Học viện Kỹ thuật Quân sự du học Nga

VnExpress.net vừa nhận được lá thư của 19 lưu học sinh chương trình 322 tại ĐH Kỹ thuật Tổng hợp Bauman [Liên bang Nga] "cầu cứu" Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân. Theo các sinh viên này, với khoản trợ cấp 400 USD, trừ tiền thuê nhà, phí chuyển tiền, tiền bảo hiểm... các em còn lại 214-284 USD mỗi tháng. Ở thủ đô của Nga, khoản sinh hoạt phí này quả là eo hẹp, các em phải chi tiêu ở mức thấp nhất mới đủ sống.

Một góc đại học Bauman, nơi các sinh viên Việt Nam du học. Ảnh: svbauman.ru.

Không thắc mắc về mức sinh hoạt phí nhưng những lưu học sinh này cho hay, rất bức xúc về việc không bao giờ được nhận học bổng đúng thời hạn và "việc chậm học bổng 5-6 tháng, thậm chí dài hơn, xảy ra thường xuyên". Ngồi học, đầu óc luôn bị "cái đói" bám đuổi nhưng các em không dám kêu vì sợ gia đình lo lắng.

Thực tế này đã khiến lưu học sinh đứng giữa hai sự lựa chọn là tiếp tục chờ sinh hoạt phí hoặc chấp nhận lơ là học tập để tìm cách kiếm tiền. Điều này đã khiến kiến thức mòn dần, nhiều em cảm thấy "đi học ngày một nặng nề".

Quảng cáo

"Nhiều khi đi đường hay đi lên trường mà trong túi không còn một đồng tiền nào. Sáng dậy chưa ăn gì lên đến lớp, đến giờ ăn trưa cũng không có tiền đi ăn. Ngồi trong lớp học mà bụng đói meo, nhìn các bạn đi ăn mà mình lủi thủi ngồi trong góc tường thì thử hỏi làm sao đủ can đảm mà lên lớp đi học", các em chia sẻ.

Cũng theo những sinh viên này: "Cứ thi xong, kết quả tốt, anh em háo hức làm báo cáo gửi về nhà để mong sớm được nhận sinh hoạt phí, nhưng gửi báo cáo đợt 1 xong, chờ vài ba tháng lại phải báo cáo đợt 2, đợt 3, rồi không biết có còn đợt nào nữa không mà tiền thì vẫn chưa thấy. Thất vọng nối tiếp thất vọng...".

Những sinh viên này cũng nêu thắc mắc: "Tại sao việc chuyển tiền lại chậm trễ đến vậy. Tất cả các thủ tục yêu cầu, chúng em đều làm đủ vậy tại sao tiền lại không được nhân theo quy định?". 

 
Theo quy định, sau khi nhận đề nghị từ Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Tài chính sẽ thực hiện việc chuyển tiền tới tài khoản của lưu học sinh hoặc người đại diện. Do bị chậm nên suốt 6 tháng qua, hơn 45.000 USD sinh hoạt phí của 19 sinh viên này vẫn nằm ở Bộ Tài chính.

Quảng cáo

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài [Bộ GD&ĐT] cho hay, 19 lưu học sinh đề án 322 này đi theo diện đào tạo phối hợp của Học viện Kỹ thuật Quân sự. Do đó, lâu nay sinh hoạt phí của các sinh viên này thường được Cục chuyển cho người đại diện của học viện chứ không gửi vào tài khoản cá nhân của từng sinh viên.

Lý giải về việc chậm sinh hoạt phí lần này, một chuyên viên Cục Đào tạo với nước ngoài trực tiếp quản lý 19 lưu học sinh ở Nga cho biết, do Học viện kỹ thuật chưa thống nhất được phương thức chuyển tiền vào tài khoản cho lưu học sinh hay tiếp tục gửi cho người nhận như mọi khi. Vì nếu chuyển vào tài khoản của lưu học sinh thì cần phải có tài khoản, còn nếu chuyển cho người đại diện như các lần trước thì phải có công văn của học viện.

"Đến kỳ chuyển sinh hoạt phí tháng 2/2010, Cục đề nghị học viện hoàn thành gấp báo cáo kết quả học tập của các sinh viên theo mẫu mới nhất để xem xét cấp sinh hoạt phí tháng 2-7/2010 nhưng mãi chẳng thấy. Qua trao đổi vài lần, được biết học viện chưa thống nhất phương thức chuyển tiền vào tài khoản cho lưu học sinh hay người nhận như mọi khi. Tôi có giục mấy lần nhưng chẳng nhận được bất kỳ tài liệu gì liên quan đến các sinh viên này", vị chuyên viên cho biết thêm.

Cũng theo chuyên viên này, gần đây, đại diện học viện đã nộp bảng điểm của 19 lưu học sinh này nhưng vẫn thiếu báo cáo theo mẫu của Bộ và quan trọng nhất là không có thông tin đầu mối nhận tiền.

Ngay khi nhận được phản ánh từ phía Cục Đào tạo với nước ngoài, ngày 19/5, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã gửi công văn tới Cục đề nghị chuyển sinh hoạt phí cho 19 lưu học sinh này vào tài khoản của đại diện học viện tại Nga. Phía học viện cam kết 19 lưu học sinh này đạt kết quả tốt và nộp báo cáo kết quả học tập về Cục trong tháng 5.

Cục Đào tạo với nước ngoài cho biết, ngày 20/5, Cục bắt đầu gửi tiền sang Nga.

Tháng 8/2007, trước việc lưu học sinh kêu đói vì chậm sinh hoạt phí, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý chuyển cấp sinh hoạt phí cho lưu học sinh Việt Nam tại Liên bang Nga diện "xử lý nợ" từ tạm ứng sang cấp thẳng vào tài khoản của lưu học sinh.

Tiến Dũng

Các học viện chuyên nghành quân sự chiến lược là trường quân sự chiến lược chuyên nghiệp ở cấp bậc sau đại học dành cho những sĩ quan có kinh nghiệm tay nghề, vì vậy để hoàn toàn có thể làm hồ sơ du học Nga ĐK học thì quân nhân phải có bằng cử nhân . Về độ tuổi thì học viên không được quá 35 tuổi . Các ứng viên muốn đi học thường sẽ tốt nghiệp những học viện chuyên nghành quân sự chiến lược / trường sĩ quan hoặc đang thao tác trong bộ Quốc Phòng Nước Ta .


Điều kiện để có thể tham gia khoá học

Có lý lịch trong sạch từ gia đình cho đến bản thân, đây sẽ là một điểm cộng để giúp bạn làm visa du học Nga ngành về quân sự.

Xem thêm: Tổng quan về VICAT

Xem thêm: Tổng quan về VICAT

Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP VẤN ĐỀ DU HỌC NGA HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

Học lực giỏi [ bằng cử nhân là bằng đỏ ] và có bạn phải biết tiếng Nga. Bởi vì học những chương trình quân sự chiến lược trong những học viên phần lớn sẽ là tiếng Nga và đây là chương trình khó nhằn. Vì vậy, nhu yếu rất cao về khả năng học cũng ngoại ngữ của học viên .

2. Bằng cấp sau khi du học Nga học viện chuyên nghành kỹ thuật quân sự chiến lược xong

Sau khi hoàn thành xong chương trình học và tốt nghiệp những trường nên đi du học Nga thì bằng cấp bạn nhận được sẽ tương tự với bằng thạc sĩ. Nếu được huấn luyện và đào tạo về chỉ huy quân sự chiến lược thì được chỉ định chức vụ Tiểu đoàn trưởng trở lên hoặc từ Trung tá trở lên. Sinh viên tốt nghiệp huấn luyện và đào tạo không thuộc bộ phận chỉ huy được chỉ định vào những chức vụ khác nhau tương tự với Thiếu tá hoặc Trung tá .


Cơ hội thăng tiến sau khi tu nghiệp

Bên cạnh đó, nếu như bạn du học Nga học viện chuyên nghành kỹ thuật quân sự chiến lược ở trình độ кандидат наук, tương tự với bằng Tiến sĩ. Mức độ thường nghiêng về điều tra và nghiên cứu, do đó nó thích hợp cho những vị trí giảng viên trong những trường quân sự chiến lược và viện nghiên cứu quốc phòng. Các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm tay nghề được lựa chọn cẩn trọng trong những học viện chuyên nghành quân sự chiến lược giữ những vị trí có số lượng giới hạn là học giả cao cấp dẫn đến bằng cấp sau tiến sỹ Gianh Giá Doktor Nauk, gần tương tự với bằng habilitation tại những trường ĐH Trung Âu .

Source: //cuocthidancapctt.vn
Category: Giáo dục – đào tạo

View all posts by cuocthidanca

Không riêng Trung tá, TS Nguyễn Thanh Sơn, hiện tại, Học viện KTQS có gần 500 cán bộ đã qua đào tạo dài hạn ở nhiều quốc gia, trong đó không ít cán bộ sử dụng thành thạo từ hai ngoại ngữ trở lên; có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu tại học viện cũng như đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tham dự các cuộc hội thảo khoa học trong và ngoài nước.

Thiếu tướng, PGS, TS Lê Minh Thái, Phó giám đốc Học viện KTQS cho biết: "Ngoài đội ngũ giảng viên được biên chế tại Khoa Ngoại ngữ, học viện thành lập Trung tâm Ngoại ngữ với chức năng giảng dạy, bồi dưỡng tiếng Anh, tiếng Nga kỹ thuật và ngoại ngữ khác với nhiều hình thức đa dạng; nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo ngoại ngữ với các tổ chức trong và ngoài nước. Học viện đã xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ giai đoạn 2020-2025, xác định lộ trình, thời gian đạt chuẩn ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2 của từng cán bộ, giảng viên. Đến nay, 100% giảng viên Khoa Ngoại ngữ đã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở một số nước, như: Liên bang Nga, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Singapore... và đều đạt chứng chỉ ngoại ngữ uy tín quốc tế”.

Giảng viên Khoa Ngoại ngữ [Học viện Kỹ thuật Quân sự] trao đổi phương pháp, kinh nghiệm học ngoại ngữ với học viên.

Theo Đại tá Kiều Ngọc Dung, Chủ nhiệm Khoa Ngoại ngữ: Để nâng cao trình độ cho giảng viên dạy ngoại ngữ, học viện mời chuyên gia từ các trung tâm ngoại ngữ có uy tín trực tiếp giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, lớp bồi dưỡng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ, tổ chức tập huấn giảng dạy ngoại ngữ; phối hợp với Phân viện tiếng Nga Puskin mở lớp bồi dưỡng cho giảng viên tiếng Nga tại phân viện... Học viện cũng xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh, tiếng Nga chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật toàn quân tại Học viện KTQS giai đoạn 2021-2030”.

Cùng với đó, học viện luôn chú trọng xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ cho các đối tượng; duy trì nền nếp sinh hoạt học thuật bằng ngoại ngữ tại các bộ môn chuyên ngành; khuyến khích học viên viết, bảo vệ đồ án, luận văn, luận án tốt nghiệp bằng ngoại ngữ. Từ tháng 3-2017, học viện tổ chức phát thanh nội bộ hằng tuần bằng tiếng Anh, tiếng Nga; đưa website bằng tiếng Anh vào hoạt động; hệ thống pa nô, khẩu hiệu cũng được in song ngữ. Học viện luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất hiện đại phục vụ nhiệm vụ đào tạo ngoại ngữ cho các đối tượng, với các chương trình giảng dạy đa dạng.

Bài và ảnh:CHÍ DŨNG

Video liên quan

Chủ Đề