Hàm excel xử lý chuỗi

      Trong quá trình làm việc với các bảng tính excel, sẽ có lúc bạn cần phải sử dụng các hàm xử lý chuỗi để thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ như: chuyển đổi toàn bộ chuỗi ký tự thành chữ hoa, chữ thường, hay chỉ đơn giản là cắt một phần ký tự kể từ bên trái chuỗi đang có…yêu cầu khá đơn giản, nhưng nếu chúng ta không biết hoặc vận dụng không đúng thì chúng ta cũng không thu được kết quả như mong muốn.

      Bài viết này sẽ lần lượt giúp bạn tiếp cận các hàm xử lý chuỗi đơn giản, nhưng cực cần thiết cho công việc của bạn.

1. Hàm cắt ký tự từ bên trái một chuỗi cho trước – Hàm Left

1.1. Cú pháp

LEFT[Text, n]

Trong đó:

Text: là chuỗi ký tự ban đầu cần cắt;

n: số ký tự cần cắt.

1.2. Công dụng

     Hàm này dùng để cắt n ký tự kể từ bên trái của chuỗi Text.

     Text ở đây có thể là địa chỉ một ô chứa chuỗi ký tự cần cắt, hoặc một chuỗi trực tiếp.

1.3. Ví dụ

2. Hàm cắt ký tự từ bên phải một chuỗi – Hàm Right

2.1. Cú pháp

RIGHT[Text, n]

Trong đó:

Text: là chuỗi ký tự ban đầu cần cắt;

n: số ký tự cần cắt.

2.2. Công dụng + Hàm này dùng để cắt n ký tự kể từ bên Phải của chuỗi Text. + Text ở đây có thể là địa chỉ một ô chứa chuỗi ký tự cần cắt, hoặc một chuỗi trực tiếp.

3. Hàm cắt ký tự kể từ vị trí bất kỳ trong chuỗi cho trước – Hàm MID

3.1. Cú pháp

MID[Text, m, n]

3.2. Công dụng

Cắt n ký tự kể từ vị trí thứ m trong chuỗi Text

3.3. Ví dụ

4. Hàm chuyển chuỗi cho trước thành chuỗi in thường – LOWER

4.1. Cú pháp

LOWER[Text]

4.2. Công dụng

Biến toàn bộ ký tự trong chuỗi Text thành chữ in thường.

4.3. Ví dụ

Lưu ý: Với chữ dạng Unicode [chữ tiếng Việt có dấu] thì phần ký tự có dấu sẽ không được chuyển đổi sang ký tự thường [nếu nó đang ở chế độ chữ hoa]. Để làm được điều đó bạn cần phải dùng đến phần mềm Unikey.

5. Hàm chuyển toàn bộ các ký tự của chuỗi ban đầu thành ký tự in hoa – hàm UPPER

5.1. Cú pháp

UPPER[Text]

5.2. Công dụng

Chuyển đổi toàn bộ ký tự trong chuỗi ban đầu thành ký tự in hoa.

5.3. Ví dụ

Lưu ý: Với chữ dạng Unicode [chữ tiếng Việt có dấu] thì phần ký tự có dấu sẽ không được chuyển đổi sang ký tự hoa. Để làm được điều đó bạn cần phải dùng đến phần mềm Unikey.

6. Hàm chuyển các ký tự đầu tiên của mỗi từ trong chuỗi thành ký tự hoa – PROPER

6.1. Cú pháp

PROPER[Text]

6.2. Công dụng

Hàm này dùng để chuyển các ký tự đầu mỗi từ trong chuỗi Text thành chữ hoa.

6.3. Ví dụ

7. Hàm trả về chiều dài của chuỗi ký tự – Hàm LEN

7.1. Cú pháp

LEN[Text]

7.2. Công dụng

Hàm này trả về chiều dài của chuỗi ký tự [hãy trả về số ký tự có trong chuỗi].

7.3. Ví dụ

8. Hàm cắt bỏ các ký tự trống trong chuỗi cho trước – TRIM

8.1. Cú pháp

TRIM[Text]

8.2. Công dụng

Hàm này cắt toàn bộ ký tự trống ở đầu và cuối của chuỗi cho trước, bên cạnh đó nó cũng cắt toàn bộ ký tự trống ở giữa chuỗi [chỉ để lại 1 ký tự trống duy nhất trong chuỗi ký tự trống].

8.3. Ví dụ

9. Hàm tìm kiếm ký tự hoặc chuỗi ký tự trong chuỗi cho trước – FIND

9.1. Cú pháp

FIND[Text1, Text2, n]

Trong đó:

Text1: Là chuỗi hoặc ký tự cần tìm;

Text2: Là chuỗi ban đầu [chứa Text1];

n: vị trí bắt đầu dò tìm;

9.2. Công dụng

Hàm này trả về số thứ tự xuất hiện của chuỗi Text1 trong chuỗi Text2 kể từ vị trí cần tìm kiếm n.

9.3. Ví dụ

10. Hàm nối hai hay nhiều chuỗi lại với nhau – Hàm CONCATENATE

10.1. Cú pháp

CONCATENATE[Text1, Text2, …, TextN]

10.2. Công dụng

Hàm này trả về kết quả là một chuỗi thông qua việc nối các chuỗi Text1, Text2,…,TexN với nhau theo thứ tự.

10.3. Ví dụ

11. Hàm so sánh hai chuỗi văn bản với nhau – Hàm EXACT

11.1. Cú pháp

EXACT[Text1, Text2]

11.2. Công dụng

     Hàm này dùng để so sánh hai chuỗi văn bản Text1Text2 với nhau, nó trả về giá trị TRUE nếu hai chuỗi giống nhau, ngược lại nó sẽ trả về giá trị FALSE.

11.3. Ví dụ

12. Hàm thay thế một phần văn bản – Hàm REPLACE

12.1. Cú pháp

REPLACE[Old_Text,M,N,New_Text]

Trong đó:

Old_Text: Là chuỗi văn bản ban đầu.

M: Vị trí bắt đầu thay thế.

N: số ký tự cần thay thế.

New_Text: Ký tự hoặc chuỗi cần thay thế.

12.2. Công dụng

      Hàm này trả về một chuỗi mới bằng cách thay thế N ký tự kể từ vị trí thứ M trong chuỗi văn bản ban đầu Old_Text với văn bản cần thay thế là New_Text.

12.3. Ví dụ

13. Hàm lặp lại chuỗi ký tự hoặc ký tự – Hàm REPT

13.1. Cú pháp

REPT[Text, N]

Trong đó:

Text: là ký tự hoặc chuỗi văn bản cần lặp;

N: là số lần lặp;

13.2. Công dụng

Hàm này trả về một chuỗi văn bản mới bằng cách lặp N lần chuỗi văn bản Text .

13.3. Ví dụ

14. Hàm xác định vị trí của chuỗi văn bản con trong chuỗi văn bản cho trước – Hàm SEARCH

14.1. Cú pháp

SEARCH[Find_Text, Text,N]

14.2. Công dụng

     Hàm này tìm kiếm và trả về thứ tự xuất hiện của chuỗi văn bản Find_Text kể từ vị trí thứ N trong chuỗi văn bản Text.

14.3. Ví dụ

15. Hàm tìm kiếm và thay thế theo ý người dùng – Hàm SUBSTITUTE

15.1. Cú pháp

SUBSTITUTE[Text, Old_Text, New_Text, [instance_num]]

Trong đó:

+ Text: Chuỗi cần thay thế;

+ Old_Text: Chuỗi con cần tìm trong chuỗi Text;

+ New_Text: Chuỗi sẽ thay thế cho chuỗi Old_Text tìm được;

+ instance_num: Thay thế ở vị trí tìm được thứ nhất hay thứ 2 hay thứ 3… [Tham số này có hay không có trong công thức trên cũng được].

15.2. Công dụng

     Hàm này trả về một chuỗi văn bản mới bằng cách tìm kiếm chuỗi Old_Text trong chuỗi văn bản ban đầu Text, khi tìm thấy nó sẽ thay thế bằng chuỗi New_Text, nếu tham số instance_num được chỉ định thì nó chỉ tiến hành thay thế ở vị trí thứ instance_num trong số vị trí mà nó tìm thấy.

15.3. Ví dụ

     Trên đây là tổng hợp các hàm xử lý chuỗi trong Excel mà bạn sẽ cần phải dùng nó để giải các bài toán liên quan trong quá trình thực hiện công việc của mình.

     Hy vọng nó sẽ cực hữu dụng với bạn!

   Hãy chia sẻ bài viết hữu ích này cho những người bạn, đồng nghiệp của bạn để cùng giúp họ phát triển nhé!

Hãy tham gia ngay group facebook “Excel Kế toán Nhân sự Tiền lương” để trao đổi chuyên môn và mở rộng kết nối!

Chủ Đề