Hình thức tổ chức dạy học mầm non

Tóm tắt nội dung tài liệu

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI
HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON
NGUYỄN TUẤN VĨNH 1 - TẠ THỊ KIM NHUNG 2
LÊ THỊ NHUNG - TRẦN VIẾT NHI 2 - HOÀNG PHƯƠNG TÚ ANH 3
1
Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0989 078 179, Email:
2
Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
3
Khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
2

Tóm tắt: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân Việt Nam. Vì vậy, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo cần bắt đầu từ đổi mới bậc học này. Trong bài viết này, chúng tôi giới
thiệu hình thức dạy học theo dự án và qui trình tổ chức hình thức dạy học
này như một định hướng đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở trường
mầm non, đáp ứng yêu cầu của quan điểm tích hợp giáo dục theo chủ đề.
Từ khóa: Dạy học theo dự án, hoạt động giáo dục, trường mầm non

1. MỞ ĐẦU
Giáo dục mầm non [GDMN] là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt
Nam với mục tiêu là “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [Luật
giáo dục, 2005]. Vì vậy, quá trình đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ bậc học đầu tiên này
và liên thông đến các bậc học tiếp theo để tạo nên sự thống nhất, bền vững và toàn diện.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới đó, ngành GDMN đã không ngừng nâng cao hiệu quả tổ chức
các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ với ngày càng nhiều các hình thức tổ chức hoạt
động được nghiên cứu và áp dụng. Trong đó, nổi bật nhất là hình thức giáo dục tích hợp
theo chủ đề đã được áp dụng ở bậc học mầm non từ năm 1995 và tiếp tục được khẳng
định và làm rõ nét trong Chương trình GDMN hiện hành được thực hiện từ năm 2009
[Chu Thị Hồng Nhung, 2014] [6]. Tư tưởng tích hợp giáo dục này đã xuất hiện từ
những năm 60 của thế kỷ XX và đã được áp dụng rộng rãi trong GDMN ở Anh, Mĩ, Úc,
Pháp, Singapore, Hàn quốc... [Nguyễn Thị Hoà, 2012] [4]. Hình thức này được hiểu
như là việc đan cài, lồng ghép, đan xen các hoạt động giáo dục theo chủ đề một cách tự
nhiên, hài hòa dựa vào nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng của trẻ. Trong đó, một hoạt
động giữ vai trò chủ đạo, còn các hoạt động khác được tích hợp nhằm thực hiện mục
tiêu phát triển toàn diện cho trẻ. Với hình thức tổ chức hoạt động giáo dục này, trẻ được
tạo cơ hội vận dụng những điều đã biết vào hoàn cảnh thực tiễn của cuộc sống, có thể trực
tiếp lựa chọn nội dung, phương pháp thuận lợi và phù hợp để khám phá thế giới xung
quanh. Từ đó, hiểu biết của trẻ được tăng cường và mở rộng, tính tích cực, chủ động, sáng
tạo được phát huy. Như vậy, tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề phù hợp đặc
điểm tâm sinh lý và mục tiêu phát triển toàn diện trẻ mầm non, tạo điều kiện tự chủ cho
các cơ sở GDMN và giáo viên [GV], đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Tuy
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01[41]/2017: tr. 71-80
Ngày nhận bài: 04/01/2017; Hoàn thành phản biện: 15/3/2017; Ngày nhận đăng: 30/3/2017

72

NGUYỄN TUẤN VĨNH và cs.

nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, quan điểm này
không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, hình thức giáo dục tích hợp theo chủ đề ở
trường mầm non vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định, tính tích cực khám phá và học tập
ở trẻ chưa được thể hiện rõ nét.
Dạy học theo dự án [DHTDA] là mô hình/phương pháp tổ chức hoạt động dạy học được
nghiên cứu và áp dụng từ lâu trên thế giới từ bậc mầm non đến đại học ở những mức độ
khác nhau. Bản chất của mô hình này là lấy người học làm trung tâm, người học làm
chủ toàn bộ quá trình giáo dục và dạy học từ việc đề ra mục tiêu, nội dung, phương
pháp, tiến hành hoạt động và trình bày, đánh giá kết quả. Ở Việt Nam, trong khoảng 10
năm trở lại đây, DHTDA đã được nghiên cứu và ứng dụng. Tuy nhiên, quá trình này chỉ
thực hiện nhỏ lẻ, không chính qui, không hệ thống và chủ yếu chỉ ở bậc trung học và đại
học. Gần như chưa có một định hướng nào cho việc áp dụng phương pháp này ở
GDMN. Việc nghiên cứu, tìm hiểu để tìm ra sự tương đồng và tính khả thi của DHTDA
với quan điểm giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non hiện nay, từ đó đề xuất
qui trình tổ chức các dự án hoạt động cho trẻ là một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa
khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần vào quá trình đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo hiện nay.
2. DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1. Thực trạng và nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ở
trường mầm non hiện nay
Để tìm hiểu thực trạng và nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ở
trường mầm non hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 30 cán bộ quản lí và 150
GV mầm non ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Kết quả điều tra bằng
bảng hỏi, kết hợp với quan sát và phỏng vấn cho thấy quá trình tổ chức hoạt động giáo
dục ở trường mầm non hiện nay bộc lộ một số hạn chế sau:
Một là, chủ đề đã được GV lựa chọn sẵn và thực hiện theo kế hoạch. Điều này là do sự áp
đặt của các cấp quản lí và sự máy móc, rập khuôn và ngại thay đổi của GV. Các chủ đề
còn chung chung và chủ yếu theo gợi ý của Chương trình GDMN. Vì vậy, trẻ ít khi được
trải nghiệm chủ đề địa phương trong môi trường gần gũi nhất.
Hai là, nhu cầu, hứng thú của trẻ đối với chủ đề không được tìm hiểu và đánh giá. Việc
quyết định khám phá chủ đề như thế nào và ở mức độ nào là do GV chủ quan quyết định
chứ không dựa trên kết quả đánh giá hứng thú cũng như tri thức đã có và nhu cầu khám
phá của trẻ.
Ba là, trẻ không được tham gia xác định mục tiêu hoạt động. Mục tiêu của chủ đề cần
hướng vào trẻ, tức là lấy trẻ làm trung tâm nên cần tạo cơ hội cho trẻ góp phần xây dựng
mục tiêu cùng GV. Tuy nhiên, GV chỉ tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động để chứ trẻ
không có cơ hội tham gia xác định mục tiêu.
Bốn là, nội dung chủ đề dàn trải, không chuyên sâu. Hình thức “mạng nội dung” giúp cho

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC...

73

nội dung mang tính khái quát, theo hướng đồng tâm phát triển. Nhưng cũng chính vì thế,
nội dung chủ đề ít tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động khám phá sâu một đối
tượng trong một thời gian dài.
Năm là, các hoạt động ít linh hoạt, không kích thích sự sáng tạo. Các hoạt động [hoạt động
học, hoạt động chơi, hoạt động lao động và hoạt động ngày lễ, hội] thường được tổ chức
theo mô típ có sẵn. Theo đó, trẻ khám phá đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi mở của
GV, ít khi được kiến tạo tri thức mới bằng việc tự đặt ra câu hỏi và tự tìm cách thức trả lời.
Sáu là, tính liên kết giữa các hoạt động chưa rõ nét. Tích hợp liên môn và xuyên môn đã
tạo nên sự liên kết giữa các hoạt động và trong một hoạt động. Tuy nhiên, tính liên kết
này chưa nhiều và có trường hợp do nhận thức chưa đúng nên GV thực hiện tích hợp các
tri thức một cách máy móc theo kiểu “cộng” các hoạt động với nhau.
Bảy là, hoạt động đánh giá thực hiện chủ đề không được chú trọng mặc dù đây là một
phần không thể thiếu nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của hoạt
động. GV và trẻ tuy có tổ chức hoạt động để tổng kết và đánh giá cuối chủ đề nhưng thực
hiện một cách hình thức và chưa chú trọng tới việc phân tích kết quả hoạt động của trẻ.
Tám là, vai trò của phụ huynh trẻ vẫn chưa được khai thác thiệt để. Vai trò của phụ huynh
trong các hoạt động giáo dục trẻ chủ yếu chỉ là hỗ trợ nguyên vật liệu, kinh phí. Nhà trường ít
huy động phụ huynh tham gia từ khâu lựa chọn chủ đề đến khâu đặt mục tiêu, lập kế hoạch,
thực hiện và đánh giá cuối chủ đề.
Chín là, thời gian tổ chức các chủ đề không linh hoạt. Thời gian khám phá một chủ đề
được định sẵn, phân bố theo 35 tuần trong năm học của trẻ theo quy định. Theo hướng
dẫn, mỗi năm học không nên quá 10 chủ đề, mỗi chủ đề thực hiện tối thiểu trong thời gian
1 tuần và có thể linh động tăng hoặc giảm thời lượng theo nhu cầu, hứng thú của trẻ [Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 2015] [1]. Tuy nhiên, thời gian biểu đã được cấp quản lí và trường
mầm non xác định từ đầu năm học nên tính linh động về thời gian không được đảm bảo.
Những hạn chế trên xuất phát phần lớn là từ phía các chủ thể quản lí thực hiện hoạt động
giáo dục. Điều đó đòi hỏi lựa chọn và sử dụng hình thức tổ chức hoạt động ưu thế hơn để
hỗ trợ, khắc phục hạn chế của hình thức giáo dục tích hợp theo chủ đề, phù hợp với thực
tiễn GDMN hiện nay. Đây là một nhu cầu hiện hữu và cấp thiết, cần sự tham gia trả lời
của các nhà khoa học, nhà quản lý và GV mầm non.
2.2. Đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non bằng hình thức dạy học
theo dự án.
2.2.1. Vài nét về hình thức dạy học theo dự án trên thế giới và ở Việt nam
DHTDA có nguồn gốc từ châu Âu từ thế kỉ 16 [ở Ý, Pháp]. Đến thế kỉ 20, các nhà sư phạm
Mĩ [như là Woodward; Richard; J.Dewey, W.Kilpatrick] xây dựng cơ sở lí luận cho
phương pháp dạy học này. Ngày nay, phương pháp DHTDA được sử dụng phổ biến trên
toàn thế giới, trong tất cả các ngành học, cấp học với các tên gọi khác nhau như Project
Method hay Project - based learning/teaching với ý nghĩa là một phương pháp giảng dạy có
sự tham gia của học sinh trong việc hợp tác, điều tra, giải quyết những bài tập tình huống

74

NGUYỄN TUẤN VĨNH và cs.

gắn với thực tế của cuộc sống. Các dự án được tổ chức xung quanh các câu hỏi khám phá,
học sinh tham gia vào một loạt các nhiệm vụ để giải quyết câu hỏi này. Nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra rằng khi so sánh kết quả học tập của người học thông qua DHTDA với chương
trình giảng dạy truyền thống, mô hình DHTDA giúp tăng cường việc ghi nhớ lâu dài nội
dung bài học, giúp người học đạt thành tích tốt hơn so với những người học truyền thống
trong các kì thi kiểm tra đánh giá, cải thiện kỹ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, nâng cao thái
độ đối với việc học [Strobel & van Barneveld, 2009; Walker & Leary, 2009].
Việc sử dụng mô hình DHTDA đối với trẻ mầm non có thể được xem như là sự gặp gỡ
với bản chất của trẻ nhỏ - những đối tượng thích đặt câu hỏi và yêu thích sự khám phá. Cụ
thể hơn, Aral [2010] đã có những cái nhìn sâu hơn trong việc phân tích tác động của
DHTDA đến trẻ 6 tuổi trong quá trình nhận thức. Ông cho rằng mô hình dạy học này hỗ
trợ trẻ phát triển nhận thức những yếu tố như: màu sắc, chữ cái, số, kích cỡ, hình dáng,
âm thanh, tỉ lệ, thứ tự, định hướng, thời gian và nhận thức về xã hội… Các nhà nghiên
cứu Inan [2007], Bowne [2006], Masseti [2009], McClurg [2009] cũng đề cập đến mô
hình DHTDA cho trẻ mầm non, những tác dụng tích cực của mô hình này đến chất lượng
học của trẻ cũng như có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của trẻ mầm non, đặc biệt là
khi dạy học các môn Toán, Khoa học, Ngôn ngữ, Văn học.
Ở Việt Nam, DHTDA được quan tâm nghiên cứu trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Những nghiên cứu ban đầu hướng đến giới thiệu về mô hình dạy học này dưới góc độ lí
luận. Dữ liệu được chuyển dịch từ các tài liệu nước ngoài đã được các tác giả biên soạn
thành các giáo trình, bài giảng cho các khoá tập huấn, cũng như viết thành các bài báo
công bố trên các tạp chí khoa học và các hội thảo khoa học trong nước. Sau đó, các
nghiên cứu hướng vào việc ứng dụng DHTDA vào nhà trường phổ thông và đại học [phổ
biến từ lớp 9 trở lên] với các môn học ưu tiên thiên về tự nhiên và kĩ thuật như địa lí tự
nhiên, vật lí, điện – điện tử… Tuy nhiên, hình thức dạy học này vẫn chưa được phổ biến
rộng rãi, phạm vi áp dụng hẹp, với một số nội dung dạy học nhất định, chủ yếu là do GV
tự tổ chức chứ chưa phải là yêu cầu bắt buộc trong chương trình dạy học ở các nhà
trường. Đối với bậc học mầm non, hình thức DHTDA gần như chưa được nghiên cứu một
cách có hệ thống và chưa được áp dụng trong thực tiễn trong khi hình thức này rất phù
hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong việc khám phá thế giới.
2.2.2. Những ưu điểm của DHTDA đối với trẻ mầm non
DHTDA giúp trẻ hình thành và phát triển những năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu
thời đại ngày nay
Những năng lực cần thiết trong thời đại ngày nay đã được UNESCO [1998] xác định ở 4
trụ cột của việc học đó là học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng
định. DHTDA có thể giúp trẻ hình thành các năng lực biết, làm, chung sống và tự khẳng
định khi lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội để trẻ tích cực, chủ động và sáng tạo trong học
tập. DHTDA tạo nên sự chuyển biến quan trọng từ “dạy học giáo điều” sang dạy học
“tích cực hoá hoạt động học tập”. Chương trình GDMN hiện nay cũng được xây dựng
theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển những năng lực cơ bản, nền tảng

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT HƯỚNG ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC...

75

cho trẻ. Vì vậy, việc áp dụng DHTDA trong GDMN góp phần hiện thực hoá mục tiêu
phát triển toàn diện theo chương trình GDMN.
DHTDA giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo
Khi nghiên cứu về DHTDA ở trẻ nhỏ, Helm và Katz [2011, [8]] đã chỉ ra mức độ chủ động
và ra quyết định của trẻ trong nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo đó, nếu GV là người dẫn
dắt và định hướng cho những dự án tìm hiểu, khám phá được thực hiện bởi trẻ thì mức độ
chủ động và ra quyết định của trẻ sẽ càng cao. Theo Katz [8], DHTDA là một sân chơi cho
những cuộc tìm hiểu, khám phá sâu của trẻ. Lúc này, trẻ hoàn toàn có thể chủ động cả việc
đưa ra vấn đề và cách giải quyết vấn đề. GV giữ vai trò khuyến khích, động viên và “châm
ngòi” cho mọi tình huống có vấn đề đến với trẻ. Nhu cầu bức thiết giải quyết mâu thuẫn
giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” sẽ tạo ra sự căng thẳng về trí tuệ, tác động đến tính tích
cực, độc lập tư duy, đòi hỏi trẻ phải nhớ tri thức cũ, tập trung chú ý, khắc phục khó khăn…
để giải quyết vấn đề. Những kiến thức và kĩ năng có được từ những hoạt động này là nền
tảng cơ bản để trẻ tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.
DHTDA khai thác nội dung học tập vừa cụ thể, vừa có tính liên môn
Các chủ đề học tập trong DHTDA mang tính chất cụ thể luôn gắn với thực tiễn và kinh
nghiệm sống của trẻ. Mỗi chủ đề học tập là một “đơn vị kiến thức” tương đối hoàn
chỉnh. Nó cho phép trẻ đi sâu tìm hiểu về một vấn đề mà trẻ quan tâm và trẻ sẽ lĩnh hội
được những kiến thức tương đối toàn diện. Tuy nhiên để giải quyết được một vấn đề cụ
thể đòi hỏi trẻ phải huy động kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy học
tập qua tham gia dự án sẽ giúp trẻ vận dụng được những kiến thức đã biết, đã học của
nhiều môn học khác nhau để tìm hiểu sâu về một vấn đề mà trẻ thích thú, quan tâm.
Điều này sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức mang tính chất hệ thống và có tính kế thừa.
DHTDA mở rộng không gian và thời gian cho hoạt động học tập
Như đã phân tích ở trên, các hoạt động giáo dục hiện nay chủ yếu trong giới hạn không
gian ở trường mầm non với thời lượng khoảng 1-2 tiết cho mỗi nội dung học tập. Ngược
lại, DHTDA tạo cơ hội cho trẻ có thể học tập ở không gian mở rộng hơn. Trẻ có thể thực
hiện dự án vừa ở trường vừa ở nhà hay ở vườn rau, cánh đồng, công viên… Trong quá
trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt
động thực tiễn, thực hành. Điều này làm cho hoạt động học tập sống động hơn, mang tính
thục tiễn cao hơn. Thời lượng dành cho một dự án tùy thuộc vào nội dung cụ thể. Với thời
lượng kéo dài có thể từ 1 tuần đến 1 tháng, trẻ có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu sâu các
nội dung học tập chứ không chỉ giới hạn trong 1-2 tiết học trên lớp.
DHTDA tạo nên sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội
Trong các hoạt động giáo dục hiện này, chủ yếu chỉ có GV hướng dẫn trẻ khám phá các nội
dung học tập. Dạy học theo dự án nhấn mạnh sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa GV, bố mẹ
trẻ và cộng đồng xã hội. Điều này tạo cơ hội cho gia đình và xã hội tham gia vào công tác
giáo dục trẻ trong một vài giai đoạn nào đó của dự án. GV cần tạo ra cầu nối giữa nhà
trường với phụ huynh, giữa trẻ với các chuyên gia và với các lực lượng xã hội khác để hỗ

Page 2

YOMEDIA

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Vì vậy, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cần bắt đầu từ đổi mới bậc học này. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu hình thức dạy học theo dự án và qui trình tổ chức hình thức dạy học này như một định hướng đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non, đáp ứng yêu cầu của quan điểm tích hợp giáo dục theo chủ đề.

26-04-2018 162 8

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề