Hóa đơn bán hàng xuất trước hóa đơn mua hàng năm 2024

Căn cứ theo nguyên tắc lập hóa đơn và thời gian lập hóa đơn thì hàng về trước hóa đơn về sau có vi phạm pháp luật về thời điểm xuất hóa đơn tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Cụ thể, theo nguyên tắc tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Hàng về trước hóa đơn về sau có vi phạm pháp luật về thời gian xuất hóa đơn hay không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Để hàng về trước hóa đơn về sau thì bị xử phạt như thế nào?

Khi đã xác định việc hàng về trước hóa đơn về sau là hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm thì sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Cụ thể:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ

Cảnh cáo

2

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng

3

Lập hóa đơn sai thời điểm [trừ 2 trường hợp trên]

Phạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức.

Nếu hóa đơn về sau có ngày ký khác ngày lập thì hóa đơn có hợp lệ không? Có bị xử phạt không?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì thời điểm lập hóa đơn sẽ được hiển thị theo định dạng ngày/tháng/năm dương lịch.

Mặt khác, căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn thì ngày ký hóa đơn là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

Theo đó, trường hợp hóa đơn có ngày lập và ngày ký khác nhau thì thời điểm khai thuế của bên bán là thời điểm lập hóa đơn.

Như vậy, ngày lập hóa đơn và ngày ký khác nhau hóa đơn vẫn hợp lệ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu doanh nghiệp chậm chuyển hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế [sau khi lập hóa đơn phải gửi hóa đơn đến cho cơ quan thuế để cấp mã và gửi cho người mua] theo Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức phạt cụ thể như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b] Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b] Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.

Như vậy, mức phạt đối với hành vi chậm chuyển hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế như sau:

[1] Hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá hạn:

- Từ 01 - 05 ngày làm việc: Phạt 02 - 05 triệu đồng

- Từ 06 - 10 ngày làm việc: Phạt 05 - 08 triệu đồng

- Từ 11 ngày làm việc trở lên: Phạt 10 - 20 triệu đồng

[2] Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ phạt từ 05 - 08 triệu đồng

[3] Không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh vi phạm thì mức xử phạt bằng 1/2 tổ chức.

Khi mua hàng về mà chưa nhận được hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán vẫn làm thủ tục nhập kho bình thường nhưng không hạch toán và kê khai thuế GTGT đầu vào. Khi nào nhận được hóa đơn sẽ hạch toán bổ sung phần thuế GTGT của hóa đơn mua hàng.

3. Hướng dẫn

Bước 1: Hạch toán chứng từ mua hàng nhưng chưa kê khai thuế GTGT
  • Trên phân hệ Mua hàng\tab Mua hàng hóa, dịch vụ, chọn chức năng Thêm\Chứng từ mua hàng hóa.
  • Chọn loại chứng từ mua hàng cần lập là: Mua hàng trong nước nhập kho.
  • Lựa chọn phương thức thanh toán cho chứng từ mua hàng là Chưa thanh toán hoặc Thanh toán ngay.

Lưu ý: Với phương thức Chưa thanh toán, có thể thiết lập Điều khoản thanh toán và theo dõi tình hình thanh toán công nợ với Nhà cung cấp theo điều khoản thanh toán.

  • Chọn Không kèm hóa đơn.

  • Khai báo thông tin cho chứng từ mua hàng, sau đó nhấn Cất.
  • Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu chứng từ cần in.

Lưu ý:

1. Nếu chứng từ mua hàng lựa chọn phương thức Thanh toán ngay, hệ thống sẽ căn cứ vào hình thức thanh toán là tiền mặt, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản hay séc tiền mặt mà tự động sinh ra các chứng từ chi tiền mặt hoặc chi tiền gửi ngân hàng trên phân hệ Quỹ hoặc Ngân hàng.

2. Đối với những chứng từ mua hàng về nhập kho sau khi được lập, kế toán với vai trò Thủ kho sẽ đăng nhập vào phần mềm để thực hiện Ghi sổ cho các chứng từ này.

Bước 2: Thực hiện kê khai thuế GTGT lên bảng kê sau khi nhận được hóa đơn của nhà cung cấp
  • Trên màn hình danh sách Mua hàng hóa, dịch vụ, chọn chứng từ chưa nhận hóa đơn cần khai báo bổ sung thông tin hóa đơn.
  • Nhấn chuột phải, chọn chức năng Nhận hóa đơn.

  • Khai báo các thông tin cho hóa đơn mua hàng như: số hoá đơn, ký hiệu hoá đơn, thuế suất,…
  • Nhấn Cất, hệ thống sẽ chuyển thông tin hóa đơn mua hàng vừa khai báo sang tab Nhận hóa đơn của phân hệ Mua hàng.

Lưu ý:

Ngoài ra, có thể khai báo thông tin hóa đơn GTGT cho chứng từ mua hàng thông qua chức năng Nhận hóa đơn tại:

Chủ Đề