Hợp tác cùng phát triển phải Có thái độ như thế nào

1. Thế nào là hợp tác?

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung.

- Nguyên tắc hợp tác: Dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác.

Trắc nghiệm công dân 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1:Cơ sở quan trọng của hợp tác là?

  • A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
  • B. Hợp tác, hữu nghị.
  • C. Giao lưu, hữu nghị.
  • D. Hòa bình, ổn định.

Câu 2:Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển?

  • A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung.
  • B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung.
  • C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên.
  • D. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm ảnh hưởng đến người khác.

Câu 3:APEC có tên gọi là?

  • A. Liên minh Châu Âu.
  • B. Liên hợp quốc.
  • C. Quỹ tiền tệ thế giới.
  • D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 4:Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc

  • A. chỉ cần hai bên cùng có lợi.
  • B. một bên làm và cùng hưởng lợi.
  • C. cùng làm và một bên được hưởng lợi.
  • D. cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác.

Câu 5:Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở

  • A. tự nguyện chấp nhận thua thiệt.
  • B. bình đẳng cùng có lợi.
  • C. cá lớn nuốt cá bé.
  • D. không bên nào có lợi.

Câu 6:Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO] vào năm

  • A. 2006
  • B. 2007
  • C. 2008
  • D. 2009

Câu 7:Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia

  • A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kì.
  • B. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản.
  • C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc.
  • D. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.

Câu 8:Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác?

  • A. Cầu Nhật Tân.
  • B. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
  • C. Cầu Long Biên.
  • D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên.

Câu 9:Hợp tác với bạn bè được thể hiện?

  • A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.
  • B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.
  • C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 10:Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

  • A. đối tác
  • B. hợp tác
  • C. giúp đỡ
  • D. chia sẻ.

Câu 11:Ý nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế

  • A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.
  • B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
  • D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Câu 12:Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích của hợp tác quốc tế?

  • A. Ngăn chặn chiến tranh
  • B. Hạn chế sự bùng nỗ dân số.
  • C. Chạy đua vũ trang
  • D. Bảo vệ môi trường.

Câu 13:FAO là tổ chức có tên gọi là?

  • A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.
  • B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.
  • C. Tổ chức lương thực thế giới.
  • D. Tổ chức y tế thế giới.

Câu 14:Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?

  • A. Cùng góp sức giải bài trong giờ kiểm tra.
  • B. Cho bạn chép bài để cùng được điểm cao.
  • C. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
  • D. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong mọi cuộc tranh luận.

Câu 15:Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?

  • A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
  • C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 16:Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần

  • A. chấp nhận phân thua thiệt về mình.
  • B. thấy mâu thuẫn, căng thẳng thì tránh đi.
  • C. biết lắng nghe và tôn trọng người khác.
  • D. luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Câu 17:Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?

  • A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
  • B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.
  • C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 18:Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế ?

  • A. 61.
  • B. 62.
  • C. 63.
  • D. 64.

Câu 19:Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?

  • A. Tổ trưởng làm bài tập hộ bạn để cô không phê bình cả tổ.
  • B. Cả hai lớp cùng nhau giữ vệ sinh khu vực lang chung..
  • C. Thành lập đôi bạn cùng tiền, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập...
  • D. Cùng làm bài tập nhóm theo sự phân công của cô giáo.

Câu 20:Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?

  • A. Quan hệ.
  • B. Giao lưu.
  • C. Đoàn kết.
  • D. Hợp tác.

Câu 21:Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về hợp tác ?

  • A. Hợp tác chỉ mang lại phiền phức, ràng buộc lẫn nhau.
  • B. Chỉ những người bất tài mới cần hợp tác với người khác.
  • C. Không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa các đối tác kinh tế.
  • D. Hợp tác chỉ thành công khi có sự tôn trọng, bình đẳng giữa các bên.

Câu 22:Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự cần thiết của hợp tác quốc tế?

  • A. Hợp tác giữa các nước đã phát triển và những nước đang phát triển không thể có sự công bằng và cùng có lợi.
  • B. Hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu trong bồi cảnh thế giới đang đối mặt với những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.
  • C. Hợp tác cùng phát triển là việc sử dụng lực lượng vũ trang của liên minh các quốc gia xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác nhắm mở rộng lãnh thổ.
  • D. Hợp tác cùng phát triển là sự giúp đỡ vô điều kiện của những nước lớn đối với những nước nhỏ.

Câu 23: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T [ngồi cạnh] rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu về sự hợp tác cùng phát triển, em sẽ làm gi?

  • A. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện.
  • B. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó.
  • C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì.
  • D. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra.

Xem đáp án


=> Kiến thức Bài 6: Hợp tác cùng phát triển


Trắc nghiệm công dân 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển [P2]

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm theo bài gdcd 9, trắc nghiệm gdcd 9 bài 6, hợp tác cùng phát triển, trắc nghiệm hợp tác cùng phát triển

Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 9, bài 6: Hợp tác cùng phát triển.

Bùi Thị Trang

Bài Kiểm Tra

Thứ bảy - 02/09/2017 17:59

  • In ra

Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 9, bài 6: Hợp tác cùng phát triển.

Câu hỏi: Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình;

- Cầu Thăng Long;

- Khu chế xuất lọc dầu Dung Quất;

- Đường hầm Hải Vân;

- Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế....

Câu hỏi: Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp chúng ta điều kiện gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Vốn;

- Trình độ quản lí;

- Khoa học - công nghệ...

Câu hỏi: Sự hợp tác với các nước có tác dụng gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Giúp chúng ta tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến;

- Nâng cao trình độ nhận thức lí luận, thực tiễn và quản lí;

- Có cơ hội để giao lưu với bạn bè quốc tế;

- Tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân....

Câu hỏi: Hợp tác là gì?

Hướng dẫn trả lời: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

Câu hỏi: Theo em, để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những cơ sở nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng;

- Hai bên cùng có lợi;

- Không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.

Câu hỏi: Sự hợp tác với các nước khác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước khác?

Hướng dẫn trả lời:

- Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu;

- Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển;

- Để đạt được mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại.

Câu hỏi: Em có biết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu mà các nước trên thế giới đang đối mặt là gì không?

Hướng dẫn trả lời:

Những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu:

+ Môi trường;

+ Hạn chế bùng nổ dân số;

+ Khắc phục tình trạng đói nghèo;

+ Phòng ngừa đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo;

+ Thiên tai;

+ Chiến tranh, khủng bố, xung đột sắc tộc....

Câu hỏi: Vì sao sự hợp tác quốc tế là cần thiết?

Hướng dẫn trả lời: Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu [bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo...] mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng, rất cần thiết và tất yếu.

Câu hỏi: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác là gì?

Hướng dẫn trả lời: Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thê giới theo nguyên tắc:

+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thố của nhau;

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

+ Không dùng vũ lực hoặc đe doạ vũ lực;

+ Bình đẳng cùng có lợi;

+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình;

+ Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Câu hỏi: Theo em, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần có sự hợp tác không?

Hướng dẫn trả lời: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn rất cần có sự hợp tác:

+ Hợp tác trao đổi giúp đỡnhau trong mọi công việc: học tập, lao động, công tác, làm ăn, trong hoạt động tập thể...

+ Sự hợp tác sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc.

Câu hỏi: Trách nhiệm của bản thân em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác là gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

- Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và trong nước.

- Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài và giữ phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong quan hệ giao tiếp...

©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Giải bài tập Bài 5 trang 19 SGK GDCD lớp 9

Câu 1

Hãy nêu một số việc làm thể hiện tình hĩru nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hằng ngày.

Giải chi tiết:

Một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hằng ngày:

+ Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, động đất gây nên;

+ Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài;

+ Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan ở quê hương mình khi họ có yêu cầu;

+ Viết thư kêu gọi hoà bình, phản đối chiến tranh.

Câu 2

Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây ? Vì sao ?

a] Bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài ;

b] Trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.

Giải chi tiết:

a] Khi bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài, em sẽ góp ý với bạn:

+ Chúng ta cần phải có thái độ vui vẻ, lịch sự đối với người nước ngoài khi họ đến thăm Việt Nam đó là biểu hiện của sự mến khách.

+ Giúp đỡ họ tận tình nếu họ có yêu cầu, có như vậy mới phát huy được tình hữu nghị với các nước.

b] khi trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài em sẽ:

- Vui vẻ, ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiếu khách của mình;

- Giới thiệu cho bạn về con người và đất nước Việt Nam;

- Giới thiệu những phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của quê hương, những món ăn Việt Nam...

- Làm quen với bạn và tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét văn hoá của nước bạn...

Câu 3

Hãy sưu tầm các tranh ảnh, bài báo, băng hình,.. về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước khác và chia sẻ những thông tin đã sưu tầm được với các bạn trong tổ, trong lớp.

Giải chi tiết:

Kanagawa – Lễ hội Việt gắn kết tình hữu nghị Việt – Nhật

Tình hữu nghị Việt - Triều

Tình hữu nghị Việt - Hàn

Giao lưu hữu nghị Việt – Lào tại Mỹ

Câu 4

Em hãy cùng các bạn trong lớp, trong nhóm lập kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các trường khác, các địa phương khác, nước khác và hành động theo kế hoạch đã lập ra.

Giải chi tiết:

- Tên hoạt động -> Ví dụ: Ủng hộ các bạn ở vùng lũ lụt.

- Nội dung: Quyên góp áo quần, sách vở, tiền...

- Thời gian và địa điểm hoạt động:

+ Hoạt động trong nhà trường;

+ Thời gian quyên góp: 5 ngày.

- Người phụ trách, người tham gia: Lớp trưởng các lớp chịu trách nhiệm thu gom, tất cả học sinh các lớp tham gia.

- Thời gian, địa điểm ủng hộ [chọn một trường cụ thể với sự giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ].

Loigiaihay.com

  • Trả lời gợi ý Bài 5 trang 18 SGK GDCD lớp 9

    Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển.

  • Giải bài tập Bài 13 trang 47 SGK GDCD lớp 9

    Kinh doanh hàng dược phẩm; kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh hàng hoá mĩ phẩm.

  • Giải bài tập Bài 14 trang 50 SGK GDCD lớp 9

    Trẻ em ngoài việc học tập có thể làm những việc gia đình vừa sức để giúp đỡ bố mẹ.

  • Giải bài tập Bài 15 trang 55 SGK GDCD lớp 9

    Trường hợp a là đúng, Nam phải chịu trách nhiệm hình sự là do Nam cố ý phạm tội rất nghiêm trọng.

  • Giải bài tập Bài 12 trang 43 SGK GDCD lớp 9

    Hành động chồng ngược đãi, đánh đập, hành hạ vợ là trái với đạo đức, trái với pháp luật, bị xã hội lên án.

Video liên quan

Chủ Đề