Hà Nội lực năm bao nhiêu km?

Chiều 5/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh thông xe cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường được đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam, trị giá hơn 2 tỷ USD.

Phát biểu tại lễ thông xe, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đạt tiêu chuẩn tiến tiến của thế giới, hiện đại nhất Việt Nam thời điểm hiện nay. Tuyến đường này góp phần hiện đại hóa hạ tầng giao thông phía Bắc cùng với các cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên. Tháng 6/2017, khi có thêm 25km cao tốc từ Hải Phòng đến Hạ Long và đường Tân Vũ ra cảng nước sâu Lạch Huyện sẽ góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh cả khu vực Bắc Bộ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ thông xe cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

"Con đường có nhiều ý nghĩa, nếu phương tiện đi từ Hà Nội đến Hải Phòng mất 2,5 giờ thì nay chỉ trong 1-1,5 giờ", Thủ tướng  nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng biểu dương chủ đầu tư đã nỗ lực vượt qua suy thoái kinh tế, huy động vốn trong nước và vay nước ngoài trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Dự án không bị vượt mức tổng đầu tư và được Hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá đạt yêu cầu chất lượng. Thủ tướng cũng cảm ơn 47.000 hộ dân đã nhường đất cho dự án, biểu dương lãnh đạo các tỉnh đã nỗ lực giải phóng mặt bằng đúng tiến độ.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu chủ đầu tư hoàn tất các thành phần dự án còn lại đảm bảo đúng thiết kế để có con đường đồng bộ, hiện đại nhất. Ngoài ra, đề nghị các tỉnh có đề án đi qua cập nhật quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105km, điểm đầu giao cắt với vành đai 3 [cách cầu Thanh Trì 1 km về phía Bắc Ninh] thuộc phường Thạch Bàn [quận Long Biên, Hà Nội]; điểm cuối dự án tại cảng Ðình Vũ [quận Hải An, TP Hải Phòng]; có tổng vốn đầu tư 45.487 tỷ đồng [hơn 2 tỷ USD] do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam đầu tư.

Tuyến cao tốc hiện dại nhất Việt Nam. Đồ họa: Tiến Thành - Bá Đô - Đoàn Loan

Được khởi công vào năm 2008, chủ đầu tư đã giải phóng 1.430 ha đất, bao gồm 115 ha đất thổ cư, còn lại là đất nông nghiệp liên quan 47.000 hộ dân; xây dựng 39 khu tái định cư cho 2.600 hộ dân.

Đây là tuyến cao tốc đầu tiên trong cả nước có 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, với nhiều trang thiết bị công nghệ mới hiện đại. Trên tuyến có 39 vị trí giao cắt là cầu vượt hoặc hầm chui, 106 cống dân sinh và 164 km đường gom hai bên để kết nối các đường dân sinh địa phương. 9 cầu lớn vượt sông với tổng chiều dài 4,5 km, trong đó có cầu Lạch Tray dài 1,2km, cầu Thái Bình dài 822 m, cầu Thanh An dài 963m. Cao tốc đi qua 4 khu vực dân cư có bố trí hệ thống cách âm để giảm tiếng ồn.

Đoàn Loan / vnexpress.net

Những hình ảnh ấn tượng về cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 5/12, tuyến cao tốc nối giữa Hà Nội và Hải Phòng chính thức thông xe toàn tuyến. Tuyến đường có 8 làn xe [6 làn ô tô; 2 làn dừng khẩn cấp], tốc độ tối đa 120 km/h với thiết kế hiện đại nhất Việt Nam.

Trong ảnh là điểm đầu của Dự án giao cắt với Đường Vành đai III [cách mố Bắc cầu Thanh Trì 1.025m về phía Bắc Ninh] thuộc địa phận thôn Thượng Hội - phường Thạch Bàn - quận Long Biên - Hà Nội. Điểm cuối của Dự án: Cảng Đình Vũ, Quận Hải An, TP Hải Phòng. Tuyến đường có tổng chiều dài 105,837 km, nối Hà Nội với Hải Phòng, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Thời gian lưu thông từ Hà Nội đến Hải Phòng trên tuyến còn hơn 1 giờ thay vì hơn 2 giờ nếu đi theo Quốc lộ 5 hiện nay. Toàn tuyến có 39 vị trí giao cắt trực thông [đường ngang vượt đường cao tốc bằng cầu vượt hoặc đường ngang đi dưới đường cao tốc bằng hầm chui]; 10 vị trí nút giao, giai đoạn 1 xây dựng 6 nút giao. Trong ảnh là nút giao của tuyến cao tốc với quốc lộ 10 tại An Lão [Hải Phòng]. Ngoài ra, dự án còn có hệ thống đường gom hai bên để kết nối các đường dân sinh địa phương với tổng chiều dài 164,8km.Dự án bố trí 2 trạm thu phí lớn tại vị trí đầu tuyến tại Km10+600 thuộc địa phận Hưng Yên với qui mô 14 làn thu phí và cuối tuyến Km94+900 thuộc địa phận Hải Phòng với quy mô 16 làn thu phí và các trạm thu phí khác bố trí trên nút giao với các đường quốc lộ với quy mô 4-10 làn thu phí. Trong ảnh là trạm thu phí cuối tuyến tại quận Hải An [Hải Phòng] được thiết kế hình sóng biển – biểu tượng cho thành phố Cảng. Dự án được phê duyệt mức phí 1.500 đồng/km [sang năm 2016 sẽ tăng lên 2.000 đồng/km]. Hiện tại, mức phí đi trên toàn tuyến cho mỗi lượt xe dưới 9 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 160.000 đồng; cao nhất là 840.000 đồng cho xe tải trên 18 tấn, xe container. Phương tiện đi vào trạm thu phí sẽ dừng lại nhấn nút lấy thẻ trong máy phát tự động. Sau khi nhận thẻ, barie sẽ tự động mở cửa cho xe đi qua. Theo dữ liệu trên thẻ, nhân viên thu phí tại cửa ra sẽ tính mức phí, thu tiền và in hóa đơn cho khách hàng. Nếu lái xe làm mất hoặc hỏng thẻ sẽ phải bồi thường 200.000 đồng. Tuyến đường có hệ thống giám sát thông minh nhất với 58 camera theo dõi, có tầm quan sát trên 1 km. Với hệ thống này, mọi điểm trên tuyến có thể quan sát tại trung tâm điều hành. Trong số camera này có 12 camera có chức năng đo tốc độ phương tiện, xử lý vi phạm. Các trạm thu phí đều có các cân tải trọng xe tự động với độ chính xác trên 95%.  Trước mắt, chủ đầu tư áp dụng hình thức từ chối phục vụ với các xe quá tải [các điểm này đều thiết kế các điểm quay đầu xe]; tiến tới sẽ kết hợp với lực lượng CSGT, thanh tra giao thông để xử phạt các phương tiện vi phạm tải trọng.

Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam [VIDIFI] là chủ đầu tư dự án. Các cổ đông chính: Ngân hàng Phát triển Việt Nam [VDB], Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank], Tổng Cty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam [Vinaconex]. Tổng mức đầu tư: 45.487 tỷ đồng. 

Chủ đầu tư được quyền quyết định mức thu phí đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo từng thời kỳ [thời hạn tối đa thu phí 30 năm]; kinh doanh các dịch vụ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi đường và được độc quyền kinh doanh quảng cáo dọc theo tuyến; quản lý, thu phí trên Quốc lộ 5; được đầu tư các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp, các khu dịch vụ, hậu cần phục vụ dọc tuyến với đường cao tốc và một số quyền khác.

Chủ Đề