
  • Đừng gửi thư cho những người chưa đăng ký nhận thư của bạn. Những người nhận này có thể đánh dấu thư của bạn là thư rác và các thư sau này gửi đến họ sẽ bị đánh dấu là thư rác.
  • Tránh dùng các biểu mẫu chọn nhận thư theo mặc định và tránh tự động đăng ký cho người dùng. Một số quốc gia và khu vực hạn chế việc tự động chọn nhận thư. Trước khi dùng chế độ tự động chọn nhận thư cho người dùng, hãy xem xét luật pháp tại khu vực của bạn.

Một số thư hợp lệ có thể bị đánh dấu là thư rác. Trong trường hợp đó, người nhận có thể đánh dấu thư hợp lệ không phải là thư rác. Nhờ vậy, trong tương lai, các thư của người gửi này sẽ được gửi tới hộp thư đến.

Tăng dần số lượng gửi

Khi tăng số lượng gửi, cần lưu ý:

  • Bạn có thể gặp phải sự cố gửi thư khi tăng số lượng gửi quá nhanh. Khi bạn tăng dần số lượng thư gửi đi, hãy sử dụng Công cụ Postmaster để giám sát hiệu suất gửi thư.
  • Đối với tài khoản công việc và tài khoản trường học, hạn mức gửi sẽ áp dụng ngay cả khi người nhận thuộc các miền Google Workspace khác nhau. Ví dụ: Bạn có thể gửi email cho người dùng có địa chỉ email thuộc miền your-company.netsolarmora.com. Mặc dù miền khác nhau, nhưng nếu cả hai miền đều có bản ghi MX là ``0, thì các thư gửi đến những miền này sẽ được tính vào hạn mức của bạn.
  • Nếu bạn sử dụng Google Workspace hoặc Gmail để gửi email: Khi bạn đạt hạn mức gửi, Google Workspace sẽ giới hạn tần suất gửi thư đối với địa chỉ IP gửi.

Nếu gửi số lượng lớn email, bạn nên:

  • Gửi email theo một tần suất cố định. Tránh gửi email dồn dập.
  • Bắt đầu gửi số lượng ít cho những người dùng đã tương tác, rồi tăng dần số lượng theo thời gian.
  • Khi bạn tăng số lượng gửi, hãy thường xuyên giám sát các phản hồi của máy chủ, tỷ lệ thư rác và danh tiếng của miền gửi thư. Việc giám sát thường xuyên giúp bạn nhanh chóng điều chỉnh nếu tần suất gửi bị giới hạn, tỷ lệ thư rác tăng hoặc khi danh tiếng của miền gửi thư giảm xuống.
  • Đừng tăng số lượng gửi đột ngột nếu trước đây bạn chưa gửi số lượng lớn. Ví dụ: Việc đột ngột tăng gấp đôi ngay số lượng thư [so với số thư đã gửi trước đó] có thể khiến tần suất gửi bị giới hạn hoặc làm giảm danh tiếng.
  • Nếu bạn thay đổi định dạng của email hàng loạt, hãy tăng dần số lượng thư gửi đi theo định dạng mới.
  • Khi thực hiện những thay đổi quan trọng đối với cơ sở hạ tầng gửi, cấu trúc phần đầu thư hoặc cấu trúc email, hãy tăng dần số lượng thư gửi đi khi áp dụng những thay đổi này.
  • Nếu thư bắt đầu bị gửi trả lại hoặc bị hoãn lại, hãy giảm số lượng thư gửi đi cho đến khi tỷ lệ lỗi SMTP giảm. Sau đó, tăng dần số lượng trở lại. Nếu số lượng thư bị gửi trả lại và bị hoãn lại vẫn còn ở mức thấp, hãy xem xét từng thư để xác định vấn đề. Ví dụ: Bạn có thể thử gửi một thư trống và xem thư đó có gặp vấn đề hay không.
  • Không vượt quá hạn mức gửi thư của IP:
    • Nắm rõ các hạn mức gửi khi gửi email từ các miền có máy chủ lưu trữ MX là Google.com.
    • Hạn chế gửi email từ một địa chỉ IP duy nhất dựa trên miền bản ghi MX, chứ không phải miền trong địa chỉ email của người nhận.
    • Giám sát các phản hồi để bạn có thể thay đổi tần suất gửi nếu cần để không vượt quá những hạn mức này.

Các yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng số lượng gửi của bạn:

  • Số lượng email gửi đi: Bạn gửi càng nhiều email, thì bạn càng nên tăng số lượng chậm lại.
  • Tần suất gửi email: Bạn có thể tăng số lượng gửi nhanh hơn khi gửi hằng ngày thay vì hằng tuần.
  • Phản hồi của người nhận về thư của bạn: Đảm bảo rằng bạn chỉ gửi cho những người đăng ký nhận email của bạn và cung cấp cho người nhận lựa chọn huỷ đăng ký.

Nếu gần đây hoạt động email tăng đột biến, thì việc tuân thủ các phương pháp hay nhất nêu trên có thể tự động giải quyết mọi vấn đề về việc gửi thư trong những lần gửi tiếp theo.

Các điểm cần cân nhắc đặc biệt

Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ email

Google và Gmail không chấp nhận các yêu cầu đưa các nhà cung cấp dịch vụ email vào danh sách cho phép. Chúng tôi không thể đảm bảo rằng thư do các nhà cung cấp dịch vụ email gửi sẽ vượt qua được bộ lọc thư rác của Gmail.

Nếu sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ email bên thứ ba để gửi email cho miền của mình, bạn cần:

  • Xác minh rằng nhà cung cấp đó tuân theo các nguyên tắc trong bài viết này. Các nhà cung cấp dịch vụ email lớn như Google, AOL và Yahoo thường tuân theo các nguyên tắc này.
  • Đảm bảo bản ghi SPF cho miền của bạn chứa thông tin tham chiếu đến tất cả những người gửi email cho miền của bạn. Nếu người gửi bên thứ ba không nằm trong bản ghi SPF, thì thư do những nhà cung cấp này gửi có nhiều khả năng sẽ bị đánh dấu là thư rác. .

Nếu sử dụng một nhà cung cấp miền nhưng lại quản lý email của riêng mình, bạn nên:

  • Xem xét và làm theo các phương pháp hay nhất trong bài viết này để gửi email cho tài khoản Gmail.
  • Sử dụng Công cụ Postmaster để giám sát thông tin về các thư gửi từ miền của bạn đến tài khoản Gmail.

Nhà cung cấp dịch vụ email bên thứ ba

Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn để gửi email, bạn chịu trách nhiệm về các phương thức gửi thư của họ. Bạn nên thực hiện các bước sau đây để giúp quản lý hoạt động gửi thư của khách hàng:

  • Cung cấp một địa chỉ email để báo cáo hành vi sử dụng email sai mục đích. Ví dụ: ``1.
  • Đảm bảo thông tin liên hệ trong hồ sơ của bạn trên WHOIS và trên ``2 là thông tin mới nhất.
  • Xoá ngay bất kỳ khách hàng nào sử dụng dịch vụ của bạn để gửi thư rác.

Tiếp thị liên kết

Các chương trình tiếp thị liên kết sẽ thưởng cho những công ty hoặc cá nhân đưa khách truy cập đến trang web của bạn. Tuy nhiên, những người gửi nội dung không liên quan có thể lợi dụng các chương trình này. Nếu thương hiệu của bạn có liên quan đến thư rác tiếp thị, thì những thư khác mà bạn gửi có thể bị đánh dấu là thư rác.

Bạn nên thường xuyên giám sát các đơn vị liên kết và xoá mọi đơn vị liên kết gửi thư rác.

Phương thức kiểm tra hành vi lừa đảo

Đừng gửi các chiến dịch thử nghiệm hoặc thư giả làm thư lừa đảo từ miền của bạn. Việc này có thể khiến miền của bạn bị mang tiếng xấu và có nguy cơ bị đưa vào danh sách chặn trên Internet.

Giám sát và khắc phục sự cố

Công cụ Postmaster

Sử dụng Công cụ Postmaster để lấy thông tin về email bạn gửi cho người dùng Gmail. Ví dụ:

  • Khi người nhận đánh dấu thư của bạn là thư rác.
  • Lý do có thể khiến thư của bạn không gửi được.
  • Liệu thư của bạn có được xác thực không.
  • Danh tiếng của IP hoặc miền của bạn và tác động của nó đối với tỷ lệ gửi thư.

Tỷ lệ thư rác

  • Thường xuyên giám sát tỷ lệ thư rác của miền trong Công cụ Postmaster.
  • Giữ cho tỷ lệ thư rác được báo cáo trong Công cụ Postmaster dưới 0,1% và đừng để tỷ lệ thư rác bằng hoặc cao hơn 0,3%.
  • Việc duy trì tỷ lệ thư rác thấp giúp người gửi không bị ảnh hưởng trong trường hợp thi thoảng số lượng báo cáo thư rác từ người dùng tăng đột biến.
  • Tương tự, nhiều thư của bạn sẽ bị phân loại là thư rác hơn nếu tỷ lệ thư rác duy trì ở mức cao. Có thể mất một thời gian thì những cải thiện trên tỷ lệ thư rác mới tác động được đến việc phân loại thư rác.

Tỷ lệ mở email

  • Google không theo dõi tỷ lệ mở email một cách rõ ràng.
  • Google không thể xác minh tính chính xác của tỷ lệ mở email do bên thứ ba báo cáo.
  • Tỷ lệ mở email thấp có thể không phải là chỉ báo chính xác về vấn đề gửi hoặc phân loại thư rác.

Khắc phục sự cố

Biểu ngữ cảnh báo

  • Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo miền của bạn không bị tính năng Duyệt web An toàn của Google đưa vào danh sách không an toàn.
  • Để kiểm tra trạng thái của miền, hãy nhập miền đó vào trang kiểm tra trạng thái trang web của tính năng Duyệt web an toàn.
  • Kiểm tra những miền khác được liên kết với miền của bạn.

Sự cố gửi thư khi gửi qua nhà cung cấp dịch vụ email

Nếu những email của bạn do nhà cung cấp dịch vụ gửi đi gặp vấn đề khi gửi, hãy xác minh rằng họ sử dụng các phương pháp được đề xuất trong bài viết này.

Sử dụng Google Admin Toolbox để xem lại các chế độ thiết lập miền

Sử dụng Google Admin Toolbox để kiểm tra và khắc phục vấn đề cho chế độ cài đặt miền của bạn.

Giải quyết nguyên nhân khiến email bị từ chối

Nếu thư của bạn bị từ chối, bạn có thể nhận được thông báo lỗi. Tìm hiểu thêm về lỗi để có thể khắc phục sự cố. Sau đây là các thông báo lỗi thường gặp:

  • 421, "4.7.0": Thư bị từ chối vì địa chỉ IP của máy chủ gửi không nằm trong danh sách cho phép đối với miền của người nhận.
  • 550, "5.7.1": Thư bị từ chối vì địa chỉ IP của máy chủ gửi nằm trong danh sách IP bị tạm ngưng. Bạn có thể gặp phải lỗi này nếu đang gửi thư thông qua một IP dùng chung mang tiếng xấu.

Tìm hiểu thêm về email và thông báo lỗi SMTP:

  • Trang tham khảo về lỗi SMTP
  • Khắc phục việc email bị trả về hoặc bị từ chối

Khắc phục lỗi uỷ quyền IPv6

Lỗi uỷ quyền IPv6 có thể đồng nghĩa với việc bản ghi PTR cho máy chủ gửi không sử dụng IPv6. Nếu bạn sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ email, hãy xác nhận rằng họ đang sử dụng bản ghi PTR IPv6.

Dưới đây là ví dụ về lỗi uỷ quyền IPv6:

550-5.7.1: Thư không đáp ứng các nguyên tắc gửi qua IPv6 liên quan đến bản ghi PTR và phương thức xác thực.

Sử dụng công cụ khắc phục sự cố

Nếu bạn vẫn gặp phải các sự cố gửi thư sau khi tuân theo các nguyên tắc trong bài viết này, hãy thử Khắc phục sự cố gửi email dành cho người gửi.

Chúng tôi cung cấp bản dịch cho các chính sách của mình để bạn tiện tham khảo. Nếu nội dung của chính sách trong văn bản này mâu thuẫn với nội dung của chính sách trong văn bản tiếng Anh, thì văn bản tiếng Anh sẽ được ưu tiên.

Chủ Đề