Hiện nay nước việt nam có bao nhiêu cảng biển năm 2024

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 1490/QĐ-BGTVT công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam.

So với Quyết định số 522/QĐ-BGTVT được công bố ngày 20/4/2022, danh mục bến cảng biển Việt Nam được bổ sung thêm 14 cảng dầu khí ngoài khơi thuộc cảng biển Việt Nam.

Cụ thể, Quảng Ninh có 14 bến cảng, Hải Phòng có 50 bến, Nam Định 3 bến, Thái Bình 2 bến,Thanh Hóa 10 bến, Nghệ An 7 bến, Hà Tĩnh có 6 bến, Quảng Bình 4 bến, Quảng Trị 2 bến, Thừa Thiên - Huế 2 bến, Đà Nẵng 8 bến, Quảng Nam 3 bến, Quảng Ngãi 8 bến, Bình Định 4 bến, Phú Yên 1 bến, Khánh Hòa 17 bến, Ninh Thuận 3 bến, Bình Thuận 6 bến, Bà Rịa - Vũng Tàu có 47 bến, Bình Dương 1 bến, Đồng Nai 18 bến, TP. Hồ Chí Minh 40 bến, Long An 3 bến, Tiền Giang 2 bến, Đồng Tháp 3 bến, Bến Tre 1 bến, Vĩnh Long 3 bến, Cần Thơ 17 bến, Hậu Giang 2 bến, Sóc Trăng 1 bến, Trà Vinh 2 bến, An Giang 1 bến, Kiên Giang 4 bến và Cà Mau 1 bến.

Mặc dù giữ nguyên 296 bến cảng nhưng Quyết định số 1490 điều chỉnh về số lượng bến cảng ở nhiều khu vực.

Chẳng hạn, số lượng bến cảng tại cảng biển Hải Phòng là 50, giảm 2 bến cảng so với quyết định trước đó do không còn bến cảng Cơ khí Hạ Long và bến cảng Biên Phòng.

Tại TP. Hồ Chí Minh có 40 bến cảng, giảm 3 bến cảng so với trước đây do không còn các bến cảng Tân Cảng, bến cảng xi măng Holcim Hiệp Phước và bến cảng Nhà máy đóng, sửa chữa tàu biển Ba Son.

Bên cạnh đó, hai bến cảng Bến cảng tổng hợp VIMC Hậu Giang và bến cảng chuyên dùng quốc tế Lee & Man thuộc về cảng biển Hậu Giang, thay vì cảng biển Cần Thơ như trước.

Bến cảng Superdong Trần Đề - Sóc Trăng cũng thuộc khu vực cảng biển Sóc Trăng, thay vì Cần Thơ.

Quyết định mới bổ sung một số bến cảng mới bao gồm: bến cảng Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 [Khánh Hòa], bến cảng chuyên dùng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 và bến cảng thuộc dự án Khu phát triển Gas&LNG và các loại hình phụ trợ lọc hoá dầu Nghi Sơn [Thanh Hóa], bến cảng Quốc tế Trung Nam Cà Ná [Ninh Thuận], bến cảng tổng hợp - container Hòa Phát Dung Quất [Quảng Ngãi].

Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện quản lý, khai thác bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật. Hàng năm tổ chức cập nhật, trình Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định.

Thông tin từ Cục Hàng hải cho thấy 10 tháng năm 2023, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đang có nhiều dấu hiệu tích cực. Theo đó, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển ước đạt 624,559 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022.

Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải trong tổ chức quản lý, khai thác và công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, với hệ thống bến cảng trải dài từ Bắc vào Nam, cảng biển Việt Nam đã và đang phát huy tốt vai trò đầu mối thông thương hàng hóa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của đất nước.

Trong đó, sau 10 tháng, lượng hàng xuất khẩu giảm nhẹ khoảng 1% nhưng hàng nhập khẩu ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh hơn, khoảng 5%.

Đáng chú ý, chấm dứt đà sụt giảm sau nhiều tháng, một số khu vực ghi nhận sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng trở lại như: TP. Hồ Chí Minh tăng 2,72%; Quảng Ninh tăng 4,8%; Hải Phòng tăng 0,8% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, nhiều khu vực có hàng thông qua nhỏ như Đồng Tháp, Thừa Thiên - Huế lại tăng mạnh, lần lượt tăng 59% và 44,21% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua cao là Vũng Tàu giảm 2% nhưng đây cũng là mức giảm thấp hơn so với các tháng trước.

Đối với khối lượng hàng hóa container thông qua cảng biển [tính theo Teus], tuy còn giảm nhưng số liệu của Cục Hàng hải cho thấy mức giảm đã thấp hơn nhiều so với những tháng trước.

Cụ thể, khối lượng hàng container thông qua cảng biển 10 tháng đầu năm 2023 cũng giảm khoảng 3%, ước đạt 20,29 triệu Teus.

Một số khu vực có khối lượng hàng container thông qua tăng như: Đồng Tháp tăng 68%, Quy Nhơn tăng 21,28%, Đồng Nai tăng 21%; Nghệ An tăng 10% cùng kỳ năm trước.

Dù vậy, các khu vực có khối lượng hàng container thông qua lớn như TP. Hồ Chí Minh còn giảm nhẹ 3,7%, Vũng Tàu giảm 11%, Hải Phòng giảm 1,7%.

Theo thời gian, danh sách cảng biển Việt Nam ngày càng tăng dần về số lượng. Cảng biển đóng một vai trò vô cùng quan trọng và được ví như cửa ngõ đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu xem hiện nay Việt Nam đang có bao nhiêu cảng biển nhé!

Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay cũng không ngừng được nâng cao về năng lực và chất lượng dịch vụ. Theo đó sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển ngày một lớn. Sự gia tăng về số lượng cảng biển đã đóng góp một vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế - xã hội.

Việt Nam có bao nhiêu cảng biển hiện nay?

Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay gồm có 45 cảng biển, trong đó có 02 cảng biển loại IA, 12 cảng biển loại I, 18 cảng biển loại II và 13 cảng biển loại III. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hệ thống cảng biển Việt Nam được phân chia thành 6 nhóm dọc từ Bắc vào Nam bao gồm:

  • Nhóm 1: Nhóm cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh - Ninh Bình
  • Nhóm 2: Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa - Hà Tĩnh
  • Nhóm 3: Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng Bình - Quảng Ngãi
  • Nhóm 4: Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định - Bình Thuận
  • Nhóm 5: Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ [bao gồm Côn Đảo và trên sông Soài Rạp thuộc tỉnh Long An]
  • Nhóm 6: Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long [bao gồm Phú Quốc và các đảo Tây Nam].

Sáu nhóm này lại được chia thành 3 miền:

  • Miền Bắc: Hệ thống cảng biển nhóm 1
  • Miền Trung: Hệ thống cảng biển nhóm 2, 3, 4
  • Miền Nam: Hệ thống cảng biển nhóm 5,6.

Tiêu chí phân loại cảng biển

Căn cứ vào Nghị định số 76/2021/NĐ-CP, việc phân loại cảng biển tại Việt Nam dựa vào 2 tiêu chí chính là: Phạm vi ảnh hưởng và quy mô của cảng biển. Cụ thể thì:

  • Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển: Đối với tiêu chí này, cảng biển được đánh giá dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Một số chỉ tiêu chính dùng để đánh giá, phân loại cảng biển có thể kể tới như:
    • Cảng biển phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc là cảng cửa ngõ quốc tế;
    • Cảng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;
    • Cảng biển phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của 1 vùng;
    • Cảng biển phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Tiêu chí về quy mô của cảng biển: Tiêu chí này được đánh giá dựa trên cơ sở sản lượng hàng hóa thông qua và cỡ trọng tải của tàu được tiếp nhận tại cảng.

Ngoài ra, tại Nghị định 76 còn phân loại cảng biển dựa vào phương thức chấm điểm. Theo đó thang điểm đánh giá là 100 điểm và dựa vào số điểm này, cảng biển được phân ra thành 4 loại bao gồm:

  • Cảng biển đặc biệt: Có tổng số điểm chấm đạt mức trên 90 điểm.
  • Cảng biển loại I: Có tổng số điểm chấm đạt từ 70 - 90 điểm.
  • Cảng biển loại II: Có tổng số điểm chấm đạt từ 50 - 70 điểm.
  • Cảng biển loại III: Có tổng số điểm chấm đạt dưới 50 điểm.

Bật mí danh sách cảng biển Việt Nam mới nhất hiện nay

Căn cứ vào quyết định số 16/2008/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ ngày 28/1/2008, danh sách phân loại cảng biển Việt Nam hiện nay gồm có:

Các cảng loại I

STT

Tên cảng biển

Tỉnh/Thành phố

1

Cảng Cẩm Phả

Quảng Ninh

2

Cảng Hòn Gai

Quảng Ninh

3

Cảng Hải Phòng

Hải Phòng

4

Cảng Nghi Sơn

Thanh Hóa

5

Cảng Cửa Lò

Nghệ An

6

Cảng Vũng Áng

Hà Tĩnh

7

Cảng Chân Mây

Thừa Thiên Huế

8

Cảng Đà Nẵng

Đà Nẵng

9

Cảng Dung Quất

Quảng Ngãi

10

Cảng Quy Nhơn

Bình Định

11

Cảng Vân Phong

Khánh Hòa

12

Cảng Nha Trang

Khánh Hòa

13

Cảng Ba Ngòi

Khánh Hòa

14

Cảng Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

15

Cảng Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu

16

Cảng Đồng Nai

Đồng Nai

17

Cảng Cần Thơ

Cần Thơ

Các cảng loại II

STT

Tên cảng biển

Tỉnh/Thành phố

1

Cảng Mũi Chùa

Quảng Ninh

2

Cảng Diêm Điền

Thái Bình

3

Cảng Nam Định

Nam Định

4

Cảng Lệ Môn

Thanh Hóa

5

Cảng Bến Thủy

Nghệ An

6

Cảng Xuân Hải

Hà Tĩnh

7

Cảng Quảng Bình

Quảng Bình

8

Cảng Cửa Việt

Quảng Trị

9

Cảng Thuận An

Thừa Thiên Huế

10

Cảng Quảng Nam

Quảng Nam

11

Cảng Quảng Nam

Quảng Ngãi

12

Cảng Vũng Rô

Phú Yên

13

Cảng Cà Ná

Ninh Thuận

14

Cảng Phú Quý

Bình Thuận

15

Cảng Bình Dương

Bình Dương

16

Cảng Đồng Tháp

Đồng Tháp

17

Cảng Mỹ Thới

An Giang

18

Cảng Vĩnh Long

Vĩnh Long

19

Cảng Mỹ Tho

Tiền Giang

20

Cảng Năm Căn

Cà Mau

21

Cảng Hòn Chông

Kiên Giang

22

Cảng Bình Trị

Kiên Giang

23

Cảng Côn Đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu

Danh sách cảng biển Việt Nam loại III

STT

Tên cảng biển

Tỉnh/Thành phố

1

Cảng Mỏ Rồng Đôi

Bà Rịa - Vũng Tàu

2

Cảng Mỏ Rạng Đông

Bà Rịa - Vũng Tàu

3

Cảng Mỏ Hồng Ngọc

Bà Rịa - Vũng Tàu

4

Cảng Mỏ Lan Tây

Bà Rịa - Vũng Tàu

5

Cảng Mỏ Sư Tử Đen

Bà Rịa - Vũng Tàu

6

Cảng Mỏ Đại Hùng

Bà Rịa - Vũng Tàu

7

Cảng Mỏ Chí Linh

Bà Rịa - Vũng Tàu

8

Cảng Mỏ Ba Vì

Bà Rịa - Vũng Tàu

9

Cảng Mỏ Vietsovpetro 1

Bà Rịa - Vũng Tàu

Trên đây là bật mí danh sách cảng biển Việt Nam mới nhất hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích!

Chủ Đề