Hay bị nhói tim là bệnh gì năm 2024

là thắc mắc của không ít người khi gặp phải tình trạng này. Khi các dây thần kinh có kích thích tác động lên tim sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể, từ đó sinh ra cảm giác đau nhói ở tim.

Hiện tượng thỉnh thoảng bị nhói tim vài giây được diễn ra khi người bệnh cảm thấy đau ở vùng ngực một cách đột ngột, tình trạng này chỉ diễn ra trong khoảng vài giây với tần suất ít. Thông thường, khu vực đau thường diễn ra ở vùng ngực bên trái.

Bị nhói tim bên trái là biểu hiện sinh lý thường bình nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm những tổn thương tim hoặc các bệnh lý liên qua khác. Cơn nhói tim lâu lâu xuất hiện nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe, chính vì thế, khi gặp tình trạng này, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và tư vấn.

Thỉnh thoảng đau nhói tim vài giây diễn ra khi người bệnh cảm thấy đau ngực một cách đột ngột

Nguyên nhân khiến bạn thỉnh thoảng bị đau nhói tim vài giây

Nguyên nhân khiến bạn bị đau nhói tim bên trái rất đa dạng, có thể do hệ tim mạch gặp phải các tổn thương hoặc do bất kỳ bệnh lý nào đó gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây tình trạng bị nhói tim khó thở mà bạn cần hết sức lưu ý:

Bị nhói tim khó thở do vận động quá với cường độ cao

Đau nhói tim bên trái thông thường chỉ diễn ra trong khoảng 30 giây và chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, tình trạng này có thể do bạn vận động quá nhiều với cường độ mạnh.

Nếu bạn hút thở đều, để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn thì cơn đau sẽ giảm dần. Trong một vài trường hợp vận động với cường độ cao như các vận động viên, người tập gym, công nhân, người lao động chân tay quá sức cũng dễ dẫn đến tình trạng bị nhói tim khó thở.

Bị nhói tim khó thở do vận động quá với cường độ cao

Đau nhói tim bên trái do rối loạn thần kinh tim

Thần kinh tim thuộc hệ thần kinh thực vật, đóng vai trò kiểm soát hoạt động của các cơ quan mà không phụ thuộc vào não bộ chẳng hạn như: nhịp tim, tim, huyết áp, gan, mạch máu, bàng quang, thận…

Khi hệ thần kinh thực vật này rối loạn sẽ dẫn đến những hiện tương như: hồi hộp, chóng mặt, đau nhói tim, tim đập nhanh, đau ngực… Bên cạnh đó, bệnh nhân rối loạn tim còn có cảm giác mệt mỏi, stress, chán ăn…

Bị đau nhói tim bên trái do viêm sụn sườn

Biểu hiện dễ gặp nhất của tình trạng này đó là người bệnh có cảm giác đau vùng ngực, thỉnh thoảng đau nhói tim khó thở. Điều này xảy ra là do các khớp nối sụn xương sườn với xương ức bị viêm. Tình trạng viêm có thể xảy ra ở các khớp sụn hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Khi bệnh nhân vận động mạnh, những cơn đau sẽ tăng lên, thông thường, bệnh nhân có thể tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi, tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn cần phải đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thỉnh thoảng bị nhói tim vài giây do mắc các bệnh lý về tim

Tình trạng đau nhói tim bên trái có thể do bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý ở tim như: hẹp van tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu tim, viêm màng ngoài tim…

Đau ngực trái do yếu tố tâm lý

Nhiều người cho rằng tình trạng bị nhói tim bên trái chủ yếu do các bệnh lý về tim mạch, rối loạn nhịp tim, viêm cơ sụn… gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế, đau nhói ngực vài giây còn có thể do yếu tố tâm lý gây ra. Tình trạng lo lắng, sợ sệt, căng thẳng, trầm cảm kéo dài… cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ, tâm lý hoang mang, khó thở, đau ngực trái.

Đau nhói ngực vài giây còn có thể do yếu tố tâm lý gây ra.

Tình trạng đau nhói tim bên trái có nguy hiểm nguy hiểm không?

Thông thường, đau nhói tim bên trái không do các bệnh lý tim mạch gây ra sẽ giảm thuyên giảm và biến mất sau khi bạn nghỉ ngơi và có lối sống sinh hoạt lành mạnh và hợp lý. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận, bởi bị đau nhói tim khó thở cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu nó đi kèm theo các dấu hiệu, triệu chứng dưới đây:

  • Đau ngực kèm cảm giác buồn nôn, chóng mặt.
  • Tức ngực, khó thở, ngất xỉu.
  • Đau nhói tim và lan đến vai, hai cảnh tay.
  • Thời gian xuất hiện của các triệu chứng này có thể kéo dài lên đến 15 phút và không thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi, các cơn đau có thể tăng dần.

Cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng đau tim và dấu hiệu nguy hiểm kèm theo này sẽ cho bạn biết tình trạng bạn đang gặp phải có nghiêm trọng hay không. Bạn không nên chủ quan với các dấu hiệu đau tim kể trên bởi nó có thể khiến suy giảm chức năng tim, phá hủy trái tim, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch và tính mạng của người bệnh bất kỳ lúc nào.

Cần làm gì khi bị đau nhói tim bên trái

Theo ý kiến của các chuyên gia, tình trạng thỉnh thoảng bị nhói tim vài giây hay thường xuyên đau nhói ở tim đều là những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại mà bạn không nên chủ quan.

Đây chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang gặp vấn đề, đặc biệt là hệ tim mạch đang gặp phải những tổn thương nhất định. Chính vì thế, khi gặp tình trạng này, bạn cần phải nghỉ ngơi, thư giãn, sau đó đến các cơ sở Y tế có chuyên môn để được thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời, đúng cách.

Tại đây, các bác sĩ sẽ tìm hiểu rõ về các triệu chứng thường gặp của bạn, sau đó, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm các chỉ định thăm dò khác như: xét nghiệm máu, siêu âm tim, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính… để có thể tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhói tim bên trái và có phác đồ điều trị phù hợp.

Người bệnh bị đau nhói tim bên trái không nên có tâm lý chủ quan, coi thường các triệu chứng bệnh vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của bệnh nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim… Đau nhói tim dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, thậm chí nguy hiểm hơn là nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khi bị đau nhói tim khó thở bạn cần đến các cơ sở Y tế có chuyên môn để được thăm khám

Cách trị nhói tim tại nhà trong các tình huống khẩn cấp

Xử lý đau tim tại chỗ cũng là một cách trị đau nhói tim tại nhà có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong khi đợi xe cấp cứu. Dưới đây là những việc bạn có thể làm cho người bệnh khi bị đau tim bao gồm:

Chuẩn bị về trang phục và tư thế

Khi người bệnh bị đau nhói tim, bạn cần cởi cúc áo ở cổ, ngực và bụng của người bệnh sau đó đặt người bệnh ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái sao cho đầu và vai được nâng đỡ, nên chú ý để đầu gối cong nhằm giảm giảm áp lực cho tim.

Cách trị nhói tim tại nhà với sử dụng thuốc hỗ trợ tại chỗ

Khi bị đau nhói tim, người bệnh có thể sử dụng 1 liều Aspirin dạng viên nén 300mg. Đây là thuốc có tác dụng làm tan huyết khối, giảm tổn thương cơ tim. Tuy nhiên, Aspirin không dùng trong trường hợp bị dị ứng và có các chống chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn có thể sơ cứu người bệnh bị đau tim bằng cách dùng Nitroglycerin hoặc các loại thuốc người bệnh đã từng sử dụng điều trị trước đây. Tuyệt đối không dùng chung thuốc của người khác vì tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau.

Cách chữa đau tim tại nhà bằng hồi sức tim phổi

Nếu người bệnh lâm vào tình huống nguy kịch, hồi sức tim phổi [CPR] là một cách chữa đau tim tại nhà trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu đến.

Cơn đau tim thường xảy ra bất ngờ, vì thế, người bệnh cần chuẩn bị sẵn sàng những thứ sau trong các trường hợp khẩn cấp: Số điện thoại cấp cứu, số của bệnh viện đang điều trị, số của người thân, thuốc điều trị bệnh tim luôn mang theo người.

Hồi sức tim phổi [CPR] là một cách chữa đau tim tại nhà trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu đến.

Biện pháp phòng chống bị đau nhói tim khó thở hiệu quả

Xây dựng lối sống khoa học, nghỉ ngơi điều độ

  • Bạn có thể kiểm soát và hạn chế các cơn đau nhói ngực tim bằng cách duy trì thói quen sống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
  • Từ bỏ và hạn chế thói quen uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, thuốc lào…
  • Không làm việc quá sức, căng thẳng, lo nghĩ nhiều, tránh trầm cảm…
  • Luôn giữ cho mình thái độ sống lạc quan, vui vẻ.
  • Hạn chế thức khuya, dậy sớm, đảm bảo ngủ đủ giấc [8 tiếng/ngày].
  • Duy trì thói quen tập thể thao, vận động nhẹ nhàng với tần suất ít nhất 3 lần/tuần, thời gian tập khoảng từ 30 đến 40 phút. Những bộ môn mà bạn có thể lựa chọn như: bơi lội, yoga, chạy bộ, cầu lông, đạp xe… cần lưu ý tránh các bài tập mạnh, có tính chất đối kháng.
  • Khi làm việc cần lưu ý tư thế ngồi, nằm, đứng.
  • Không để cơ thể bị nhiễm lạnh, tuyệt đối không tắm đêm.

Chú ý đến thực đơn hằng ngày

  • Khi bị đau nhói tim, không ăn quá nhiều các loại thức ăn chứa nhiều chất béo và dầu mỡ như: nội tạng động vật, thịt hun khói, đồ chiên, rán… Đặc biệt, bệnh nhân bị tức ngực, khó thở do bệnh lý tim mạch, huyết áp cao cần hạn chế ăn mặn, không nên ăn nhiều đường và tinh bột.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau xanh như: súp lơ, bina, rau cải… vào thực đơn hàng ngày.
  • Bổ sung các loại trái cây tươi và ngũ cốc, hạt khô như: hạt bí, hạt hướng dương, hạnh nhân, óc chó…
  • Ngoài áp dụng những phương pháp kể trên, người bệnh cũng có thể bổ sung các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe như Coenzyme Q10 để cung cấp vitamin hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tăng cường sức khỏe và giảm mệt mỏi. Viên uống Coenzyme Q10 chính là lựa chọn phù hợp cho các đối tượng đang mắc bệnh về tim mạch, người cần tăng cường sức khỏe và mong muốn bảo vệ sức khỏe tim mạch một cách tốt nhất.
    Viên uống Coenzyme Q10 chính là giải pháp cho các đối tượng đang mắc bệnh về tim mạch

Trên đây là những chia sẻ của Doppelherz nhằm giúp bạn giải đáp thắc mắc “thỉnh thoảng bị nhói tim vài giây có nguy hiểm không” và những biện pháp phòng ngừa bệnh này hiệu quả. Hy vọng những thông tin của chúng tôi đã mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích để từ đó kịp thời phòng tránh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Chủ Đề