Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa năm 2024

Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá.

+ Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra là nhằm để thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.

+ Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.

- Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời, khi có đủ hai điều kiện sau đây.

+ Thứ nhất, phân công lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội một cách tự phát thành các ngành, nghề khác nhau.

Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể, vì vậy họ chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau. Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hoá.

Quảng cáo

Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện thứ nhất chưa đủ để sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại. C. Mác đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc Ấn Độ thời cổ đã có sự phân công lao động khá chi tiết, nhưng sản phẩm của lao động chưa trở thành hàng hoá bởi vì tư liệu sản xuất là của chung nên sản phẩm của từng nhóm sản xuất chuyên môn hoá cũng là của chung, công xã phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thoả mãn nhu cầu. Ở đây không hình thành quan hệ trao đổi, do đó chưa đủ điều kiện để ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.

Vì vậy, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần, muốn sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai.

- Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.

Sự tách biệt này do sự tồn tại các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động.

Quan hệ sở hữu khác nhau vể tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng tất cả họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện đó, các chủ thể kinh tế muốn tiêu dùng sản phẩm của nhau họ phải thông qua trao đổi, mua bán.

Đây là điều kiện đủ cho sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại dựa trên hai điều kiện:

1. Phân công lao động xã hội

Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.

Do sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu. Khi có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó, họ cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi với nhau. Phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất đồng thời làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.

Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.

Hình minh họa. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóa

2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất

Những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá.

Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất quy định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.

Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau. Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa.

Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa là gì?

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện đó là có phân công lao động xã hội và có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.

Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa làm cho người sản xuất quan hệ với nhau như thế nào?

Hai điều kiện cần và đủ để hàng hóa được ra đời là phải có sự phân công lao động xã hội cũng như đồng thời tồn tại sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất với nhau.

Nền sản xuất hàng hóa là gì?

Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Marx-Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua ...

Kinh tế hàng hóa xuất hiện khi nào?

Nền kinh tế hàng hóa được ra đời vào thời nguyên thủy, khi con người chủ yếu sinh sống bằng phương thức săn bắn hái lượm, tạo ra những sản phẩm tự cung tự cấp. Dần dần, khi có sự phân công lao động giữa các cá nhân và các nhóm xã hội, con người bắt đầu trao đổi sản phẩm của mình cho nhau để thoả mãn nhu cầu khác nhau.

Chủ Đề