Hiv lây qua đường tinh dục như thế nào

Những năm gần đây, lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường tình dục [chiếm 80%]. Do đó, chung thủy một vợ một chồng cũng như thực hành tình dục an toàn là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa lây nhiễm HIV.

1. HIV được tìm thấy ở đâu?

HIV có thể được tìm thấy trong dịch cơ thể, chẳng hạn như máu, tinh dịch, dịch âm đạo và sữa mẹ.

2. HIV có thể lây truyền như thế nào?

Theo Chương trình phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS, HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục [qua đường hậu môn hoặc âm đạo], truyền máu không an toàn, sử dụng chung kim tiêm bị ô nhiễm tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe và tiêm chích ma túy; giữa mẹ và trẻ sơ sinh trong thời kỳ mang thai, sinh nở và cho con bú.

2.1 Lây truyền qua đường tình dục

HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục xâm nhập. HIV lây truyền qua quan hệ tình dục qua đường hậu môn được báo cáo là cao hơn 10 lần so với quan hệ tình dục qua đường âm đạo.

Một người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục không được điều trị, có khả năng lây truyền hoặc nhiễm HIV khi quan hệ tình dục cao hơn từ 6 đến 10 lần.

Cách hạn chế:

  • Quan hệ một vợ một chồng giữa các bạn tình chưa nhiễm bệnh. Quan hệ tình dục không xâm nhập. Sử dụng bao cao su nam hoặc nữ phù hợp và đúng cách.
  • Quan hệ tình dục giữa hai người khi một trong hai người nhiễm HIV nhưng đang điều trị ARV và có tải lượng virus không phát hiện được.
  • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm đối với người không nhiễm HIV.
  • Cắt bao quy đầu cho nam giới do y tế tự nguyện làm giảm khả năng nam giới nhiễm HIV từ phụ nữ.

Quan hệ tình dục an toàn làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm HIV.

2.2 Lây truyền do dùng chung bơm kim tiêm

Sử dụng lại hoặc dùng chung bơm kim tiêm là một cách lây truyền HIV rất thường gặp.

Cách hạn chế:

Nguy cơ lây truyền có thể giảm đáng kể ở những người tiêm chích ma túy nếu luôn sử dụng bơm kim tiêm mới dùng một lần hoặc khử trùng đúng cách kim tiêm/ống tiêm trước khi sử dụng lại.

Các nhân viên y tế tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chung có thể giảm sự lây truyền trong cơ sở chăm sóc sức khỏe.

2.3 Lây truyền từ mẹ sang con

Có 15–30% nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi mang thai, chuyển dạ, sinh nở và cho con bú. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là tải lượng virus của người mẹ khi sinh [tải lượng càng cao thì nguy cơ càng cao]. Lây truyền từ mẹ sang con sau khi sinh cũng có thể xảy ra qua việc cho con bú.

Cách hạn chế:

Khả năng lây truyền HIV sang con là rất thấp nếu người mẹ được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú.

2.4 Lây truyền qua truyền máu

Một người có nguy cơ cao [hơn 90%] nhiễm HIV khi truyền máu và các sản phẩm máu bị nhiễm bệnh.

Cách hạn chế:

Cần thực hiện đúng các tiêu chuẩn an toàn về máu đảm bảo cung cấp máu và các chế phẩm máu an toàn, đầy đủ, chất lượng tốt cho tất cả các bệnh nhân cần truyền máu.

An toàn truyền máu bao gồm sàng lọc tất cả máu được hiến để tìm HIV và các mầm bệnh lây qua đường máu khác, cũng như lựa chọn người hiến máu thích hợp.

Một người bị nhiễm HIV khi có máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo bị nhiễm xâm nhập vào cơ thể. Điều này xảy ra theo các con đường như:

- Qua quan hệ tình dục: Bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng với bạn tình bị nhiễm bệnh mà máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo xâm nhập vào cơ thể bạn. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua vết loét ở miệng hoặc vết rách nhỏ xuất hiện ở trực tràng hoặc âm đạo khi sinh hoạt tình dục.

- Do dùng chung kim tiêm: Dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy qua đường tĩnh mạch khiến bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác, chẳng hạn như viêm gan.

- Từ truyền máu: Trong một số trường hợp, virus HIV có thể lây truyền qua đường truyền máu. Điều này xảy ra khi việc sàng lọc nguồn cung cấp máu để tìm kháng thể HIV chưa được thực hiện nghiêm ngặt hoặc bệnh nhân tự ý truyền máu cho người khác khi chưa có sàng lọc.

Trong thời kỳ mang thai, sinh nở hoặc cho con bú: Người mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền virus sang cho con. Những bà mẹ bị nhiễm HIV được điều trị trong thời kỳ mang thai có thể giảm nguy cơ đáng kể trong việc lây truyền sang con của họ.

2.Những con đường không lây truyền HIV?

Vẫn có nhiều người đặt ra câu hỏi như: Muỗi đốt có thể làm lây truyền HIV hay không? Ăn chung với người bị nhiễm HIV có bị lây nhiễm HIV không?. Câu trả lời là KHÔNG. Hãy cùng tìm hiểu những đường không lây của HIV:

HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể người [chẳng hạn như trên bề mặt], và nó không thể sinh sản bên ngoài vật chủ là người. HIV sẽ không lây truyền cho người khác được nếu: [3]

- Truyền đi bởi muỗi, bọ ve, hoặc côn trùng khác.

- Qua nước bọt, nước mắt hoặc mồ hôi.

- Bằng cách ôm, hôn, bắt tay, dùng chung nhà vệ sinh, dùng chung bát đĩa, hoặc với người nhiễm HIV.

- Truyền qua không khí

Ngoài ra, hiện nay nhờ tiến bộ của khoa học, nhiễm HIV không còn là án tử hình nữa. Hơn nữa người nhiễm HIV vẫn có cuộc sống tình dục an toàn mà không lo lây truyền HIV cho người khác. Một người nhiễm HIV uống thuốc kháng vi rút [ARV] hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện [Tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện được định nghĩa là dưới 200 bản sao/1mL máu] sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang cho bạn tình của họ qua đường tình dục. Như vậy, với phát hiện này, người có HIV đang điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thể sống cuộc sống với tình dục an toàn

3.Quan hệ bằng miệng có nhiễm HIV không?

HIV là bệnh lây truyền qua đường tình dục [STDs]. Bệnh có thể lây truyền theo đường tình dục từ đường miệng qua việc việc liếm mút “cậu bé” hoặc “cô bé” của bạn tình. Thực tế, khi quan hệ tình dục bằng miệng thường có tiếp xúc với niêm mạc máu, máu trong trường hợp có vết xước hoặc vết loét ở cơ quan sinh dục kết hợp thêm yếu tố trầy xước, loét trong khoang miệng, viêm nhiễm, chảy máu chân răng...có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV cho bạn tình. Bên cạnh đó, nếu đối tác quan hệ tình dục là nữ, virus HIV cũng có khả năng lây truyền cao hơn nếu người phụ nữ đang có kinh nguyệt.

Một số trường hợp vẫn có thể nhiễm HIV khi oral sex do trong quá trình quan hệ đã không kiểm soát được cảm xúc, có hành động thô bạo với cường độ mạnh.... dẫn đến các tổn thương bề mặt niêm mạc. Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng nào có thể chứng minh nước súc miệng có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Mặc dù, việc sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhưng phương pháp này vẫn không thể loại bỏ rủi ro nếu bạn tình của bạn mắc bệnh.

Tuy rằng quan hệ tình dục bằng miệng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nhưng tỷ lệ lây nhiễm này sẽ thấp hơn so với quan hệ tình dục qua “cửa sau” hoặc qua đường âm đạo.

Quan hệ tình dục bằng miệng có thể tạo ra khoái cảm cho các cặp đôi nhưng ngoài lây nhiễm HIV thì cách quan hệ tình dục không an toàn này còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các căn bệnh xã hội khác. Các tác nhân gây bệnh hoàn toàn có thể lây lan thông qua tất cả các hình thức quan hệ tình dục, đặc biệt ở các đối tượng chưa có đủ kiến thức bảo vệ bản thân và nhận thức về an toàn trong tình dục. Do đó, để tránh mắc phải căn bệnh này thì bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

Sử dụng bao cao su là phương pháp tránh thai hiệu quả

Để tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIv, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ

Sử dụng tấm chắn miệng [nếu có]

Chung thủy với một bạn tình không bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

4.Những ai cần làm test nhanh HIV?

HIV là căn bệnh nguy hiểm nhưng chưa có thuốc đặc trị. Người bệnh khi nhiễm HIV phải sống chung với nó suốt đời. Bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh. Vì thế test nhanh virus HIV giúp phát hiện bệnh nhanh hơn. Từ đó bạn được bác sĩ đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp. Đồng thời được tư vấn các biện pháp tránh lây nhiễm cho người khác. Hoặc tránh lây truyền cho thai nhi khi đang mang thai.

Vì thế bất cứ ai có tiếp xúc với nguồn bệnh, nghi ngờ nhiễm bệnh thì cần xét nghiệm nhanh HIV. Nếu bạn nằm trong số các trường hợp sau thì cũng nên lưu ý xét nghiệm HIV nhé:

Chủ Đề