Hóa học lớp 8 bài 10

Giải Hoá học lớp 8 trang 37, 38

Giải bài tập Hóa 8 Bài 10 giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cách xác định hóa trị, quy tắc hóa trị. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 8 chương 1 trang 37, 38.

Việc giải bài tập Hóa học 8 bài 10 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

a] Hóa trị của một nguyên tố [hay nhóm nguyên tử] là gì?

b] Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?

Gợi ý đáp án:

a] Hóa trị của nguyên tố [hay nhóm nguyên tử] là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử [hay nhóm nguyên tử].

b] Khi xác định hóa trị lấy hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Bài 2 trang 37 SGK Hóa 8

Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây :

a] KH, H2S, CH4.

b] FeO, Ag2O, SiO2.

Xem lại cách xác định hóa trị Tại đây

Gợi ý đáp án:

Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của các nguyên tố.

a]

+ Gọi a là hóa trị của K

Theo quy tắc hóa trị ta có

Vậy hóa trị của K là I.

+ Gọi b là hóa trị của S

Theo quy tắc hóa trị ta có

Vậy hóa trị của S là II.

+ Gọi c là hóa trị của X

Theo quy tắc hóa trị ta có

Vậy hóa trị của X là IV.

b]

+ Gọi d là hóa trị của Fe

Theo quy tắc hóa trị ta có

Vậy hóa trị của Fe là II

+ Gọi e là hóa trị của Ag

Theo quy tắc hóa trị ta có

Vậy hóa trị của Ag là I

+ Gọi hóa trị của Si là g

Theo quy tắc hóa trị ta có

Vậy hóa trị của Si là IV

Bài 3 trang 37 SGK Hóa 8

a] Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu 2 làm thí dụ.

b] Biết công thức hóa học K2SO4 trong đó có K hóa trị I, nhóm [SO4] hóa trị II. Hãy chỉ ra là công thức hóa học trên phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.

Gợi ý đáp án:

a] Quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

VD theo bài 2 ta có :

FeO : Fe hóa trị II, oxi cũng hóa trị II ⇒ II.1 = 1.II

SiO2 : Si hóa trị IV, oxi hóa trị II ⇒ IV .1 = II. 2

b] Vì K hóa trị I, nhóm SO4 hóa trị II

Theo quy tắc hóa trị: 2 x I = 1 x II.

⇒ Công thức K2SO4 là công thức phù hợp với quy tắc hóa trị.

Bài 4 trang 38 SGK Hóa 8

Theo quy tắc hóa trị ta có:

a]

+ Gọi a là hóa trị của Zn

Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = 2.I => a = II.

Vậy Zn có hóa trị II

+ Gọi a là hóa trị của Cu

Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = 1.I => a = I.

Vậy Cu có hóa trị I

+ Gọi a là hóa trị của Al

Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = 3.I => a = III.

Vậy Al có hóa trị III

b] Trong công thức hóa học FeSO4: Gọi hóa trị của Fe là a, nhóm [SO4] có hóa trị II nên theo quy tắc hóa trị ta có:

1.a = 1.II => a = II

Vậy Fe có hóa trị II trong hợp chất FeSO4

Bài 5 trang 38 SGK Hóa 8

a] Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi hai nguyên tố sau:

P[III] và H; C[IV] và S[II]; Fe[III] và O.

b] Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

Na[I] và [OH][I] ; Cu[II] và [SO4][II]; Ca[II] và [NO3][I].

Xem lại cách lập công thức tại đây

Gợi ý đáp án:

a]

+ P[III] và H: Giả sử công thức là PxHy

Theo quy tắc hóa trị:

Vậy công thức hóa học là: PH3

+ C [IV] và S[II] : Giả sử công thức là CxSy

Theo quy tắc hóa trị:

Vậy công thức hóa học là: CS2

+ Fe[III] và O: Giả sử công thức dạng chung là FexOy

Theo quy tắc hóa trị ta có:

có công thức Fe2O3

b]

+ Giả sử công thức là

Theo quy tắc hóa trị:

Vậy công thức hóa học cần tìm là: NaOH

+ Cu[II] và SO4[II]: có công thức dạng chung là  Cux[SO4]y

Theo quy tắc hóa trị ta có:

có công thức CuSO4

+ Ca[II] và NO3[I]: có công thức dạng chung là Cax[NO3]y

Theo quy tắc hóa trị ta có:

có công thức Ca[NO3]2

Bài 6 trang 38 SGK Hóa 8

Một số công thức hoá học viết như sau:

MgCl, KO, CaCl2, NaCO3.

Cho biết: Cl, K, Na có hóa trị I; Mg, Ca nhóm [CO3] có hóa trị II. Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng.

Gợi ý đáp án 

Xét các công thức hóa học [dựa vào hóa trị đã cho]

+ MgCl

Theo quy tắc hóa trị ta có: II.1

1.

I

Công thức MgCl sai

Gọi công thức dạng chung là MgxCly

Theo quy tắc hóa trị ta có: II.x = I.y

Công thức đúng là MgCl2

+ KO

Theo quy tắc hóa trị ta có: I.1 II.1

Công thức KO sai

Gọi công thức dạng chung là KxOy

Theo quy tắc hóa trị ta có: I.x = II.y

Công thức đúng là K2O

+ CaCl2

Theo quy tắc hóa trị ta có: II.1 = I.2

Công thức CaCl2 đúng

+ NaCO3

Theo quy tắc hóa trị ta có: I.1 II.1

Công thức NaCO3 sai

Gọi công thức dạng chung là Nax[CO3]y

Theo quy tắc hóa trị ta có: I.x = II.y

Công thức đúng là Na2CO3

Bài 7 trang 38 SGK Hóa 8

Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức cho sau đây :

NO, N2O3, N2O, NO2.

Gợi ý đáp án 

Gọi công thức hóa học là: NxOy

Theo quy tắc hóa trị: x.IV = y.II =>

Vậy công thức hóa học phù hợp là NO2

Bài 8 trang 38 SGK Hóa 8

Tìm hóa trị của Ba và nhóm [PO4] trong bảng 1 và bảng 2 [trang 42, 43]

b] Hãy chọn công thức hóa học đúng trong các công thức sau đây:

A. BaPO4

B.Ba2PO4.

C.Ba3PO4.

D.Ba3[PO4]2.

Gợi ý đáp án

a] Hóa trị của Ba là II và nhóm [PO4] bằng III

b]Gọi công thức hóa học là: Bax[PO4]y

Theo quy tắc hóa trị: x.II = y.III

Vậy công thức hóa học đúng là Ba3[PO4]2

Đáp án D

Cập nhật: 05/07/2021

I. CÁCH XÁC ĐỊNH HOÁ TRỊ MỘT NGUYÊN TỐ

+ Quy ước: Gán cho H hoá trị I, chọn làm đơn vị.

+ Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.

Ví dụ: HCl: Cl có hoá trị I; H2O: O có hóa trị II; NH3: N có hóa trị III

+ Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O. [Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị, Oxi có hoá trị II].

Ví dụ: K2O: K có hoá trị I; BaO: Ba có hóa trị II

– Hoá trị của nhóm nguyên tử:

Ví dụ: đối với chất HNO3 thì nhóm NO3 có hoá trị I vì liên kết với 1 nguyên tử H.

H2SO4 thì nhóm SO4 có hoá trị II vì liên kết với 2 nguyên tử H.

HOH : nhóm OH có hóa trị I

H3PO4: nhóm PO4 có hóa trị III.

* Kết luận:

– Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

– Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là 2 đơn vị.

II. QUY TẮC HOÁ TRỊ

1. Quy tắc hóa trị:

*CTTQ:

với x, y, a, b là các số nguyên

*Quy tắc: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.

2. Vận dụng:

a. Tính hoá trị của một nguyên tố:

Để tính hóa trị của một nguyên tố, ta thực hiện như sau:

+ Gọi a là hóa trị nguyên tố cần tìm.

+ Dựa vào quy tắc hóa trị để tìm a

Ví dụ 1: Tìm hóa trị Cu trong CuCl2 biết Cl có hóa trị I

Giải: Gọi a là hóa trị của Cu, theo quy tắc hóa trị ta có: 1 . a = I . 2

=> a = II

Vậy Cu có hóa trị II

Ví dụ 2: Tính hóa trị của Ca trong hợp chất CaCO3 biết CO3 có hóa trị II

Coi cả nhóm CO3 là 1 nguyên tố có hóa trị II

Ta có:

=> a . 1 = 1 . II a = II

* Nhận xét: a.x = b.y = BSCNN

b. Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:

Để lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị, ta làm như sau:

+ Viết công thức dạng chung: AxBy

+ Áp dụng quy tắc về hóa trị: x.a = y.b với a, b lần lượt là hóa trị của nguyên tố A và B

+ Chuyển thành tỉ lệ:

+ Lấy x = b [hoặc x = b’] và y = a [hoặc y = a’] nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a và b

+ Viết thành công thức hóa học

Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi C [IV] và O [II]

Giải: Công thức dạng chung: CxOy

Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có: IV . x = II . y

=> rút ra tỉ lệ:

=> lấy x = 1 và y = 2

Vậy công thức hóa học của hợp chất trên là CO2

Xem thêm Giải Hóa 8: Bài 10. Hóa trị

Video liên quan

Chủ Đề