Government bond là gì

  • Tin tức

Trái phiếu Chính Phủ là gì? Đặc điểm của trái phiếu Chính Phủ

120
Facebook
Pinterest
Telegram

Nội dung

  • Trái phiếu Chính Phủ là gì?
  • Phân loại Trái phiếu Chính Phủ
    • Trái phiếu kho bạc [Treasury bonds]
    • Công trái nhà nước [State bonds]
  • Đặc điểm của Trái phiếu Chính Phủ
    • Độ rủi ro thấp
    • Tính sinh lời thấp

Trái phiếu Chính Phủ phát hành trực tiếp qua hệ hống KBNN gồm: trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng tổ quốc.

Trái phiếu Chính Phủ là gì?

Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Đặc điểm của trái phiếu chính phủ là không có rủi ro thanh toán và có độ thanh khoản cao. Do đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là căn cứ chuẩn ấn định mức lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.

Trái phiếu chính phủ có thể được phát hành bằng đồng tiền nước đó hoặc ngoại tệ [trường hợp sau tiếng Anh gọi là sovereign bond].

Phân loại Trái phiếu Chính Phủ

Trái phiếu kho bạc [Treasury bonds]

Do Kho bạc thay mặt Chính phủ phát hành để huy động vốn dài hạn nhằm tài trợ cho Chi tiêu Ngân sách nhà nước. Ở Mỹ, trái phiếu kho bạc có hai loại là Treasury note với thời hạn trên 1 năm và không quá 10 năm và Treasury bond với thời hạn trên 10 năm. Ở Việt Nam, trái phiếu kho bạc thường có thời hạn 2 và 5 năm.

Công trái nhà nước [State bonds]

Là loại trái phiếu dài hạn đặc biệt, được phát hành từng đợt, không thường xuyên. Loại này khá được ưa chuộng vì không có rủi ro, mặc dù lãi suất tương đối thấp nhưng lại không phải chịu thuế.

Công trái ở Việt Nam được phát hành không phải nhằm vay vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách mà để động viên người dân cho Chính phủ vay vốn để đầu tư vào các dự án, công trình phục vụ cho lợi ích chung của cả xã hội. Vì vậy mà công trái ở Việt Nam có tên gọi là Công trái xây dựng tổ quốc. Trước đây, công trái ở Việt Nam thường có mức lãi suất thấp nên không hấp dẫn nhà đầu tư, nhưng gần đây, mức lãi suất đã được điều chỉnh hợp lý hơn nhằm trước hết là đối phó với rủi ro mất giá đồng tiền do lạm phát. Ví dụ Công trái Giáo dục được phát hành năm 2005. Công trái Giáo dục có thời hạn 5 năm, lãi suất 8,2%/năm. Tiền gốc và lãi công trái được thanh toán 1 lần khi đáo hạn [sau 60 tháng] tại các Kho bạc Nhà nước. Như vậy tổng lãi suất của cả 5 năm sẽ là 41%.

Công trái giáo dục được phát hành theo hai hình thức: chứng chỉ không ghi tên, in trước mệnh giá gồm 11 loại từ mệnh giá 50.000 đồng đến 100 triệu đồng. Loại chứng chỉ có ghi tên, không in trước mệnh giá sử dụng đối với các cá nhân, tổ chức mua công trái có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên [tối đa là 10 tỷ đồng].

Đặc điểm của Trái phiếu Chính Phủ

Độ rủi ro thấp

Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khốn có độ rủi ro thấp nhất trong các loại chứng khốn nợ, bởi vì TPCP được NSNN bảo đảm thanh tốn. Trong trường hợp NSNN khơng đảm bảo được nguồn để thanh toán gốc, lãitrái phiếu khi đến hạn thì Chính phủ có thể phát hành nợ đến hạn bằng đồng tiền nội địa. Mặt khác, về mặt chính trị, khi Chính phủ này hết hạn cầm quyền thì Chính phủ mới có trách nhiệm tiếp nhận và thanh tốn các khoản nợ của Chính phủ tiền nhiệm.

Mặc dù được coi là có độ an tồn cao nhất trong các loại chứng khoán nợ nhưng TPCP vẫn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro như rủi ro do biến động lãi suất, tỷ giá, rủi ro về khả năng thanh toán bằng ngoại tệ, rủi ro về khả năng chuyển trái phiếu thành tiền mặt.

TPCP có nhiều loại khác nhau, tương ứng với mức độ rủi ro khác nhau. TPCP trực tiếp phát hành có độ rủi ro thấp nhất, trái phiếu chính quyền địaphương và trái phiếu của các cơ quan của Chính phủ phát hành có độ rủi ro cao hơn TPCP nhưng vẫn thấp hơn trái phiếu công ty.

Một số ví dụ rất hiếm thấy khi chính phủ không thể thanh toán được nợ đó là cuộc khủng hoảng đồng rúp năm 1998 của chính phủ Nga.

Ở Hoa Kỳ, trái phiếu chính phủ mệnh giá bằng đôla là hình thức đầu tư tiền an toàn nhất. An toàn hay không có rủi ro là theo nghĩa rủi ro có thể không được thanh toán. Các rủi ro khác vẫn tồn tại như tỷ giá là khi đồng nội tệ mất giá so với các ngoại tệ; rủi ro thứ hai là lạm phát tiền gốc nhận lại khi đáo hạn giảm giá trị vì lạm phát vượt quá dự kiến. Nhiều chính phủ phát hành công trái điều chỉnh theo lạm phát để bảo vệ các nhà đầu tư trước rủi ro lạm phát.

Có rất nhiều tổ chức cung cấp chỉ số rủi ro tài chính và xếp hạng năng lực tài chính, trong đó chỉ số của Moodys, Standard & Poors và Fitch Ratings được tín nhiệm hơn cả.

Một ví dụ về công trái có rủi ro ở mức độ nhất định là công trái của các chính phủ chưa đủ năng lực hiệu quả cao để thực hiện chính sách tài chính. Bulgaria có nền kinh tế phụ thuộc vào kinh tế thế giới và các tổ chức kinh tế thế giới nhiều hơn là Hoa Kỳ vì thế, công trái dài hạn của nước này bị xếp hạng BBB+ bởi tổ chức Standard & Poors năm 2006. Chỉ sau năm 2004, một số trái phiếu và đặc biệt là trái phiếu ngắn hạn chính phủ của nước này mới được xếp hạng rủi ro A.

Tính sinh lời thấp

Trái phiếu Chính phủ cũng có tính sinh lời như các loại chứng khoán nợ khác. Khi đầu tư vào TPCP người đầu tư sẽ được hưởng một mức lợi tức nhất định. Lợi tức của trái phiếu là vấn đề mà nhà đầu tư và các nhà kinh tế quan
tâm nhất vì nó phản ánh chính xác lợi nhuận thu được khi đầu tư vào trái phiếu. Tỷ lệ lợi tức được xác định bằng cách lấy số tiền mà người sở hữu trái phiếu nhận được từ lãi suất được hưởng của trái phiếu, cộng với sự sai biệt về giá của trái phiếu đó, chia cho giá mua.

So với lãi suất của trái phiếu công ty và trái phiếu ngân hàng, TPCP thường có lãi suất thấp hơn do độ rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên lãi suất trên thị trường trái phiếu do cung cầu quyết định nên biến động theo thời gian. Do đó, nếu so sánh cùng thời điểm phát hành thì thị trường TPCP có mức lãi suất thấp hơn các loại trái phiếu khác trừ trường hợp đặc biệt như chiến tranh, khủng hoảng, lạm phát, Chính phủ cần huy động vốn cấp tốc để chi tiêu hoặc hút tiền để điều hồ lưu thơng tiền tệ, kiềm chế lạm phát thì lãi suất rất cao. Nhưng nếu xét cả một quá trình thì lãi suất ở các thời điểm khác nhau của TPCP cũng biến động tuỳ theo diễn biến thị trường nên có thể tăng hay giảm.

Vì vậy, so với thời kỳ trước và sau, không nhất thiết lãi suất TPCP luôn thấp hơn lãi suất của các loại trái phiếu khác.

[Tổng hợp]

Bài liên quan:

  1. Thẻ Visa Debit và MasterCard khác gì nhau? Nên làm Visa hay Master?
  2. Hỏi: Có cần làm khai báo lại hồ sơ kiểm toán viên khi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề hết hạn?
  3. Hướng dẫn cụ thể về cách thức hạch toán đối với vốn góp Nhà nước
  • TAGS
  • Tài chính
  • Trái phiếu
  • Trái phiếu Chính Phủ
  • Đầu tư
Facebook
Pinterest
Telegram

Video liên quan

Chủ Đề