Hiệp hội văn hóa ẩm thực việt nam l năm 2024

Nhằm tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực; lưu giữ và phát triển văn hóa ẩm thực Việt trong nhân dân; tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về bản sắc văn hóa ẩm thực Việt, góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc đồng thời quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam đã được thành lập vào ngày 12/6/2017. Ngày 14/9/2018, Hiệp hội đã chính thức đi vào hoạt động sau hơn một năm thành lập.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 300 cá nhân, tập thể, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành: TP.HCM, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Cần Thơ, Kiên Giang… thuộc các lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, doanh nghiệp đang hoạt động trong các lịch vực ẩm thực, du lịch, nuôi trồng, chế biến… tham gia làm hội viên của Hiệp hội. Sau Lễ công bố chính thức hoạt động, Hiệp hội sẽ chính thức đi vào hoạt động với kế hoạch hoạt động cụ thể trong giai đoạn 2018-2020 như: Tập hợp, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa ẩm thực dân gian và hiện đại của Việt Nam; Nghiên cứu, chủ động phối hợp với các cơ quan ban ngành chức năng xây dựng và ban hành các quy định và xác định tiêu chuẩn của văn hóa ẩm thực Việt Nam phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam; Giới thiệu quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới thông qua các chương trình xúc tiến, cơ quan Việt Nam tại nước ngoài; Tổ chức các Lễ hội nhằm tôn vinh và gìn giữ văn hóa ẩm thực Việt; Tổ chức đào tạo về các lĩnh vực ẩm thực và văn hóa ẩm thực Việt Nam; Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Văn hóa Ẩm thực Việt; Tổ chức chương trình tri ân và phong tặng Nghệ nhân Văn hóa Ẩm thực Việt Nam…

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Vietravel, được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam. Bà Lê Thị Thiết - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nam Phương Hồng - Nhà hàng Cánh Diều Vàng [Lô E9 khu công nghiệp Mỹ Trung TP Nam Định] được bầu là ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội. Bà Vũ Thị Hoa - Chủ doanh nghiệp Kẹo Sìu châu Kim Thành Hoa [ số 122 Minh Khai - TP Nam Định] là thành viên Ban kiểm tra của Hiệp hội.

Một số hình ảnh tại Lễ công bố

Ban chấp hành Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam

Bà Lê Thị Thiết [ áo dài đen] chụp ảnh lưu niệm cùng bà Mai Thị Trà, Thành viên Ban tư vấn, Nhà giáo-Nghệ nhân ẩm thực

Công nương - cháu Diệu Phi Mai Thị Vàng - vợ vua Duy Tân [người quàng khăn]

- P.QLDL-

[ĐCSVN] – Với phương châm “Tôn vinh truyền thống – Kiến tạo tương lai”, Đại hội là một sự kiện chính trị đặc biệt làm nền tảng và bản lề để phát huy và phát triển bền vững góp phần đồng hành với quốc gia dân tộc xây dựng thành công nền văn hóa ẩm thực Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc để tự tin vươn ra thế giới.

Ngày 23/12, được sự đồng ý và chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam đồng lòng, đoàn kết tự tin thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội; đặc biệt chú trọng năm 2023 và những năm tiếp theo của nhiệm kỳ II sẽ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình xây dựng và phát triển bền vững nền văn hóa Ẩm thực Việt Nam./.

Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trên trường quốc tế thông qua nền văn hóa giàu bản sắc được gìn giữ bao đời. Và một trong những giá trị tốt đẹp nhất chính là nền ẩm thực phong phú. Để góp phần tôn vinh và phát triển hơn nữa tinh hoa ẩm thực Việt, ngày 11/10/2017 tại Dinh Độc Lập [TP.HCM] đã tổ chức lễ ra mắt Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Đưa Việt Nam trở thành “Bếp ăn của thế giới”

Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là đề tài được nhiều người quan tâm. Do đó, phải tìm ra điểm khác biệt, độc đáo để trở thành biểu tượng độc đáo khai thác và phát triển. Trong dòng chảy văn hóa – lịch sử của Việt Nam, tinh hoa đặc sắc, mang giá trị cốt lõi nhất chính là ẩm thực. Cách đây hàng chục năm, khi đến tới Việt Nam, Philip Kotler - cha đẻ học lý tiếp thị hiện đại đã khuyến khích: “Việt Nam hãy là bếp ăn của thế giới”. Quả thực, người Việt Nam có thể tự hào với thế giới về phở, bún chả, chả giò, gỏi cuốn, bún bò Huế, bánh mì kẹp thịt, bánh xèo… được các tạp chí du lịch uy tín vinh danh. Đầu năm 2017, chuyên mục du lịch của tờ The Telegraph xếp Hà Nội đứng thứ 2 trong số 18 thành phố có ẩm thực hấp dẫn thế giới. Ẩm thực chuyên chở giá trị của quá khứ - hiện tại - tương lai và pha trộn hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Ngay cả những món ăn nước ngoài khi du nhập sẽ biến tấu cho hợp với khẩu vị, mang đậm bản sắc Việt. Điều làm nên nét khác biệt chính sự cân bằng âm – dương, chua – cay – mặn – ngọt hài hòa, truyền tải trọn vẹn hương vị tự nhiên lại cân bằng giá trị dinh dưỡng. Mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau, mang ý nghĩa riêng biệt tạo nên bản sắc của từng địa phương. Các món ăn gần gũi với thiên nhiên, giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe nhưng cũng rất thanh tao, phù hợp với xu thế hiện tại của thế giới đó là hạn chế chất béo, đáp ứng hầu hết yêu cầu về ẩm thực hiện đại. Cách chế biến rất đa dạng khi từ những nguyên liệu bình thường có thể phù phép thành những món ăn đặc sắc. Văn hóa ăn uống tinh tế là cái hồn tạo nên nét hấp dẫn đối với thực khách. Chính vì thế, Việt Nam xứng đáng với vai trò là “Bếp ăn của thế giới” – nơi du khách có thể trải nghiệm một nền văn hóa ẩm thực giàu bản sắc, phong phú, vừa ngon vừa lành…

Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam & mục tiêu xây dựng thương hiệu quốc gia

Sau những sự kiện các chính khách, đầu bếp nổi tiếng thế giới “phải lòng” bún chả, phở…, ẩm thực Việt Nam đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu. Tuy nhiên, “cơn sốt” nào cũng phải hạ nhiệt và dần trôi vào lãng quên nếu không có một chiến dịch dài hơi, chương trình quảng bá chuyên nghiệp tiếp theo đó. Vì thế, sự ra đời của Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam chính là “cơ hội vàng” để ẩm thực chính thức bước lên một tầm cao mới: trở thành thương hiệu quốc gia. Sau 3 năm vận động, Hiệp hội đã được cấp phép thành lập và có trên 300 hội viên. Ngày 11/10/2017, tại Dinh Độc Lập [TP.HCM] Hiệp hội chính thức tổ chức Đại hội và lễ ra mắt. Mục tiêu của hiệp hội là khám phá, duy trì và phát triển để đưa văn hóa ẩm thực trở thành tài sản quốc gia vào năm 2030, xây dựng các kinh đô, thủ phủ và bảo tàng ẩm thực. Hiệp hội xây dựng một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, phong phú thông qua nhiều sự kiện, chương trình hành động thiết thực như mở trường đào tạo, tổ chức các cuộc thi, chương trình quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước… để tạo ra một nền ẩm thực chuyên nghiệp. Việt Nam là nước nông nghiệp, đứng đầu thế giới về các mặt hàng nông sản nên ngoài việc phát triển văn hóa ẩm thực, Hiệp hội còn xác minh, chỉ rõ các nguồn cung cấp thực phẩm an toàn. Việc này vừa giúp bà con nông dân tiêu thụ nông sản, gia tăng giá trị xuất khẩu, vừa giúp người tiêu dùng an tâm với thực phẩm trên bàn ăn. Và ở một góc độ khác, khi đã trở thành thương hiệu quốc gia, ẩm thực sẽ tác động rất lớn đến kinh tế, nhất là du lịch bởi phần ăn uống, dịch vụ chiếm đến 70% doanh thu của ngành. Vietravel - thương hiệu du lịch hàng đầu Việt Nam hân hạnh là nhà đồng sáng lập và tổ chức các sự kiện quan trọng của Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam. Công ty muốn mang đến bước phát triển mới cho ẩm thực Việt, không chỉ sánh vai với bạn bè năm châu mà tạo nên bước đột phá, giá trị to lớn thúc đẩy văn hóa – kinh tế đất nước nói chung.

HIỆP HỘI VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM 35 Trần Quốc Toản, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Tel: [84.8] 3820 6777 - Ext: 270

Chủ Đề