Hc là gì trong siêu âm

Bật mí về các chỉ số siêu âm thai nhi.

Siêu âm thai là một kỹ thuật được đưa vào sử dụng rộng rãi trong ngành y từ năm 1950. Đây được xem là phương pháp an toàn, không gây tác động đến thai nhi và mang lại hiệu quả chẩn đoán cao, theo dõi chính xác được sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

1. Ý nghĩa của các chỉ số siêu âm thai nhi

  • GS:túi thai
  • TTD: đường kính ngang bụng
  • APTD: đường kính trước và sau bụng
  • BPD:đường kính lưỡng đỉnh[đường kính lớn nhất đo ngang qua xương thái dương theo chiều ngang]
  • OFD: đường kính xương chẩm [đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất - từ trán ra sau gáy hộp sọ của thai nhi]
  • CER: đường kính tiểu não
  • THD: đường kính ngực
  • AC: chu vi vòng bụng
  • HC: chu vi đầu
  • CRL: chiều dài đầu mông
  • FL:chiều dài xương đùi
  • HUM: chiều dài xương cánh tay
  • Ulna: chiều dài xương trụ
  • Tibia: chiều dài xương chày
  • Radius: chiều dài xương quay
  • Fibular: chiều dài xương mác
  • AF:nước ối
  • AFI:chỉ số nước ối
  • BD: khoảng cách hai hốc mắt
  • BCTC: chiều cao tử cung.
  • EFW:cân nặng thai nhi
  • GA:tuổi thai
  • EDD:ngày sinh ước đoán
  • Ngôi mông: mông em bé ở dưới.
  • Ngôi đầu: em bé ở vị trí bình thường [đầu ở dưới].
  • TT[+]: tim thai nghe thấy.
  • TT[-]: tim thai không nghe thấy.
  • Para 0000: người phụ nữ chưa sinh lần nào [con so].
  • VDRL: thử nghiệmtìm giang mai.
  • HIV [-]: xét nghiệm AIDS âm tính.
  • CCPT: xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.
  • CCTT: xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.
  • CCPS: xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau.
  • CCTS: xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.

2.Bảng đo chỉ số thai nhi

Để hiểu rõ hơn về kết quả siêu âm của thai nhi, mẹ có thể tham khảo ngay bảng chỉ số tiêu chuẩn. Lưu ý từ tuần thứ 21 trở đi, chiều dài đầu mông của bé sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu

chân.

3.Những lưu ý khi siêu âm thai nhi

Ngoài những dấu mốc định kỳ, mẹ có thể thực hiện thăm khám thêm để có thể theo dõi sức khỏe thai nhi một cách toàn diện nhất. Thực chất, bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số cao nên hoàn toàn vô hại. Ngoài ra, việc sử dụng đầu dò để thu hình ảnh thai cũng là một phương pháp không xâm lấn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý chỉ siêu âm ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng siêu âm.

Bên cạnh thời điểm, đừng quên lựa chọn địa chỉ uy tín và chất lượng để có kết quả chính xác nhất. Trình độ bác sĩ hay trang thiết bị hiện đại sẽ là yếu tố đầu tiên mẹ cần lưu tâm.

Trên đây là toàn bộ thông tin mẹ cần biết về các chỉ số siêu âm thai nhi. Hi vọng rằng thông qua bài viết này, mẹ bầu đã được cung cấp những kiến thức quan trọng về siêu âm thai nhi để có thể chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Bên cạnh đó, các chỉ số thai nghén liên tục thay đổi theo từng tuần thai. Chính vì vậy nếu thấy chỉ số của con có sự thấp hơn một chút so với mức trung bình thì mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ hãy duy trì chế độ ăn uống đủ chất cũng như luôn giữ tinh thần thoải mái để giúp con được khỏe mạnh. Chúc cho quá trình vượt cạn của các mẹ bầu diễn ra thành công!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

Vì sức khỏe và nụ cười của bạn

0911.92.91.92

Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

GỬI NGAY

ĐẶT CÂU HỎI

Hãy cho chúng tôi biết nếu bạn có câu hỏi hoặc bất kỳ sự thắc mắc cần được giải đáp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TẾT GẮN KẾT CHIA SẺ YÊU THƯƠNG
29-01-2022
Lịch nghỉ tết nguyên đán 2022
29-01-2022
giải đáp thắc mắc viêm amidan hốc mủ có tự khỏi không?
27-01-2022

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI

Video liên quan

Chủ Đề