Hai chiến công vang dội của Nguyễn Trung Trực là gì

“Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa”

Lúc còn nhỏ, chúng tôi được người lớn kể cho nghe nhiều câu chuyện về cụ Nguyễn Trung Trực như một huyền thoại về lòng yêu nước của dân ta. Từ lòng kính yêu vị Anh hùng dân tộc, ở Nam bộ, có nhiều gia đình thờ Nguyễn Trung Trực hoặc treo ảnh chân dung ông ở vị trí trang trọng trong nhà.

Nguyễn Trung Trực người gốc Bình Định. Sau khi thực dân Pháp nhiều lần đánh phá duyên hải Trung bộ, gia đình ông phiêu bạt vào Nam định cư tại tỉnh Long An. Đến khi thực dân Pháp chiếm các tỉnh Nam kỳ, ông là một trong những người đầu tiên ở Nam bộ phất cờ khởi nghĩa, tụ họp nghĩa quân kháng Pháp vào nửa cuối thế kỷ XIX. Ngày 10/12/1861, dưới sự giúp đỡ của nhân dân và hương chức làng Nhựt Tảo, Nguyễn Trung Trực cùng với nghĩa quân đốt tàu chiến L’Espérance được xem là hiện đại lúc bấy giờ của thực dân Pháp.

Chiến thắng này là minh chứng lòng yêu nước, ý chí quật cường của người dân Nam bộ, cũng là sự kiện đặc biệt, lần đầu tiên, duy nhất đánh chìm được một tiểu hạm của Pháp trong phong trào kháng chiến chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX.

Sau trận đánh đó, Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nghĩa quân chống Tây trên khắp mặt trận miền Đông, miền Tây Nam bộ, lập nên những chiến công vang dội làm cho quân thù bạt vía. Đỉnh cao của lòng yêu nước được Nguyễn Trung Trực dõng dạc nói trước pháp trường: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu nói đó trở thành bất hủ. Có thể nói, trận đánh trên Vàm Nhựt Tảo đã tạo niềm tin cho dân ta, trở thành “mồi lửa” châm ngòi cho những cuộc đấu tranh chống Pháp lan tỏa và trở nên mạnh mẽ hơn.

Ngày nay, về xã Tân Bình, huyện Tân Trụ mà chưa đến thăm Khu di tích Vàm Nhựt Tảo - nơi ghi dấu chiến công hiển hách của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, thì quả là một thiếu sót… Mượn hai câu thơ nổi tiếng của nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt, ca ngợi vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình xúc động: “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa/ Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần/ Trời Nam rực sáng gương tiết liệt/ Tượng đài Trung Trực giữa lòng dân/ Sanh vi tướng tử vi thần/ Cầu vồng bảy sắc ánh hồng chói chang/ Ngàn năm trung nghĩa đá vàng/ Linh thần thượng đẳng sắc ban phẩm ngời”. Những câu thơ ấy được đặt trang trọng tại Nhà trưng bày bên trong Khu di tích.

Hình ảnh trưng bày về Nguyễn Trung Trực tại Khu di tích

Tiếp nối truyền thống

Không có gì xúc động cho bằng khi được tận mắt chứng kiến những mảnh gỗ, mảnh sắt còn sót lại của chiến hạm L’Espérance bị Nguyễn Trung Trực đánh chìm cách đây 160 năm - lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử chống Pháp của phong trào Cần Vương, quân ta tấn công và đánh chìm một chiến hạm của Pháp. Khu di tích Vàm Nhựt Tảo được xây dựng tại xã Tân Bình với diện tích 6ha.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của đền làng Nam bộ, bao gồm gian thờ chính và 2 gian thờ phụ. Gian thờ chính thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, gian phụ bên phải thờ các tướng lĩnh, gian phụ bên trái thờ các nghĩa quân vong trận. Bức tượng bán thân bằng đồng Nguyễn Trung Trực với nét uy nghiêm, khí tiết của một trang anh hùng vì nước quên mình.

Trong khuôn viên còn có nhà văn bia ghi lại chiến công tại Vàm Nhựt Tảo của ông nhằm lưu danh hậu thế. Mô hình chiến hạm Hy Vọng được đặt giữa sân Khu di tích như một lời nhắc nhở hậu thế về chiến công oanh liệt năm xưa. Hiện tại, khu vực bờ kè sông vừa được xây lại. Đến khu di tích, du khách không chỉ tham quan, tìm hiểu về người anh hùng mà còn cảm nhận được sự yên bình. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến tiềm năng cho tuyến du lịch đường sông từ TP.HCM về Long An.

Khu di tích Vàm Nhựt Tảo - nơi ghi dấu trận chiến năm xưa

Tháng 02/2020, xã Tân Bình được thành lập trên cơ sở sáp nhập xã Mỹ Bình và An Nhựt Tân [2 xã đều đạt chuẩn nông thôn mới]. Sau khi sáp nhập, xã có 7 ấp với dân số gần 11.000 người. Phát huy tinh thần yêu nước, Đảng bộ, chính quyền, người dân xã Tân Bình vượt khó, ra sức phấn đấu xây dựng quê hương.

Bí thư Đoàn xã - Hồ Ngô Cẩm Quyên chia sẻ: “Tôi và người dân nơi đây cảm thấy tự hào khi được sinh ra, lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống - nơi gắn liền với trận chiến Vàm Nhựt Tảo hào hùng năm xưa. Noi gương cụ Nguyễn, tôi thường lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho các bạn trẻ sống, làm việc có ích cho quê hương, đất nước”.

Vào những dịp lễ, tết, Đoàn xã huy động đoàn viên, thanh niên, học sinh tổ chức ra quân dọn vệ sinh, phát quang bụi rậm, trồng cây xanh,... khu vực quanh khu di tích. Đồng thời, Đoàn xã cũng tổ chức những chuyến Về nguồn tại đây để thắp hương, tìm hiểu, tưởng nhớ công ơn của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Ngày nay, vùng đất nơi ghi dấu chiến công của người anh hùng có nhiều đổi mới. Kết cấu hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm được đầu tư khá hiện đại và đồng bộ. Xã có Đường tỉnh 832 là tuyến đường huyết mạch trong việc phát triển kinh tế. Từ tuyến đường này, người dân có thể đi huyện Bến Lức, TP.HCM, TP.Tân An, thuận tiện cho lưu thông, trao đổi hàng hóa và đang phát triển 2 khu, cụm công nghiệp tại địa phương. Xã đạt chuẩn văn hóa, nông thôn mới và đang trong lộ trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, phấn đấu về đích vào cuối năm 2021.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân Bình - Nguyễn Ngọc Thanh Phương cho biết, xã có nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn để khai thác tiềm năng đất đai, cung cấp nguồn lao động cho các công ty, xí nghiệp. So với những năm trước, người dân bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa sang thanh long và các loại cây ăn quả khác, số khác đi làm trong các công ty, xí nghiệp. Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tích cực. Nhiều mô hình sản xuất hàng hóa hiệu quả, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Hiện nay, xã còn 37 hộ nghèo, chiếm 1,27%; 62 hộ cận nghèo, chiếm 2,13%. Đặc biệt, trên địa bàn xã có 5 trường học đều đạt chuẩn quốc gia, trong đó có Trường Tiểu học Nhựt Tảo đạt chuẩn mức độ 2, đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh.

“Sau khi tập trung thực hiện và hoàn thiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, UBND xã tự đánh giá đạt 4/5 nhóm tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Ngoài sự hỗ trợ của cấp trên, sự ủng hộ của người dân, chúng tôi quyết tâm hoàn thiện tiêu chí khó để về đích. Phát huy kết quả trong những năm qua, xã tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, kết hợp các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng xã Tân Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh; đồng thời, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ chính trị của địa phương,... một cách xứng đáng với vùng đất giàu truyền thống cách mạng” - ông Phương nói.

Vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã đi vào lịch sử, đi vào tâm khảm người dân Nam bộ như một tượng đài giữa lòng dân. Về vùng đất Tân Bình để nghe hậu thế kể chuyện về ông./.

Nguyễn Trung Trực [Nguyễn Văn Lịch] xuất thân là chàng trai làng chài ở Xóm Nghề, nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức. Từ thuở thiếu niên, ông đã chứng tỏ bản thân là người giỏi võ nghệ, khiêm nhường lại có lòng căm thù giặc sâu sắc. Khi giặc Pháp từng bước xâm chiếm Nam kỳ, Nguyễn Trung Trực về đầu quân cho Trương Định.

Kỷ niệm 160 năm chiến thắng Vàm Nhựt Tảo [10/12/1861 – 10/12/2021], Ban Tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh dự kiến tổ chức trang trọng Lễ kỷ niệm tại Khu di tích Vàm Nhựt Tảo. Từ đó, tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc; bồi dưỡng và phát huy tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự cường dân tộc.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho khách thập phương có dịp đến thắp hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; đồng thời, giới thiệu, quảng bá Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo để thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài tỉnh.

Thanh Nga

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA SƯ PHẠMBỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬLuận văn tốt nghiệpNgành: Sư phạm Lịch SửNGUYỄN TRUNG TRỰC:NHỮNG CHIẾN CÔNG RỰC RỠ VÀSỰ TÔN VINH ÔNG CỦA NHÂN DÂN NAM BỘCán bộ hướng dẫnSinh viên thực hiệnTh.sĩ Khoa Năng LậpPhạm Thanh SangMSSV: 6095968LỜI CẢM TẠCần Thơ, 5/20131Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được sự động viên và khích lệ củagia đình, nhất là sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy Cô và bạn bè để cho em hoànthành tốt đề tài.Em thành kính biết ơn thầy Khoa Năng Lập đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ vàtạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.Em chân thành cảm ơn thầy cố vấn Trần Minh Thuận, Cán bộ giảng dạy Bộmôn Sư phạm Lịch Sử, Khoa sư phạm, Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giúpđỡ và chỉ dẫn em trong suốt những năm đại học.Các Thầy Cô trong trường Đại Học Cần Thơ, nhất là các Thầy Cô trong Bộmôn Sư phạm Lịch Sử, Khoa sư phạm đã nhiệt tình giúp đỡ, dạy dỗ và truyền đạtnhững kiến thức quí báo cho em.Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè đã quan tâm và đóng góp những ý kiến quý báođể đề tài hoàn thành.2MỤC LỤCMỞ ĐẦU .......................................................................................................................51. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... .52. Lich sử nghiên cứu .................................................................................................. 73. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 74. Phương pháp ngiên cứu........................................................................................... 85. Bố cục luận văn........................................................................................................ 8CHƯƠNG I: BỐI CẢNH THỜI ĐẠI VÀ CUỘC ĐỜI NGUYỄN TRUNGTRỰC ............................................................................................................81.1. Bối cảnh thời đại lịch sử nghiên cứu....................................................................81.2. Cuộc đời Nguyễn Trung Trực............................................................................111.2.1. Quê hương gia đình .....................................................................................111.2.2. Cuộc đời làm dân chài và quản cơ..............................................................141.2.3. Vị thủ lĩnh nghĩa quân tài giỏi, cao thượng...............................................15CHƯƠNG 2: NHỮNG CHIẾN CÔNG RỰC RỠ CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC......................................................................................................................................182.1. Trận Nhật Tảo.....................................................................................................182.1.1. Tình hình chiến sự trước trận đánh............................................................182.1.2. Diễn biến trận đánh và kết quả ..................................................................202.1.3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa............................................................242.2. Trận diệt Đồn Kiên Giang..................................................................................252.2.1. Chuẩn bị ......................................................................................................262.2.2. Diễn biến .....................................................................................................292.2.3. Kết quả ........................................................................................................302.3. Những ngày chiến đấu ở Phú Quốc....................................................................312.4. Sự hi sinh oanh liệt ..............................................................................................36CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TRẠNG VÀ SỰ TRI ÂN NGUYỄN TRUNGTRỰC ..........................................................................................................................3933.1. Sự đánh giá công trạng và tri ân của người đương thời ....................................393.2. Lễ hội tưởng nhớ Anh hùng Nguyễn Trung Trực – sự tri ân của lòng dân NamBộ........................ ........................................................................................................433.2.1. Đền thờ Nguyễn Trung Trực......................................................................433.2.2. Lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực ......................................................463.2.3. Ảnh hưởng lan tỏa từ lễ hội đến đời sống xã hội......................................51KẾT LUẬN .................................................................................................................57TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................62PHỤ LỤC ẢNH..........................................................................................................634MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, trước tiên là vùng đấtNam Bộ. Đặt nhân dân trước thách thức lớn, càng gay gắt hơn nữa khi triềuđình Tự Đức ký hiệp ước dâng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ mở đường chogiặc thôn tính ba tỉnh miền Tây và cả nước, đem lại thảm họa cả đất nướcbị giặc đô hộ gần trăm năm.Nhìn lại trang sử của nước ta nửa sau thế kỷ XIX đau lòng trước tìnhhình đất nước bấy nhiêu thì niềm tự hào về ông cha ta càng to lớn bấynhiêu. Hệ tư tưởng của Nho giáo và kỷ cương của nó được xây dựng, thiếtlập vững chắc từ lâu nhằm bảo vệ chế độ phong kiến đã bị sụp đổ khi triềuđình nhà Nguyễn ký những hiệp ước đầu hàng giặc.Tư tưởng đầu hàng giặc của một triều đình làm đảo lộn hết mọi suynghĩ, tình cảm vốn có hàng ngày của dân tộc. Dù là triều đại lạc hậu vềnhiều mặt nhưng nếu nhà Nguyễn không nuôi ảo tưởng dựa vào lực lượngbên ngoài để giữ vững ngai vàng mà hậu quả là tạo điều kiện chuẩn bịchiến trường cho thực dân phương Tây từng bước xâm nhập nước ta thìtình hình đất nước có thể cứu vãn và ngai vàng cũng không thể sụp đổnhanh như thế. Nước ta nửa sau thế kỷ XIX, sống trong nghịch cảnh. Triềuđình nhà Nguyễn với chủ trương là tiêu diệt các cuộc kháng chiến, đẩynhân dân và một bộ phận trí thức đến đường cùng buộc họ phải đứng lênlàm chống lại để giành cho mình quyền làm chủ đất nước. Tất cả ngườicầm bút, cầm gươm ở tuyến lửa vẫn biết cuộc đầu hàng của triều đình làbất lợi cho họ. Biết thua vẫn đánh, chịu chết không chịu hàng. Không cósức mạnh nào, sự mua chuộc nào làm lung lay được ý chí sắt đá của họ.Lịch sử dân tộc ta mãi in đậm nét tinh thần hào hùng, hiên ngang của một5thế hệ từ các anh hùng có tên đến các anh hùng không tên ở các làng xã.Không có điều kiện học hành thi cử như các bạn chiến đấu cùng thời,Nguyễn Trung Trực là một tướng xuất thân là nông dân làm nghề chài lưới,với tinh thần trí tuệ và bản lĩnh cầm quân, Ông đã tạo nên những chiếncông hiển hách vang dội như ở Nhật Tảo và Kiên Giang làm nhân dân nứclòng và làm cho kẻ thù phải run sợ.Tiêu biểu cho tinh thần chống đầu hàng “không nghe chiếu thiên tử”của nông dân ở Gò Công và tinh thần căm thù giặc “ghét thói mọi như nhànông ghét cỏ” của nông dân Cần Giuộc. Nguyễn Trung Trực xuất hiện nhưmột ngôi sao sáng trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ở Nam Bộ vớinhững câu nói bất hủ của Ông “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam, mới hếtngười Nam đánh Tây”, chẳng những làm nung nấu thêm ý chí căm thù giặccủa những người cùng thời mà đốt lên ngọn lửa yêu nước trong lòng ngườiViệt Nam qua các thế hệ.Là một sinh viên ngành Sư phạm Lịch Sử hơn nữa bản thân sinh ra ởKiên Giang một nơi chứng kiến các cuộc khởi nghĩa và sự ra đi oanh liệtcủa Nguyễn Trung Trực. Vì thế việc tìm hiểu về cuộc đời và các chiếncông đánh thắng giặc của Nguyễn Trung Trực nhằm nâng cao niềm tự hàovề ý chí đánh giặc ngoại xâm của Nguyễn Trung Trực và nhân dân KiênGiang và làm cơ sở để giáo dục về truyền thống cách mạng và truyền thốngyêu nước cho thế hệ hiện đại và mai sau. Hơn nữa việc nghiên cứu lịch sửvề những tấm gương yêu nước để làm giàu thêm hành trang khi bước vàođời có thêm những hiểu biết mới làm phong phú vốn kiến thức, bài giảngcủa mình trong tương lai. Với nhận thức như vậy tôi quyết định chọn đề tài“Nguyễn Trung Trực : Những chiến công rực rỡ và sự tôn vinh ông củanhân dân Nam Bộ” để làm đề tài nghiên cứu.62. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:“Nguyễn Trung Trực : Những chiến công rực rỡ và sự tôn vinh ôngcủa nhân dân Nam Bộ” là đề tài lịch sử lớn, việc nghiên cứu đề tài đượcnhiều nhà khoa học, nhà sử học, nhà chính trị quan tâm nghiên cứu. Chođến nay đã có một số tác phẩm đã đề cập đến những mức độ khía cạnhkhác nhau:Giang Minh Đoán, Nguyễn Trung Trực – Anh hùng kháng chiếnchống Pháp, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.Sơn Nam, Lê Đình Ky, Nguyễn Trung Trực, NXB Tổng hợp KiênGiang, 1987.Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang Nguyễn Trung Trựcngười anh hùng bất tử đất Nam Bộ, Kiên Giang tháng 12 năm 2009.3. Phạm vi nghiên cứu :Sinh ra và lớn lên vùng đất Kiên Giang miền đất giàu truyền thốngcách mạng, vùng đất chứng kiến nhiều chiến công của ông cha ta. Bởi vậy,việc nghiên cứu về “Nguyễn Trung Trực : Những chiến công rực rỡ và sựtôn vinh ông của nhân dân Nam Bộ ” là một nhiệm vụ to lớn mới mẻ vàđầy khó khăn bởi vì cuộc khởi nghĩa của Ông có nhiều sự kiện, nhiều chitiết khá phong phú đa dạng nhưng đầy phức tạp mà nhận thức của chúng tavề Nguyễn Trung Trực ít ỏi, mờ nhạt. Vả lại, trình độ bản thân tôi và thờigian có hạn cũng như thiếu thốn tài liệu tham khảo, do đó tôi không thamvọng đi sâu nghiên cứu toàn bộ tỉ mỉ mà chỉ đề cập đến một cách tổng quátcác vấn đề lớn có liên quan đến cuộc đời và sự nghiêp của Nguyễn TrungTrực, cũng như sự tôn vinh ông trong lòng dân Nam Bộ để nâng cao kiếnthức hiểu biết nhằm phục vụ việc giảng dạy sau này.74. Phương pháp nghiên cứu:Khi nghiên cứu vấn đề “Nguyễn Trung Trực : Những chiến công rựcrỡ và sự tôn vinh ông của nhân dân Nam Bộ ” tuân theo tính khoa học.Trong quá trình tiến hành công việc nghiên cứu, tôi đã vận dụng sự hiểubiết của mình về lịch sử vùng đất Kiên Giang, kết hợp với những tài liệucó liên quan đến vị anh hùng Nguyễn Trung Trực để hoàn thành bài luậnvăn. Đặc biệt tôi có tìm hiểu về lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực đểhiểu rõ hơn về sự tôn vinh ông trong lòng dân Nam BộSử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và sắp xếp có logic.Phương pháp này giúp chúng ta nghiên cứu lịch sử về cuộc đời và sựnghiệp của Nguyễn Trung Trực.5. Bố cục luận văn: Cấu trúc toàn bộ luận văn ngoài phần mở đầuvà phần kết luận nội dung của luận văn bao gồm:Chương 1: Bối cảnh thời đại và cuộc đời NTTChương 2. Những chiến công rực rỡ của Nguyễn Trung Trực.Chương 3: Đánh giá công trạng và sự tri ân Nguyễn Trung Trực.8CHƯƠNG 1:BỐI CẢNH THỜI ĐẠI VÀ CUỘC ĐỜI NGUYỄN TRUNG TRỰC1.1. Bối cảnh thời đại của Nguyễn Trung Trực:Cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn kết thúc, bên NguyễnÁnh thắng lợi nhờ sự giúp đỡ của pháp. Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôivua lập lên triều Nguyễn. Qua các triều vua nhà Nguyễn đất nước có chúttiến bộ nhưng phần lớn với những chính sách của triều đình đưa đất nướcngày càng sa sút và kiệt quệ. Vừa ra sức phục hồi và củng cố quan hệ sảnxuất cũ, vừa cố tình bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nha pháttriển hồi thế kỷ XVIII. Mọi chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộitriều Nguyễn ban hành điều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ đặc quyềnđặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn.Bộ máy chính trị triều Nguyễn từ đầu mang nặng tính chất quan liêu,độc đoán. Đó là một nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập trung caođộ với một chế độ chính trị lạc hậu, phản động. Mọi quyền hành đều tậptrung trong tay nhà vua. Vua được coi là “con trời” “thay trời” trị dân,quyền hành nhà vua được coi là thần khí liêng thiêng, vô hạn. Nhà vuatrong thực tế là đại địa chủ lớn nhất trong nước, có toàn quyền phung phítài sản quốc gia trên xương máu của nhân dân. Còn quan lại trong triều vàở địa phương hầu hết là bọn hủ bại, chính trị thì bảo thủ, cầu an, kinh tế thìtham lam và cuồng bạo. Từ vua đến quan đều rất tự cao tự đại với họcthuyết Khổng Tử, Mạnh Tử, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch, mãiđến lúc súng giặc nổ ầm bên tai mới bàng hoàng tỉnh giấc.Trong hoàn cảnh đó, đời sống của người nông dân trong các thôn xãvô cùng cơ cực. Dưới triều Nguyễn, tổ chức thôn xã hoàn toàn trở thànhmột công cụ của bọn cường hào địa chủ nông thôn. Nó trói buộc người9nông dân trong những quan hệ địa phương hẹp hòi có lợi cho sự bóc lộtcủa nhà nước phong kiến và cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.Nông nghiệp lâm vào tình trạng tiêu điều xơ xác như vậy thì công nghiệplại nằm trong tay phong kiến triều Nguyễn cũng bị bế tắc.Nhà Nguyễn thực hiện nhiều chính sách công nghiệp phản động.Phong kiến nhà Nguyễn nắm những ngành kinh doanh lớn, triều đình giữđộc quyền khai mỏ, các nghề thủ công không có điều kiện phát triển.Thương nghiệp cũng bị sút kém một cách rõ rệt, chính sách “trọng nông ứcthương” của triều đình đã kiềm hãm thương nghiệp. Nội thương triều đìnhnắm độc quyền buôn bán nguyên liệu công nghiệp, đặt ra nhiều luật lệ chặtchẽ để kiềm chế như độc quyền buôn bán cả đối với một số lâm sản quýgiá cướp đoạt của đồng bào miền núi, đặt thuế nặng vào các mặt hàng quantrọng đến đời sống nhân dân. Ngoại thương cũng bị triều đình nắm độcquyền. Thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, triều đình chỉ mở nhỏ giọtmột số cửa biển cho tàu nước ngoài lui tới buôn bán. Chỉ được nhập vàonhững hàng hóa triều đình cần.Tóm lại nền kinh tế tài chính nước ta trong nửa đầu thế kỷ XIX đãsuy đốn trầm trọng về mọi mặt nông, công, thương nghiệp. Do chính sáchphản động của triều đình các yếu tố tư bản chủ nghĩa mới nảy sinh trongcác khu vực kinh tế đang trên đà phát triển của xã hội, phù hợp với yêu cầuphát triển của xã hội đó đều bị bóp nghẹt. Nền kinh tế hàng hóa vì vậy bịco hẹp lại, trên cơ sở đó nền tài chính quốc gia ngày càng kiệt quệ, đờisống nhân dân vô cùng cực khổ.Đối nội: Nhà Nguyễn ra sức đàn áp, khủng bố các phong trào củaquần chúng, huy động những lực lượng quân sự mạnh vào việc dập tắt cáccuộc khởi nghĩa nông dân trong biển máu. Các cuộc hành quân liên miên10một mặt đã làm cho chính lực lượng quân sự to lớn của triều đình cũng suyyếu dần, mặt khác làm hủy hoại khả năng kháng chiến lớn lao của dân tộc,càng tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản Pháp thôn tính nước ta. Ban hànhbộ luật Gia Long năm 1815 dưới ý niệm trấn áp nhân dân và giữ trật tựphong kiến tuyệt đốiĐối ngoại: Nhà nguyễn ra sức đẩy mạnh xâm lược đối với các nướcláng giềng như Cao Miên, Lào làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốcgia tài lực nhân dân bị khánh kiệt. Còn đối với các nước phương Tây thì lạithi hành ngày càng một thêm gắt gao chính sách “bế quan tỏa cảng” vàcấm đạo giết đạo. Trước âm mưu xâm lược ngày càng ráo riết của bọn tưbản nước ngoài nhất là của Pháp - phong kiến nhà Nguyễn tưởng làm nhưvậy là tránh được nạn lớn. Cả vua lẫn quan không thấy được muốn bảo vệđộc lập dân tộc, muốn giữ được đất nước trong những điều kiện quốc giavà quốc tế bấy giờ, biện pháp thích hợp nhất là mở rộng cửa biển giaothương để duy tân xứ sở, đẩy mạnh phát triển công, nông, thương trongnước, trên cơ sở đó nhanh chóng bồi dưỡng sức dân, sức nước để có thểđối phó kịp thời đối với những âm mưu xâm lược ngày càng được đẩymạnh của tư bản nước ngoài. Trái lại càng đóng chặt cửa và càng cấm đạo,giết đạo, lại càng làm lý do cho chúng nổ súng xâm lược sớm hơn.Rõ ràng với những chính sách nói trên, Việt Nam suy yếu về mọi mặtvà trở thành miếng mồi ngon cho các nước tư bản phương Tây, đặc biệt đốivới tư bản Pháp từ lâu đã có cơ sở bên trong nước ta nhờ sự hoạt độngngấm ngầm và liên tục của bọn gián điệp đội lốp con buôn giáo sĩ.Lịch sử nước ta đang đứng trước bước ngoặt. Một là triều Nguyễn bịđánh đổ và thay thế một triều đại khác tiến theo hướng mới của tư bản chủnghĩa, có khả năng duy tân đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hai là11nước Việt Nam bị mất vào tay Pháp để trở thành xứ thuộc địa.Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, khi tiếng súng xâm lược củaPháp nổ lên, giai cấp phong kiến Việt Nam đã phân hóa ra hai phía: chủchiến và chủ hòa. Phái chủ hòa gồm phần đông bọn đại phong kiến và quanlớn với Tự Đức đứng đầu đã nhanh chóng cấu kết với bọn cướp nước đểlàm tay sai cho chúng để đàn áp các cuộc khởi nghĩa và bóc lột nhân dântrong nước. Đó là tội lớn của bọn phong kiến nhà Nguyễn Trước dân tộc vàtrước lịch sử.Trong khi triều đình hoang mang dao động, chống cự một cách yếuớt, đầu hành từng bước, và cuối cùng cắt đất dâng cho giặc thì nhân dân cảnước sôi nổi chống giặc, ý nghĩ của quần chúng đơn giản nhưng đúng đắnvà sáng suốt: giặc đến cướp nước thì phải đánh giặc giữ nước, chúng tới thìđánh, chúng chưa đến thì phải chủ động tìm chúng mà đánh vì thế nhiềucuộc kháng chiến diễn ra. Được tin mất bán đảo Sơn Trà, triều đình Huếvội phái nhiều quân tướng tới tăng cường lực lượng phòng thủ. Nguyễn TriPhương được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam để lo việc chốnggiặc. Nhưng ông không chủ động tấn công tiêu diệt địch, mà chỉ huy độngquân dân đắp lũy chạy dài từ bờ biển vào phía trong để bao vây địch ngoàimé biển, chặn không cho chúng đi sâu vào nội địa. Còn đối với nhân dântrong vùng thì ông ra lệnh thực hiện vườn không nhà trống tản cư vào bêntrong để khỏi bị giặc bắt đi lính, nộp lương thực hay cung cấp tin tức, chiếnthuật này không phải không có hiệu quả. Mấy lần liên quân Pháp – Tây tìmcách đánh sâu vào đều bị quan quân triều đình đánh bật trở lại và thiệt hạikhá nặng. Kết quả là sau 5 tháng chiến tranh, chúng hầu như giẫm chân tạichỗ. Trong lúc đó khó khăn cho chúng mỗi ngày một tăng thêm: do khônghợp khí hậu nên binh lính địch bị ốm đau và chết khá nhiều trong khi thuốc12men lại thiếu; tiếp tế thực phẩm cho quân lính rất khó khăn. Tiến lui đềukhó, cuối cùng tướng giặc Giơnuiy quyết định chỉ để lại Đà Nẵng một lựclượng quân sự nhỏ bé để cầm chân quân đội triều đình, còn lại thì lợi dụngmùa gió bấc kéo vào đánh Gia Định [2 – 1859].Ngay khi liên quân Pháp – Tây vừa bắn phá cửa Cần Giờ, rồi nhằmphía Gia Định tiến phát thì Trần Thiện Chính [ trước là tri huyện bị triềuđình cách chức ] và Lê Huy [ một võ quan bị thải hồi ] đã cấp tốc chiêu mộđược trên 5.000 dân binh, vận động đồng bào góp tiền lương, kéo nghĩadũng đến ngăn giặc yểm hộ cho các cánh quân triều đình rút lui khỏi bị tiêudiệt. Đồng thời, nhân dân Gia Định còn tự tay thiêu hủy nhà cửa dời đi nơikhác. Chính giặc phải thừa nhận “chiều nào ở thành phố cũng có nhữngđám cháy”. Cùng với sức chiến đấu của đồng bào Gia Định, khắp lục tỉnh,nhân dân nhiệt liệt ứng nghĩa mộ binh.Ngay đêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 7 năm 1860, một đội nghĩadũng 6.000 người do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh ChợRẫy là vị trí quan trọng nhất của địch trên phòng tuyến của chúng từ chùaCây Mai đến Trường Thi. Nghĩa quân đã phục kích đâm chết tên đại úyBácbê [Barbe] gần Trường Thi, đánh chìm tàu chiến địch Primôghê[Primauguet] đậu trên sông Đồng Nai đầu năm 1861. Giặc Pháp từ GiaĐịnh đánh chiếm rộng ra các tỉnh lân cận, phong trào kháng chiến của nhândân miền Nam còn phát triển mạnh hơn nhiều, chúng càng đi sâu trong nộiđịa càng phải trả giá đắt hơn. Dưới sự lãnh đạo của các văn thân sĩ phu yêunước, nhân dân miền Nam – chủ yếu là nông dân đã khảng khái nổi dậykhắp nơi chống giặc. Điển hình có các cuộc nổi dậy của Trương Định, ĐỗTrinh Thoại, Nguyễn Thông, Phan Văn Đạt, Hồ Huân Nghiệp, Trà QuýBình, Trịnh Quang Nghị, Lưu Tấn Thiện, Lê Cao Võng, Nguyễn Thành Ý13ở Gò Công, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An từ năm 1860 – 1864; kế đó là VũDuy Dương ở Đồng Tháp Mười năm 1865 – 1866. Ngoài ra, rất nhiều vănthân khác cũng tự động mộ quân chống Pháp như Đỗ Quang, Âu DươngLân, Trần Xuân Hòa, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Trị phối hợp tác chiếnvới nghĩa quân Trương Định.Cuộc nổi dậy Trương Định là phong trào lớn nhất lúc đó. TrươngĐịnh chiến đấu rất sớm trên mặt trận Gia Định. Ngay sau khi Pháp chiếmthành Gia Định, ông đã đưa đội nghĩa quân là nông dân đồn điền dướiquyền lên đóng tại đồn điền Thuận Kiều phối hợp cùng quân đội chính quycủa triều đình xung phong đánh giặc. Trong các lần giao tranh với quân thùTrương Định đã chiến đấu rất anh dũng nên được binh lính dưới quyền vànhân dân tin cậy rất đông. Giặc Pháp nhận định về ông hồi đó đã phải nóirằng nếu quan lại triều đình không tìm cách hạn chế ông mà để ông hoạtđộng tự do hơn thì “chúng ta [ chỉ giặc Pháp ] còn bị thiệt hại nhiều hơnnữa và có thể bị thua rồi”. Trương Định đã nhanh chóng phát triển thế lực,chiêu mộ thêm binh sĩ dồn lương, đúc súng và đánh thắng nhiều trận. Địabàn hoạt động không chỉ ở Gò Công, Tân An, Mỹ Tho mà bao gồm cảvùng Chợ Lớn, Gia Định, lan rộng ra hai bên nhánh sông Vàm Cỏ từ biểnĐông lên tới biên giới nước Cao Miên, kiêm lĩnh hay liên lạc với hầu hếtnhững người cầm đầu các toán nghĩa quân như Đỗ Trinh Thoại, Phan VănĐạt, Lê Cao Võng, Trần Xuân Hòa, Võ Duy Phương. Phối hợp với phongtrào chung các nơi cuộc khởi nghĩa Trương Định ngày càng mạnh thêm.Trong năm 1862, phong trào dâng cao khắp nơi, gần như tổng khởi nghĩa.Từ hòa ước năm 1862 đến việc thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miềnTây Nam Kỳ thì triều đình buộc Trương Định phải bãi binh, mặt khác điềuđộng đi nhậm chức lãnh binh ở An Giang rồi Phú Yên nhưng được sự ủnghộ của quần chúng yêu nước Trương Định đã cương quyết ở lại cùng nghĩa14quân sát cánh chiến đấu đến cùng. Ngọn cờ Bình Tây đại nguyên soái đãphất phới tung bay khắp nơi, tăng thêm tin tưởng cho đồng bào.1.2. Cuộc đời Nguyễn Trung Trực:1.2.1 Quê hương và gia đình:Quê hương: Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực tỉnh Bình Địnhnên ông có võ nghệ cao cường. Đó là vốn “di truyền” của cha ông gốcngười Bình Định, nơi “sáng tạo” ra võ nghệ cao cường nhất nước. Vì thếcó hai câu thơ:“Ai về Bình Định mà coi,Con gái cưỡi ngựa, múa roi, đánh quyền”.Nguyễn Trung Trực thừa hưởng di truyền từ ông cha cho nên ông làngười giỏi võ, qua đó ông đã sử dụng tài năng võ thuật của mình trong việcbắt cướp, dạy võ cho nghĩa quân và hơn hết võ của ông dùng để đánh bọnTây xâm lược.Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở Bình Định nhưng ông đượcsinh ở Bình Nhựt huyện Cửu An, phủ Tân An [ nay là xã Bình Đức, huyệnBến Lức, tỉnh Long An], ông sinh năm 1838, lúc mới sinh ra có tên làNguyễn Văn Nhơn rồi đổi thành Nguyễn Văn Lịch, sau khi đốt cháy tàuEsperance đổi tên thành Nguyễn Trung Trực. Ông là người khỏe mạnh caolớn nước hai mắt to và sáng ông có tướng tinh rất lớn. Trong quyển “Bốnvị anh hùng kháng chiến miền Nam” của ông Thái Bạch, ở phần kể chuyện“Nguyễn Trung Trực anh hùng dân tộc kháng chiến Rạch Giá” có ghi lờithuật của ông Cả Nhiêu ở làng Bình Trinh, huyện Thủ Thừa tỉnh Tân Annhư sau: “ Hồi ấy tôi còn nhỏ tôi không được biết rõ lắm về ông Nguyễn.Vả lại ông đóng quân miệt này không lâu. Tuy vậy hồi ông già tôi còn sống15thỉnh thoảng trong khi nói chuyện với con cháu ông lại nhắc đến ôngNguyễn, theo ông thì ông Nguyễn sau khi thất trận về đây ở lại ấp tôi ít lâu:“Ông người cao lớn khỏe mạnh nước da bánh ít, gương mặt vuông hai mắtto và sáng. Ông giỏi nghề võ lắm. Lúc quân pháp mới sang, tại làng này cónhiều kẻ bất lương nổi lên làm trộm cướp nhưng khi ông tới bọn chúng đềutan hết. Ông có oai nên quân sĩ kinh sợ nhiều lắm”. Theo ông Paulin Vial:“ Trực có một diện mạo thông minh và dễ mến”, ông nhận xét: “ Trực tỏ rarất tự trọng và đầy khí phách”.Gia đình: Cha là Nguyễn Văn Phụng [hoặc Nguyễn Cao Thăng], mẹlà bà Lê Kim Hồng quê ở xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnhBình Định. Rời Bình Định vào Nam sinh sống tại phủ Tân An, thành GiaĐịnh. Ông bà sinh ra tám người con, Nguyễn Trung Trực là con trưởng, Bàthứ Hai, Bà thứ Ba, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Công Luông, Bà ThứSáu, Bà thứ Bảy, Nguyễn Văn Thơ. Sau này cha mẹ và gia đình dời xuốnglàng Tân Thuận, Tổng An Xuyên [sau đổi xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi,tỉnh Minh Hải]. Ông bà, cha mẹ của ông là những người lao động khôngđỗ đạt từ chương, khoa bảng, không hề giữ chức vụ gì dù nhỏ nhất của chếđộ phong kiến.Có hai ý kiến khác biệt nhau về vợ của Ông:Vợ tên là Điều:Căn cứ theo một số truyền khẩu thì nói vợ Ông tên là Điều. Bà đãtừng tham gia trong đội nghĩa quân và cùng theo sát Ông trong suốt thờigian chống pháp ở Kiên Giang. Có lần bà Điều vâng lệnh Nguyễn TrungTrực đi do thám đồn Săn Đá- Kiên Giang bị chúng Phát hiện rồi bắt bà,Nguyễn Trung Trực đến cứu. Vài lần sau bà bị bắt cùng một lượt với QuảnCầu, xã Lý. Chúng đem nhốt tất cả vào khám lớn. Mãi đến khi Nguyễn16Trung Trực đánh chiếm đồn mới giải thoát cho họ.Nếu vợ ông là bà Điều thì tên thật của bà là Thi-ba-đo [theo dân tộcKhơ Me, người nữ thường lấy chữ Thi làm họ]. Người ta gọi tắt là Ba Đôhay bà Đỏ. Về sau bà có vai trò quan trọng trong đội nghĩa quân và cũng làngười thân tình của Nguyễn Trung Trực. Do sợ kỵ húy nên người ta gọi bàĐiều là bà Đỏ [màu điều cũng là màu đỏ nhưng sậm hơn có chút pha màuđen]. Như vậy bà Điều hay bà Đỏ cũng chỉ là một người, [có một số tài liệunói rằng bà Điều bà Đỏ là hai chị em ruột chứ không phải một người].Vợ tên là Định:Khi ra Phú Quốc lập căn cứ chống pháp cho đến ngày hi sinh, ngườita mới biết ông có một vợ và một đứa con trai. Cả hai đều chết ở PhúQuốc. Hiện nay vẫn còn di tích.Theo tài liệu của ông Lê Hoàng Nam [Phú Quốc] đã viết: “Một điềuđáng chú ý là: Qua xác minh thì ở cửa cạn có mộ của vợ con cụ. Hàng nămnhân dân tổ chức cúng vào ngày 19 tháng 08 âm lịch rất lớn. Họ gọi bà là“BÀ QUAN LỚN TƯỚNG”. Hiện nay trên mộ bia có ghi rõ họ tên là LÊKIM ĐỊNH”. Đây là giả thuyết có cơ sở khoa học đáng tin cậy hơn. Đứacon giữa Nguyễn Trung Trực và Lê Kim Định sinh ra hơn được một thángthì chết vì lý do khát sữa. Trong cuốn “Nguyễn Trung Trực thân thế và sựnghiệp” của bảo tàng Kiên Giang xuất bản 1989 có ghi lời kể của của ôngcận vệ Ngô Văn Soạn và người giữ con như sau: “ lúc này đứa bé cònsống, nhân dân lúc đầu còn cho bú. Sau khi Pháp ra lệnh tru di tam tộc nếuai cho con ông bú sữa. Nhân dân vẫn bí mật cho bú được hai lần. Lần cuốicùng đích thân cụ lợi dụng đêm tối bồng con ra tận đầu xóm Phước Lộc[Cửa Cạn] để xin sữa trong vòng vây của Pháp. Nhân dân bị Pháp khủngbố bỏ chạy hết vào rừng, không còn ai cho sữa đứa bé khóc lên, Cụ phải17quay về căn cứ. Nghĩa quân bàn cách lấy gạo giã nhuyễn nấu với đườngcho công tử ăn. Lúc này ông đã biết con mình sẽ chết nên vào vùng VồTrại Lâm để tìm cách dấu con. Trong những giây phút cuối cùng nơi rừngsâu một mình cùng với đứa con mới sanh trên một tháng”.1.2.2. Cuộc đời làm dân chài và quản cơ:Do sinh trưởng trên vùng đất nhiều sông ngòi người nào cũng giỏibơi lội, nên từ nhỏ Nguyễn Văn Lịch gắn bó với kênh rạch, sông nước BếnLức, Vàm Cỏ Đông và từ ấy Nguyễn Trung Trực làm nghề chài lưới, Ôngthành thạo nghề chài lưới. Chuyện ở Long An kể rằng: “Thuở còn là anhchài Lịch, ông đã nổi tiếng bơi giỏi như rái cá, đi chài lưới bao giờ cũngbắt nhiều tôm cá hơn người”. Ông thường giúp cha chài lưới ven sông nênngười ta gọi Ông là “Anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực”.Đến tuổi tráng niên Nguyễn Văn Lịch tham gia vào phong trào mộquân đồn điền của triều Nguyễn do kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương lãnhđạo và do có tài võ nghệ mà được thăng chức đội. Khi thực dân Pháp bắtđầu xâm lược nước ta, đem quân đánh chiếm đồn Chí Hòa. Nguyễn VănLịch hăng hái chiêu mộ được một số nông dân vào lính và tham gia vàoviệc phòng thủ, bảo vệ đồn Chí Hòa dưới quyền của lảnh binh TrươngĐịnh. Tháng 12 năm 1861, trước phong trào nổi dậy của nhân dân 3 tỉnhmiền Đông, giặc Pháp rất hoảng sợ và khủng bố dã man các Phong tràoyêu nước. Các vùng rạch Kỳ Môn [Mỹ Tho], Rạch Gầm, Cai Lậy, Cái Bè,Tân An, Gò Công, Gia Định đều nổi lên, trong khi bọn Pháp phải đối phóvới phong trào ở Hóc Môn, Bà Điểm, Tây Ninh, Trảng Bàng, Thủ DầuMột. Nguyễn Trung Trực chiến đấu trong hàng ngũ nghĩa quân phía TânAn nhằm bảo vệ vùng Gò Công, là vùng nổi tiếng nhiều thóc lúa và là quêhương của bà Từ Dũ mẹ vua Tự Đức. Với trách nhiệm chặn giặc phía Tân18An. Địa bàn chính của Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân là vùng BếnLức dọc theo sông Vàm Cỏ Đông.Ngày 10 tháng 12 năm 1861 ông lập chiến công vang dội: đốt cháytàu Esperrance trên vàm Nhật Tảo làm cho địch thiệt hại nhiều. Qua chiếnthắng này tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Trung Trực vang đi khắpnơi, sau đó ông ra Huế vua Tự Đức phong tặng cho ông làm chức Quản Cơnên người ta gọi ông là Quản Nhơn hay Quản Lịch. Trong Quốc Sử Quántriều Nguyễn có ghi “… Vua phong thưởng cho Lịch làm chức Quản CơBình Thuận. Nguyễn Văn Quang và Hoàng Khắc Nhượng [Nguyễn VănSang và Huỳnh Khí Nhượng] cùng 20 người nữa làm cai đội đều được chongân tiền. Binh lính tham gia được thưởng chung 1000 quan tiền. Bốnngười bị chết đều được cấp tiền tuất gấp hai…”. Theo chế độ phẩm trậtquan lại thời Tự Đức thì chức Quản Cơ là bật võ được xếp vào hàng chánhtứ phẩm.Năm 1867, Nguyễn Trung Trực được thăng lên chức Lãnh binh tỉnhGia Định, rồi triều đình Huế phong chức Thành Thủ Quý Hà Tiên để ôngmộ binh chống giặc, nhưng chưa kịp đến nơi thì Hà Tiên đã lọt vào tayquân Pháp vào ngày 24 tháng 6 năm1867, Nguyễn Trung Trực rút quân vềSân Chim [ tả ngạn sông cái lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang].1.2.3. Vị thủ lĩnh nghĩa quân tài giỏi, cao thượng:06/1861 Nguyễn Trung Trực cùng Huỳnh Công Tấn chỉ huy phó củaTrương Định đi lên Biên Hòa khi Pháp làm chủ tình thế và đóng đồn nổi ởsông Nhật Tảo. Nguyễn Trung Trực xuống lệnh cho hai viên phó quản làHuỳnh Khí Nhượng và Nguyễn Văn Quang chuẩn bị tấn công Pháp, đangmở nhiều cuộc tàn sát dân lành trong vùng chúng chiếm đóng.22/06/1861 Nguyễn Trung Trực [lúc đó tên Lịch] được Trương Định19giao giữ vùng Tân An và nghiễm nhiên trở thành lãnh tụ chống Pháp,Nguyễn Trung Trực rất thông minh và tài năng. Theo nhận xét của Vial “Nguyễn Trung Trực có gương mặt thông minh, dễ gây thiện cảm” nhờ tàinăng và chí thông minh của Nguyễn Trung Trực tập hợp đông đảo nghĩaquân. Trong số nghĩa quân có Nguyễn Văn Quang và Hoàng KhắcNhượng, Lâm Văn Ky là những người tài giỏi có đóng góp to lớn giúp ôngtrong việc đánh Pháp. Nguyễn Trung Trực thống lãnh nghĩa quân chốngpháp lập nhiều chiến công, gây cho Pháp nhiều thiệt hại như đốt cháy tàuÉsperrance trên vàm Nhật Tảo [1861], đánh đồn Rạch Giá [1868]. Saunhững ngày chiến đấu gian khổ ở Phú Quốc, Nguyễn Trung Trực quyếtđịnh ra “nộp mình” để giải quyết vấn đề cấp thiết. Trước khi ra “nộp mình”Ông viết thư cho Huỳnh Công Tấn phải chấp thuận 3 điều kiện:Một là, bãi bỏ lệnh bao vây phong tỏa toàn đảo.Hai là, phải thả hết nghĩa quân bị bắt, cho họ được trở về nguyênquán yên ổn và tự do làm ăn sinh sống.Ba là, phải thả ngay mẹ Ông ra và đưa đến căn cứ để gặp Ông.Dĩ nhiên được tin Ông chịu hàng, Pháp chấp thuận ngay nhưng chúngchỉ thực hiện hai điều trên.Viên quan Pháp Piquet khi lấy khẩu cung Nguyễn Trung Trực cũngghi nhận xét một cách trung thực rằng: “Trực rất tự trọng và đầy khíphách”. Viên thống soái Nam Kỳ muốn biết tường tận ông như thế nào nênvào khám gặp ông. Trước tiên hắn dùng lời lẽ ngọt ngào khuyến dụ nhưngkhông được hắn mới xẵng giọng nói: “Ông Trực nè! Dù ông có sống haychết thì binh lực của Pháp đã tận diệt hết quân phiến loạn của xứ sở nàyrồi…”.20Nguyễn Trung Trực mỉm cười, liền đưa tay ra ngoài sân cỏ và ôn tồnnói với tên chánh soái rằng: “Thưa Pháp soái: chúng tôi tin chắc rằng,chừng nào ngài trừ hết cỏ trên mặt đất này thì chừng đó ngày mới mong trừhết những người ái quốc trên xứ sở này mà ngài giân giữ gọi họ là quânphiến loạn”. Câu nói “ Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết ngườiNam đánh Tây” làm sáng ngời khí phách hào hùng của ông.21CHƯƠNG 2NHỮNG CHIẾN CÔNG RỰC RỠ CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC2.1. Trận Nhật Tảo:Trận Nhật Tảo do Nguyễn Trung Trực tổ chức tấn công, đã diễn ravào ngày 10 tháng 12 năm 1861 tại vàm Nhật Tảo [hay còn gọi Nhựt Tảo],là nơi giao hội giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhật Tảo, nay thuộc xãAn Nhật Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Chiến thắng này cùng với trậnđồn Kiên Giang, cũng do ông Trực tổ chức tấn công.2.1.1 Tình hình chiến sự trước trận đánh:18/02/1859 Quân Pháp xua quân đánh chiếm Gia Định. Hai năm sau[25/02/1861] Pháp đánh chiếm đồn Chí Hòa, thừa thắng chúng đánh chiếmĐịnh Tường-Mỹ Tho[14/02/1861]. Quân triều đình rút về Vĩnh Long. Lúcbấy giờ Pháp lợi dụng vũ khí như tàu chiến đại bác hiện đại, lại thêm triềuđình nhu nhược, chúng chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam bộ, nơi nàochúng chiếm được thì lập xã tề và xây dựng đồn bót. Dưới sông chúng chotàu thủy lớn nhỏ tuần tra ghe thuyền qua lại. Chúng lấy cớ ngăn chặn nghĩaquân làm loạn để thu gom tiền bạc, lúa thóc của nhân dân.Đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Trung Trực rút quân về Tân An tiếptục chiêu mộ nghĩa dũng, sắm sửa khí giới với mục đích chống lại Pháp lâudài. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực trong gần banăm 1860 đến 1862 là vùng Tân An, Định Tường, Biên Hòa.Theo một số nguồn sử liệu dân gian thì làng Nhật Tảo nằm trên mộtvùng đồng ruộng bao la, mới sáng tinh sương đã nhìn thấy ánh mặt trời nêngọi là Nhật Tảo, nghĩa là “mặt trời mọc sớm”. Giữa thế kỷ thứ XIX NhậtTảo là vùng được ông Hồ Văn Chương đến khai phá lập nghiệp theo22chương trình khai hoang của nhà Nguyễn. Nhờ quy tụ được đông dân cưlập thành thôn ấp, ông Hồ Văn Chương được triều đình Nguyễn phongchức Suất đội trưởng con cháu kế truyền làm chủ chợ qua việc thu thuế chợlấy tiền làm ngân sách địa phương. Dòng dõi họ Hồ thống lãnh cả vùng vàđều là hương chức địa phương. Lúc bấy giờ, ông Hồ Quang Minh làm caitổng, tuy hợp tác với Pháp ngoài mặt nhưng vẫn căm thù giặc. Cảm kháitấm lòng ái quốc của Nguyễn Trung Trực, gia đình ông đã mạnh dạn hợptác với nghĩa quân, lập kế đồ đánh phá lực lượng quân Pháp.Tại ngã ba, đầu sông Nhật Tảo và sông Vàm Cỏ Đông Pháp đặt chiếctiểu hạm tên là Ésperance [Hy vọng] nằm án ngữ nơi đó để đón ghe thuyềnqua lại tra xét. Tiểu hạm Esperance là một tàu gỗ có chỗ được bọc đồngchạy bằng hơi nước, có thể ra vào những luồng lạch cạn. Đây là một trongnhững tàu thuộc hàng bậc nhất của hải quân Pháp lúc bấy giờ. Quyền quảncơ Nguyễn Văn Lịch liền ra lệnh cho Phó quản binh Huỳnh Khắc Nhượngcùng Võ Văn Quang chuẩn bị kế hoạch tấn công chiếc tiểu hạm này.- Lực lượng đôi bên:Bên quân Pháp :Chỉ huy tàu là trung úy hải quân tên là Parfait, còn tên phó là mộtthiếu úy nhưng không rõ tên. Dưới tàu có trang bị một khẩu đại bác với 25lính Pháp và lê dương đầy đủ súng ống đạn dược. Trên bờ sông có đóngmột cái đồn với 20 lính mã tà canh gác bảo vệ. Chiến thuyền Ésperanceđược coi là một “căn cứ nổi” rất lợi hại trên nhiều mặt: đóng vai trò mộtthành lũy bố phòng; một pháo đài để tấn công và yểm trợ một phương tiệndi động để điều động và vận chuyển binh lính, quân nhu, lại được sử dụngnhư một đơn vị “dưỡng quân”. Chiến thuyền này đã giữ vai trò “chiếmđóng” và “bình định” cả một vùng địa phương rộng lớn.23Bên quân Việt:Khoảng 150 nghĩa quân tham gia trận này dưới quyền chỉ huy củaNguyễn Văn Lịch cùng các thành viên khác là: Võ Văn Quang, HuỳnhKhắc Nhượng, Nguyễn Học, Nguyễn Văn Điền [hay Điều] và hương thônHồ Quang Chiêu. Vì tầm quan trọng về mặt chiến thuật, chiến lược củatiểu hạm Ésperance cho nên quản binh Lịch bằng mọi cách tiêu diệt con tàunày.2.1.2. Diễn biến trận đánh và kết quả:Trận đánh hỏa công đốt tàu chiến Pháp Espérance trên sông Nhật Tảokhiến đất trời cũng muốn nổ tung: “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa”.Trận Nhật Tảo có hai ý kiến khác nhau: thứ nhất là Nguyễn Trung Trựccho giả làm thuyền buôn lúa để đánh chìm tàu; thứ hai Nguyễn Trung Trựccho giả thuyền đám cưới qua sông, thừa lúc áp sát rồi đánh úp.Giả thiết thứ nhất về đám ghe buôn:Qua nhiều ngày tìm hiểu tình hình địch khá chính xác, ông liền chuẩnbị kế hoạch thực hiện, ông chia nghĩa quân làm hai toán: toán thứ nhất ôngcho 30 người nằm phục kích bao vây đồn mã tà. Nếu nghe hiệu lệnh thì tấncông ngay không để chúng ra tiếp viện; toán thứ hai gồm 59 người bố trícho 5 ghe và nằm chờ sẵn trong khoang ghe có đầy đủ cúi rơm, khi nghehiệu lệnh thì phi nhanh qua tàu, phóng hỏa và tìm diệt địch.Ngoài ra ông còn vận động một số dân chúng quanh vùng tham giacuộc chiến, ông trang bị cho họ một số chiêng, mõ, tù và để làm thànhtiếng động chọc tức quân Pháp, buộc chúng phải chia lực lượng dưới tàu rađể nghĩa quân hoạt động dễ bề thắng lợi.Đúng ngọ ngày 10 tháng12 năm 1861, Quản binh Lịch cho toán dân24chúng đánh chiêng, mõ, thổi tù và làm vang động một góc trời, tên trungúy dưới tàu nghe tiếng động, tức tối liền xua nửa toán lính dưới tàu xuốngca-nô tiến thẳng vào bờ vừa đi vừa bắn loạn xạ để thị uy. Tuy vậy đoànngười vẫn gây tiếng động, làm Parfait càng thêm tức giận xua lính truyđuổi theo mãi, càng lúc càng xa tàu.Lúc này ngoài sông Vàm Cỏ xuất hiện 5 chiếc ghe buôn bập bềnhchèo trên mặt nước. Lính canh trên tàu thấy liền gọi lại để trình giấy. Nămchiếc ghe cặp sát hông tàu, chiếc ghe đầu trình giấy tên thiếu úy với tayxuống lấy bất thình lình bị Quản Lịch đâm chết sau đó ông phát lệnh tấncông, tất cả nghĩa quân nằm dưới ghe đều bật dậy phóng nhanh qua tàu tìmđịch diệt, đồng thời mang cúi rơm phóng hỏa đốt tàu. Bọn lính thấy tàuphát hỏa thì hoảng kinh hồn vía, một số thì bị nghĩa quân giết tại chỗ, mộtsố nhảy xuống sông lội vào bờ chay thoát thân nhưng cũng bị dân chúngđoán bắt giết chết. Còn tên Parfait thấy tàu bị đốt cũng tìm đường trốnthoát thân.Trong quyển Đại Nam Thực Lục, đệ tứ kỷ năm Tự Đức thứ 15 [1862]chép: “Khi ấy quân Tây dương đưa tàu bọc đồng đậu ở thôn Nhật Tảo.Quyền sung quản binh đạo là Nguyễn Văn Lịch sai sung phó quản binhđạo là Huỳnh Khắc Nhượng, Võ Văn Quang đều đem binh quyền dọc theoven sông, tới chỗ tàu Tây dương đậu, chia quân phòng bị và đặt quân phụckích, đem 59 quân chiến tân chia làm hai đạo, giả làm thuyền buôn, thẳngtới tàu Tây dương, nhảy lên trước, đâm chết 4 tên Tây dương. Nhữngngười cùng đi đều nhảy lên tàu một lượt giết bừa đi. Quân Tây dương nhảyxuống sông hoặc chết, hoặc thoát thân, còn thì chui xuống khoang thuyềnbắn chống trả. Quang [Võ Văn Quang] hô 30 tên phục binh nổi dậy tiếpchiến . Bọn quản toán là Nguyễn Học, lương thần là Hồ Quang lấy búa sắt25

Video liên quan

Chủ Đề