Hàng khuyến mãi không thu tiền hạch toán thế nào năm 2024

Hạch toán hàng khuyến mãi như thế nào tuân thủ các quy định của pháp luật? Hàng khuyến mãi không thu tiền nên thường khiến kế toán lúng túng trong việc hạch toán nếu chưa có kinh nghiệm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạch toán hàng khuyến mại phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo Thông tư 133 và 200.

Đối với bên bán

Bên bán mua hàng hóa hoặc sản phẩm do bên bán tự sản xuất sử dụng vào mục đích khuyến mại thì khi xuất sản phẩm, hàng hóa:

– Nếu xuất sản phẩm để khuyến mại không thu tiền, không kèm theo điều kiện khi mua:

  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng [nếu hạch toán theo Thông tư 200]
  • Nợ TK 6421 [nếu hạch toán theo Thông tư 133]
  • Có TK 155, 156.

– Nếu xuất hàng hóa, sản phẩm không thu tiền và kèm theo điều kiện khi nhận hàng khuyến mại thì kế toán cần phân bổ số tiền để được tính doanh thu cho cả hàng hóa, sản phẩm khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán.

– Khi thực hiện xuất bán hàng hóa, sản phẩm khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa khuyến mại:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
  • Có TK 155, 156 – Giá thành sản xuất, giá vốn hàng hóa

– Khi ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho các sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng khuyến mại, kế toán ghi:

  • Nợ TK 111, 112, 131,…
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp [nếu có].

\>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Hướng dẫn hạch toán hàng khuyến mại.

Đối với bên mua

Bên mua, khi nhận được hàng khuyến mại, kế toán hạch toán:

  • Nợ TK 156 – Hàng hóa
  • Có TK 711 – Giá trị hàng khuyến mãi

Khi phản ánh giá vốn hàng hóa, kế toán hạch toán:

  • Nợ TK 632
  • Có TK 156

\>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý hóa đơn đầu vào khi thay đổi tên công ty.

Đối với bên đại lý, nhà phân phối

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hóa từ nhà sản xuất, phân phối để khuyến mại cho khách hàng:

  • Khi nhận hàng của nhà sản xuất: theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản lý nội bộ.
  • Khi kết thúc chương trình khuyến mại, nếu không phải hoàn trả hàng khuyến mại chưa sử dụng thì kế toán ghi:
  • Nợ TK 156 – Hàng hóa
  • Có TK 711 – Thu nhập khác.

2. Hàng khuyến mãi không thu tiền có phải lập hóa đơn không?

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 3, Điều 5, Thông tư 119/2014/TT-BTC, người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, bao gồm cả trường hợp hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho mục đích khuyến mại, hàng mẫu, quảng cáo,… trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

Hàng khuyến mại vẫn phải lập hóa đơn.

3. Hàng khuyến mại có chịu thuế GTGT không?

Căn cứ theo Khoản 5, Điều 7, Thông tư 219/TT-BTC:

“5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không [0]; trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.”

\>> Có thể bạn quan tâm: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Như vậy, nếu hàng hóa khuyến mại không thu tiền thì doanh nghiệp cần phải xuất hóa đơn cho hàng khuyến mại và số tiền trên hóa đơn ghi như sau:

  • Nếu hàng hóa khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì giá tính thuế xác định bằng 0.
  • Nếu hàng hóa khuyến mại không áp dụng theo quy định pháp luật về thương mại thì kê khai như trường hợp hàng hóa, sản phẩm phục vụ cho biếu tặng.

Trên đây là cách hạch toán hàng khuyến mãi theo quy định của Bộ Tài Chính. Kế toán doanh nghiệp cần lưu ý 3 trường hợp hạch toán đối với bên bán, bên mua và bên đại lý/nhà phân phối để hạch toán đúng quy định.

Ngoài ra, để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

Ngày nay, hoạt động khuyến mại đang ngày càng được các nhà quản trị doanh nghiệp chú ý đến bởi vì đó là hình thức khá hiệu quả để thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm của họ. Chính vì vậy, hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền là một nhiệm vụ không thể thiếu nhằm mục đích quản lý tốt các hoạt động chiêu thị của doanh nghiệp. Vậy, hãy cùng kế toán Thái Phong tìm hiểu rõ hơn về hạch toán hàng khuyến mại theo thông tư 200 ở bài viết dưới đây.

\> Xem thêm: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một số điều cần biết về hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền

Trước khi đi vào tìm hiểu một số loại hạch toán hàng khuyến mại cơ bản, chúng ta cần phân biệt hai thuật ngữ thường xuyên gây nhầm lẫn, đó là khuyến mại và khuyến mãi.

Khuyến mại là hoạt động mà doanh nghiệp mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nhằm khuyến khích họ mua và sử dụng hàng hoá, sản phẩm. Mục đích của khuyến mại là tăng sức mua hàng, tăng doanh thu, giảm hàng tồn kho, và kích cầu tiêu dùng. Các hình thức khuyến mại hiện nay là giảm giá, tích điểm, lấy cũ đổi mới,…

Khuyến mãi là hoạt động đem lại lợi ích cho doanh nghiệp về doanh số bán hàng. Người bán càng bán được nhiều thì càng nhận được nhiều tiền hoa hồng từ doanh nghiệp.

Cách hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền

Đối với bên xuất hàng khuyến mại

Trường hợp 1: Hàng khuyến mại, hàng quảng cáo có đăng ký với sở công thương [theo pháp luật về thương mại], chia thành 2 hình thức:

Hình thức nhận hàng khuyến mại không kèm các điều kiện, kế toán hạch toán giá trị hàng vào chi phí bán hàng, ghi:

  • Nợ TK 641- Chi phí bán hàng [bao gồm chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hóa]
  • Có TK 155, 156

Hình thức nhận hàng khuyến mại kèm điều kiện

Với hình thức này, khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm [ví dụ như mua 3 sản phẩm thì được tặng 1 sản phẩm], thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính toán doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán, ghi:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán [chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hóa]
  • Có TK 155,156
    \> Xem thêm: Giá vốn hàng bán tăng nói lên điều gì

Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại dựa trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm được bán để thu tiền và sản phẩm khuyến mại, quảng cáo, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112, 131,…
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp [33311] [nếu có]

Trường hợp 2: Hàng khuyến mại, quảng cáo không đăng ký với sở công thương [không theo pháp luật về thương mại], chia thành hai hình thức:

Hình thức nhận hàng khuyến mại không kèm các điều kiện, kế toán hạch toán, ghi:

  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
  • Có TK 155. 156
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Hình thức nhận hàng khuyến mại có kèm theo điều kiện, khi xuất hàng khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn sản phẩm, ghi:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
  • Có TK 155, 156
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm được bán và sản phẩm khuyến mại, quảng cáo, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112, 131,..
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp [33311][nếu có].

Đối với bên nhận hàng khuyến mại

Trường hợp 1: Được hưởng hàng khuyến mại, chia thành hai hình thức:

  • Khi nhận được hàng khuyến mại tặng vô điều kiện, ghi:
  • Nợ các TK 152, 153, 156, 211,… [theo giá hợp lý]
  • Có TK 711 – Thu nhập khác
    \> Xem thêm: Dịch vụ chữ ký số, hóa đơn điện tử

Khi nhận được hàng khuyến mại tặng có điều kiện, ghi:

Trường hợp mua hàng hóa được nhận kèm theo sản phẩm, hàng hóa phụ tùng thay thế [đề phòng hỏng hóc], kế toán phải thu thập thông tin, xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế.

  • Nợ các TK 152, 153, 156, 211,… giá trị hàng mua- giá trị hàng khuyến mại
  • Nợ các TK 152, 153, 156, 211, giá trị hàng khuyến mại [theo giá hợp lý]
  • Nợ 1331 [nếu có]
  • Có 111, 112, 331

Trường hợp 2: Nhận hàng khuyến mại cho khách hàng [chỉ là giữ hộ]

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà phân phối với mục đích quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối:

Khi nhận hàng từ nhà sản xuất [không phải trả tiền] dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối cần theo dõi chi tiết, cụ thể số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được cũng như số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua [như hàng hóa nhận giữ hộ].

Chú ý: Khoản 1 Theo điều 29 của thông tư 200 thì không phản ánh vào tài khoản 156 “Hàng hóa”. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận giữ hộ cho các doanh nghiệp khác, vậy, kế toán bên nhận không phải hạch toán số hàng trên sổ sách kế toán.

Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa được sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số khuyến mại không phải trả lại, ghi:

  • Nợ TK 156- Hàng hóa [theo giá trị hợp lý]
  • Có TK 711- Thu nhập khác.
    \> Xem thêm: Dịch vụ cung cấp chữ ký số Hải Phòng

Trên đây là tìm hiểu về hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập website //thaiphonggroup.com/ hoặc liên hệ với hotline 090.6151.768 của chúng tôi để nhận thông tin về những sản phẩm mới nhất nhé. Đồng thời, quý khách hàng có thể ghé thăm công ty chúng tôi tại địa chỉ: Tầng 2 – SH508 San Hô, KĐT Vinhomes Marina – đường Võ Nguyên Giáp, P. Vĩnh Niệm, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng. Kế toán Thái Phong luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Thái Phong rất hân hạnh được hợp tác và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Chủ Đề