Hiệp định paris được ký vào thời gian nào năm 2024

Trong thông điệp chúc mừng qua video ghi hình trước gửi tới cuộc gặp gỡ, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh: "Hiệp định Paris là thắng lợi to lớn về chính trị và ngoại giao của nhân dân Việt Nam, là bước ngoặt lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dẫn đến cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Việc ký kết Hiệp định Paris là thắng lợi của cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị, ngoại giao của nhân dân Việt Nam. Đồng thời là thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam".

Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris, ngày 27.1.1973. Ảnh: Tư liệu

Theo bà Nguyễn Thị Bình, cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân Việt Nam được sự ủng hộ mạnh mẽ, rộng rãi của thế giới to lớn chưa từng có đã buộc chính quyền Mỹ đi vào đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam. "Chúng tôi còn ghi nhớ những bạn Mỹ tự thiêu để phản đối chiến tranh, chúng tôi cũng không bao giờ quên hàng triệu người ở khắp nơi trên thế giới đã bất chấp đàn áp, tù tội, tuần hành và biểu tình để đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh. Tất cả sự đoàn kết và ủng hộ của các bạn là sức mạnh giúp chúng tôi trên chiến trường cũng như trên bàn hội nghị trong những ngày đấu tranh gay go, khốc liệt" - bà Nguyễn Thị Bình khẳng định.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Anh Sơn - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam - nhận định, Hiệp định Paris ký ngày 27.1.1973 là sự kiện lịch sử, một chiến thắng mang tính bước ngoặt đối với cách mạng Việt Nam. Theo ông, 50 năm qua kể từ ngày Hiệp định Paris chính thức được ký kết, các nhân chứng lịch sử, bạn bè quốc tế, những người tham gia ủng hộ Việt Nam đã dần rời xa do tuổi cao, sức yếu. "Những hình ảnh của họ, tình đoàn kết, sự ủng hộ của họ với nhân dân Việt Nam sẽ mãi là ngọn lửa soi sáng con đường chúng ta đi, mãi là tấm gương sáng để thế hệ trẻ của Việt Nam noi theo" - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam nói.

Những ký ức còn nguyên vẹn

Tại cuộc gặp gỡ, bà Helen Luc - nguyên Thượng nghị sĩ, nguyên Chủ tịch nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Đảng Cộng sản Pháp tại Thượng viện Pháp, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Pháp - Việt - xúc động nhớ lại khoảng thời gian hỗ trợ đoàn Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định Paris.

Bà cho biết, khi tới Paris, ban đầu, đoàn đàm phán Việt Nam dự định ở khách Lutetia một tuần. Lúc đó, khách sạn rất đắt nên Đảng Cộng sản Pháp đứng ra thu xếp, bố trí chỗ ở cho đoàn tại trường Đảng ở thành phố Choisy le Roi. Thị trưởng thành phố Choisy le Roi cùng phó thị trưởng lúc đó là chồng bà Luc đã trực tiếp đón đoàn đàm phán của Việt Nam. Bà Luc khi đó là ủy viên hội đồng thành phố, là đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp tại Đảng bộ của thành phố Choisy le Roi.

"Khi đoàn đến, chúng tôi đã dành những tình cảm hết sức hữu nghị và đoàn kết. Chúng tôi cũng huy động rất nhiều người đến hỗ trợ và tổ chức nhiều cuộc biểu tình để cho phía Mỹ thấy rằng Đoàn đại biểu của Việt Nam có được sự ủng hộ" - bà nói.

Người bạn lớn của Việt Nam nói chung và của Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris nói riêng chia sẻ thêm: "Tại Choisy le Roi, chúng tôi đã huy động tất cả 80 tình nguyện viên để giúp đỡ đoàn đàm phán của các bạn, để đoàn không thiếu gì về mặt vật chất và đặc biệt là để đảm bảo an ninh cho đoàn. Chúng tôi cũng đã sắp xếp các phương tiện liên lạc để đoàn có thể trực tiếp điện đàm và liên lạc bằng điện tín từ Choisy le Roi về Hà Nội".

Bà kể lại, tướng Charles de Gaulle lúc đó hỗ trợ Việt Nam và quyết định chọn Paris để đàm phán hòa bình về Việt Nam. Được biết, vào thời điểm đó, nhiều người đề xuất địa điểm đàm phán là Vienna hoặc Geneva. Tuy nhiên, tướng Charles de Gaulle nói rằng, đàm phán phải diễn ra ở Paris bởi vì sẽ có sự ủng hộ lớn hơn, "bởi nhân dân Pháp từ lâu cũng đã ủng hộ đấu tranh cho hòa bình tại Việt Nam".

Theo bà Hellen, các thành viên đoàn đàm phán Việt Nam đến Paris rất vất vả, đều đến một mình trong khi người thân đang ở lại Việt Nam, như chồng của bà Nguyễn Thị Bình vẫn đang chiến đấu trên chiến trường. Trong thời gian đó, "chúng tôi cũng đã tổ chức Tết, cho con em của chúng tôi đến chơi với các thành viên đoàn đàm phán tại Choisy le Roi".

HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 - BƯỚC NGOẶT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CỨU NƯỚC CỦA DÂN TỘC

Hiệp định Paris được ký kết cách đây tròn nửa thế kỷ [27/1/1973-27/1/2023] đã kết thúc thắng lợi cuộc đàm phán dài nhất, phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ XX.

Thắng lợi này có ý nghĩa chiến lược, tạo nên cục diện mới để quân và dân ta tiến lên “đánh cho ngụy nhào” với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển ở Việt Nam.

Chiến thắng vĩ đại này là kết tinh thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh vô cùng to lớn của quân và dân ta trên mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ Đồng khởi Bến Tre năm 1960, đến Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Tiến công chiến lược xuân-hè năm 1972 và chiến thắng vang dội 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Hiệp định Paris không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam, mà còn đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, tự do, tiến bộ và công lý.

Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Bộ Chính trị ngày 9/4/1968, căn dặn việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ Việt-Mỹ trước Hội nghị Paris. [Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh]

Vì sao Paris được chọn làm địa điểm để tổ chức hội nghị về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?

Thắng lợi của quân và dân ta trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Trong tình hình đó, ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Johnson đã tuyên bố: Hy vọng đi tới hội nghị hòa bình với tinh thần “tìm kiếm một nền hòa bình trong danh dự”.

Ngày 3/4/1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố sẵn sàng cử đại diện tiếp xúc với Mỹ. Tuy nhiên phải mất 30 ngày, hai bên mới thỏa thuận, thống nhất được địa điểm họp ở Paris theo sáng kiến của Việt Nam.

Theo thông tin trong cuốn Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973 của Nhà xuất bản Thế giới, sau khi cân nhắc nhiều địa điểm, cuối cùng Việt Nam và Mỹ đã quyết định tiến hành cuộc đàm phán tại thủ đô Paris của Pháp. Đối với Việt Nam, tuy Paris xa xôi và tốn kém nhưng lại là địa bàn thuận lợi để tranh thủ dư luận quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam. Khó khăn về hậu cần của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam được khắc phục với sự hỗ trợ của Đảng Cộng sản Pháp và cộng đồng người Việt.

Ngoài ra, vào thời điểm đó, Paris được coi là trung tâm báo chí của châu Âu. Tại đây, các đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với báo chí quốc tế nhiều hơn so với từ Hà Nội hay thông qua Đài phát thanh Giải phóng ở miền nam Việt Nam. Các hoạt động này đã tăng cường tình đoàn kết giữa đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam.

Bà Hélène Luc, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Việt-Pháp:

...50 năm đã trôi qua kể từ ngày ký Hiệp định Paris, nhưng những tình cảm và niềm vui trong tôi vẫn nguyên vẹn.

...Nhiệm vụ của chúng tôi ở Pháp là chung tay hỗ trợ các bạn trong điều kiện mới, luôn trên tinh thần hữu nghị và đoàn kết như chúng tôi đã làm từ trước đến nay. Tình cảm tôi dành cho Việt Nam khi mới 15 tuổi như thế nào, đến nay vẫn không thay đổi. Đây cũng là điều tôi đã truyền lại cho hai con của mình và tôi sẽ cố gắng tiếp tục đồng hành lâu nhất có thể với thế hệ trẻ của hai nước chúng ta...

Bà Hélène Luc là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, nguyên Thượng nghị sĩ, nguyên Chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Đảng Cộng sản Pháp tại Thượng viện, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Pháp-Việt.

Bà là phu nhân của ông Louis Luc, cố Thị trưởng thành phố Choisy-le-Roi của tỉnh Valde Marne. Trường cán bộ của Đảng Cộng sản Pháp đặt tại thành phố này đã được sử dụng làm nơi lưu trú của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 5 năm đàm phán Hiệp định Paris. Thành phố Choisy-le-Roi cũng đã kết nghĩa với quận Đống Đa, Hà Nội trong nhiệm kỳ của ông Louis Luc.

Năm 2005, Hội Hữu nghị Pháp-Việt đã tổ chức tại Thượng viện Pháp ở Paris Hội nghị quốc tế đầu tiên về nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Khi đến thăm Làng Hữu nghị Vân Canh và Trung tâm Điều trị các cháu nạn nhân chất độc da cam tại tỉnh Thái Bình, bà Hélène Luc đã vận động xây dựng một trung tâm đào tạo cán bộ phục hồi chức năng và xây dựng một phòng thí nghiệm nghiên cứu về dioxin.

Ông John McAuliff, Giám đốc điều hành Quỹ Hòa giải và Phát triển [FRD]:

Hiệp định Paris là bước tiến quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam, tạo bước đà quan trọng dẫn đến thắng lợi lịch sử năm 1975. Hiệp định này cũng giúp củng cố niềm tin của các lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình cũng như các dân tộc bị áp bức đối với sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa và sức mạnh của tình đoàn kết quốc tế. Dù đã 50 năm trôi qua, ý nghĩa lịch sử của sự kiện ký kết Hiệp định Paris vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Ông Rabin Deb, Ủy viên Hội đồng Cố vấn Tổ chức Hòa bình Đoàn kết toàn Ấn Độ:

Cả thế giới đều dõi theo những bước đi của Việt Nam - một quốc gia nhỏ bé chống lại đế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới. Tôi rất vui mừng được chứng kiến chặng đường dài mà Việt Nam đã trải qua, tôi cũng thấy rõ tình đoàn kết mà bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam không hề thay đổi. Tất cả vẫn vẹn nguyên như hơn 50 năm về trước, khi những tiếng hô vang “Việt Nam, Việt Nam” và các phong trào đoàn kết với Việt Nam lan tỏa trên toàn Ấn Độ cũng như tại các quốc gia khác trên thế giới.

Chủ Đề