Hiện tượng khúc xạ là gì

Mỏi mắt, khô mắt, căng thẳng, giảm sự tập trung,... là những tình trạng thường thấy khi lái xe dưới trời nắng. Những biểu hiện này là kết quả của những tác động do hiện tượng khúc xạ ánh sáng gây ra. Nghiên cứu nguyên nhân, ảnh hưởng và cách xử lý của hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe là việc cần thiết đối với mỗi người lái để lái xe an toàn trong thời tiết nắng nóng.

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe là gì?

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng được tạo ra khi hai lớp không khí nóng và lạnh gặp nhau. Một phần ánh sáng xuất hiện dưới dạng bình thường, phần còn lại được làm cong và phản chiếu lại. Điều này tạo ra cho người lái cảm giác như nhìn thấy một tấm gương hoặc vũng nước phía trước.

Ảnh hưởng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới người lái, dễ gây sao nhãng, mất tập trung khi điều khiển phương tiện.

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời đang rất nóng. Điều kiện này khiến cho người lái xe dễ gặp tình trạng mờ, mỏi mắt hoặc mệt mỏi. Vì thế, người lái phải tập trung nhiều hơn vào việc điều khiển phương tiện.

Cách xử lý hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe

Tập trung lái xe, nhưng không tập trung quá lâu vào một điểm

Việc tập trung quá nhiều vào 1 điểm trong một thời gian dài khiến mắt bị căng thẳng, khô và khó chịu. Hệ quả là sẽ dễ gây ra những ảo ảnh hoặc khúc xạ mắt. Tình trạng này kéo dài còn giảm đáng kể số lần chớp mắt khiến mắt càng mệt mỏi. Để khắc phục, người lái nên quan sát nhiều vị trí, nhiều điểm nhìn khác nhau sẽ giúp mắt hoạt động linh hoạt hơn khi lái xe dưới trời nắng.

Khi mắt cảm thấy khó chịu, hãy tấp vào lề và sử dụng thuốc nhỏ mắt

Người điều khiển xe nên trang bị 1 lọ thuốc nhỏ mắt bên mình. Khi thấy hiện tượng mắt bị khó chịu hoặc nhòe, mờ, người lái cần tấp vào lề đường và dừng việc di chuyển. Các thành phần có trong thuốc nhỏ mắt sẽ làm giảm cảm giác khô và mỏi.

Những dòng thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần Natri Clorid, Acid Boric, các loại vitamin A, E hay B6 sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. Những thành phần này có tác dụng hỗ trợ tốt trong việc giảm khô mắt, kháng khuẩn và tăng cường khả năng bảo vệ mắt.

Khúc xạ ánh sáng khi lái xe gây cảm giác mệt mỏi. Ảnh minh hoạ: Văn Thanh

Sử dụng tấm che nắng trong xe để hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu vào

Tấm chắn nắng ôtô luôn được trang bị phía trước hàng ghế lái và ghế phụ trên ôtô. Phụ kiện này giúp hạn chế hiện ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào trong xe.

Khi nắng, người lái có thể mở tấm chắn này xuống kết hợp với dải chấm tròn đen phía góc trên kính chắn gió phía trước sẽ phần nào giảm thiểu tác động của ánh nắng. Đặc biệt, hệ thống tấm chắn nắng còn giúp giảm tới hơn 80% tác động của ánh mặt trời đến mắt.

Thay đổi tiêu điểm của mắt khi nhìn đường với những khoảng cách khác nhau

Nhìn đường với nhiều khoảng cách khác nhau giúp người lái điều tiết mắt linh hoạt hơn. Cách này cũng hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt trước tác động của hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi lái xe.

Hơn nữa, việc thay đổi tiêu điểm nhìn tránh gây ra hiện tượng ảo ảnh mắt, người lái dễ tập trung hơn vào việc điều khiển phương tiện. Thay đổi tiêu điểm nhìn của mắt còn giúp cho người lái căn khoảng cách với các phương tiện khác chính xác hơn, đảm bảo an toàn cho bản thân và người cùng lưu thông.

Đeo kính râm khi di chuyển

Đeo kính râm là một cách khá phổ biến nhằm giảm tác hại của ánh nắng mặt trời trực tiếp đến mắt. Dưới trời nắng, ánh nắng khiến cho mắt người lái bị chói, lóa, ảnh hưởng đến tầm nhìn và sự tập trung.

Trong khi đó, kính râm có tác dụng chủ yếu chống các tia UV từ mặt trời, hạn chế ánh nắng gắt tác động lên mắt. Vì thế, đeo kính râm là cách tối ưu để bảo vệ mắt khỏi những tác động của hiện tượng khúc xạ ánh sáng cũng như tác hại của ánh nắng.

Khi lựa chọn kính râm, chủ xe nên lựa chọn loại kính mắt uy tín, có chỉ số chống tia UV cao, đồng thời nên tránh sử dụng các loại kính kém chất lượng, vừa không có tác dụng chống nắng, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực.

Trong cuộc sống, hiện tượng khúc xạ xuất hiện ở nhiều nơi bạn không khó để bắt gặp. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm tia khúc xạ là gì? Và những kiến thức xung quanh về hiện tượng khúc xạ trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng được hiểu là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác. Trong khi truyền khiến cho chúng bị gãy khúc qua mặt phân cách giữa hai môi trường, tạo ra hiện tượng khúc xạ.

Tia khúc xạ là gì?

1.1. Góc tới, góc phản xạ trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?

Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới được hợp bởi tia tới và pháp tuyến của mặt phẳng. Trong khi đó thì góc phản xạ được hợp bởi tia phản xạ cùng với pháp tuyến của mặt phẳng.

1.2. Sự khúc xạ của tia sáng

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng sẽ xuất hiện hai trường hợp chính. Xét ở hai môi trường không khí và nước thì tia sáng sẽ có những điểm xuất phát khác nhau. Bởi vậy, trường hợp nếu tia sáng truyền từ không khí sang nước và một trường hợp khác là tia sáng truyền từ nước sang không khí.

Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, sẽ xảy ra hiện tượng sau: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, và góc khúc xạ cũng sẽ nhỏ hơn góc tới.

Khi tia sáng truyền từ môi trường nước sang môi trường không khí sẽ xảy ra hiện tượng: Tia khúc xạ sẽ nằm trong mặt phẳng tới, và góc khúc xạ cũng sẽ lớn hơn góc tới.

\>>> Giải đáp: Một năm ánh sáng là gì? Tại sao được gọi là một năm ánh sáng?

2. Lý giải về hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng được lý giải trên đây dường như phù hợp với sự hiểu biết của học sinh khối Trung học cơ sở. Ngoài ra còn một số thông tin liên quan khác, nên với những bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng này thì hãy tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé:

2.1. Định nghĩa khúc xạ

Khúc xạ còn được gọi với khái niệm khác là chiết xạ. Đây là cụm từ dùng để chỉ hiện tượng ánh sáng đổi hướng khi đi qua những mặt phân cách giữa hai môi trường khác nhau. Môi trường cho ánh sáng cần đảm bảo phải trong suốt và có chiết suất khác nhau.

Hiểu một cách đơn giản, hiện tượng khúc xạ ánh sáng có thể coi là việc đổi hướng đường đi của bức xạ điện từ. Nhiều người cho rằng đây là những bước sóng nói chung, lan truyền bên trong những môi trường không hoàn toàn đồng nhất. Bởi vậy, hiện tượng đó có thể được giải thích cho hiện tượng bảo toàn động lượng hoặc hiện tượng bảo toàn năng lượng. Vận tốc pha của sóng có thể thay đổi bởi t sự thay đổi của môi trường. Khác với vận tốc thì tần số của chúng lại không thay đổi. Điều đó được quan sát kỹ lưỡng, rõ ràng khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác. Theo đó thì điều kiện kèm góc tới phải khác góc 0 độ.

2.2. Sự khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là một hiện tượng quan sát dễ gặp nhất. Bất kỳ loại sóng nào cũng được coi là khúc xạ được khi nó tương tác ở trong môi trường. Do vậy, có thể hiểu khi sóng âm truyền từ môi trường nọ sang môi trường kia, thì sóng nước cũng sẽ di chuyển theo một độ sâu khác nhau.

Lý giải về hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Về hiện tượng khúc xạ ánh sáng đã được nêu rõ trong định luật Snell. Ông phát biểu: Với trường hợp cặp môi trường, một sóng sẽ có một tần số duy nhất. Theo đó thì tỷ lệ sin của góc tới và góc khúc xạ, sẽ tương đương với tỷ số của vận tốc pha bên trong hai môi trường. Bên cạnh đó thì chúng còn tương đương với chiết suất tương đối của hai môi trường này.

\>>> Giải thích hiện tượng sấm sét, tia chớp là gì?

2.3. Tỷ số chiết suất của môi trường

Ta có i được xem là góc giữa tia sáng, do vậy tia đi từ môi trường một đến mặt phẳng phân cách và pháp tuyến mặt phân cách của hai môi trường. Còn r được xem là góc giữa tia sáng đi từ mặt phân cách ra đến môi trường hai với pháp tuyến. Trong đó, n1 là chiết suất của môi trường 1, và n2 là chiết suất của môi trường 2.

Như vậy thì ta sẽ có công thức sau: Sin[i]/Sin[r]=n2/n1.

Công thức đó được áp dụng trong nhiều bài tập về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Do vậy, bạn hãy ghi nhớ thật kỹ để áp dụng khi giải bài tập nhé.

Tỷ số đó sẽ không thay đổi, mà chúng phụ thuộc vào bản chất của hai môi trường. Đó được xem là chiết suất tỷ đối trong môi trường chứa tia khúc xạ trong môi trường chứa tia tới. Nói cách khác, môi trường 2 so với môi trường 1, nếu tỷ số lớn hơn 1 thì có thể hiểu là góc khúc xạ nhỏ hơn so với góc tới. Điều này đồng nghĩa với việc môi trường 2 chiết quang hơn so với môi trường 1. Nếu như tỷ số này nhỏ hơn 1 thì ta sẽ nhận được điều ngược lại. Thường góc khúc xạ sẽ lớn hơn so với góc tới. Bởi vậy, môi trường 2 sẽ chiết quang kém hơn so với môi trường 1.

Bài viết trên đây tổng hợp thông tin về tia khúc xạ là gì và những thông tin liên quan. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé. Chúc bạn thành công!

Tại sao lại xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng được tạo ra khi hai lớp không khí nóng và lạnh gặp nhau. Một phần ánh sáng xuất hiện dưới dạng bình thường, phần còn lại được làm cong và phản chiếu lại. Điều này tạo ra cho người lái cảm giác như nhìn thấy một tấm gương hoặc vũng nước phía trước.

Theo định luật khúc xạ là gì?

Khúc xạ hay chiết xạ là thuật ngữ thường dùng để chỉ hiện tượng ánh sáng đổi hướng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau. Mở rộng ra, đây là hiện tượng đổi hướng đường đi của bức xạ điện từ, hay các sóng nói chung, khi lan truyền trong môi trường không đồng nhất.

Hiện tượng khúc xạ xảy ra khi nào?

Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi đi qua hai mặt phân cách hai môi trường truyền ánh sáng thì chùm tia sáng bị đổi phương đột ngột. Dễ hiểu hơn là: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng chính là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc giữa 2 môi trường trong suốt.

Góc khúc xạ góc tôi là gì?

i là góc tới [là góc giữa tia sáng đi từ môi trường 1 đến mặt phẳng phân cách và pháp tuyến của mặt phẳng phân cách giữa 2 môi trường]. r là góc khúc xạ [là góc giữa tia sáng đi từ mặt phân cách đến môi trường 2 và pháp tuyến của mặt phẳng phân cách giữa hai môi trường].

Chủ Đề