Hướng dẫn bé cất dọn đồ chơi

Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các con biết cất gọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp để phụ giúp ba mẹ ở nhà nhé!

     Ở nhà con có phụ giúp ba mẹ không nè, sau khi chơi xong con có biết xếp đồ chơi gọn gàng không? Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn cho các con biết:

"Sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp"

Cô Vương Thị Ngọc Lý - Chồi 2

Chúng ta đều biết rằng ngăn nắp và gọn gàng là một trong những phẩm chất mà đứa trẻ nào cũng cần phải có. Trong cuộc sống, nhờ có những phẩm chất này mà trẻ sẽ hoàn thành công việc một cách dễ dàng hơn. Chắc hẳn các bậc làm cha, làm mẹ nào cũng phải nhiều lần tức điên người lên vì sự bừa bộn hoặc ném đồ chơi đầy nhà của các tình yêu bé bỏng của mình. Nhiều phụ huynh lại có thói quen…nai lưng ra và tự dọn đồ chơi cho con. Tuy nhiên, đây là điều mà chúng ta không nên làm mà ngược lại chúng ta phải giáo dục con trẻ để có thói quen dọn đồ chơi mỗi khi chơi xong.

Theo như nhiều nghiên cứu, dạy trẻ thói quen dọn dẹp đồ chơi là một trong những bài học quý báu giúp trẻ hình thành những phẩm chất tốt đẹp về sự ngăn nắp, sắp xếp và lên kế hoạch sau này.

Dạy trẻ thói quen dọn dẹp đồ chơi, đây là một trong những kỹ năng nuôi dạy con cái mà bố mẹ nào cũng cần phải biết. Để có thể cho trẻ học được tính gọn gàng, ngăn nắp thì đòi hỏi cần có sự kiên nhẫn, nhắc nhở, sự động viên, khích lệ của bố mẹ. Dưới đây là một số bí quyết hay ho giúp bố mẹ thuận lợi hơn trong việc dạy trẻ thói quen dọn dẹp đồ chơi:

Rèn luyện ngay khi còn bé. Việc hình thành thói quen dọn dẹp đồ chơi càng sớm càng tốt. Mẹ nên hướng dẫn bé sau khi chơi xong đồ chơi phải để đồ chơi lại chỗ cũ. Nếu việc làm này được lặp đi lặp lại thường xuyên, sẽ tạo thói quen cho trẻ.

Thường xuyên làm điều này, sẽ khiến trẻ hiểu rằng sau khi chơi xong đồ chơi phải tự mình dọn dẹp, không được vứt bừa bãi mà phải để lại đúng nơi quy định. Việc làm này sẽ giúp trẻ học được tính tự lập, có trách nhiệm với những hành động của bản thân.

Bố mẹ nên kiên nhẫn và nhẹ nhàng nhắc nhở bé. Sau khi mỗi lần bé chơi xong, bố mẹ hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con cất đồ chơi vào đúng chỗ đã quy định. Việc làm này khá cần thiết vì trẻ thường nhanh quên những nhiệm vụ của mình.

Nếu như, bé quên không dọn dẹp đồ chơi bố mẹ không nên quá căng thẳng với bé bởi điều này sẽ khiến con không thích thú với công việc thu dọn đồ chơi nữa. Thay vào đó, bạn hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu việc dọn dẹp đồ chơi là điều vô cùng cần thiết. Lâu dần bé sẽ ý thức được việc sau mỗi lần chơi xong đồ chơi phải được thu dọn gọn gàng, ngăn nắp.

Phân loại đồ chơi. Để có thể giúp trẻ dọn dẹp đồ chơi một cách gọn gàng và nhanh chóng, mẹ hãy dùng những thùng hộp để phân loại đồ chơi, đồng thời có thể dán những hình ảnh đáng yêu lên đó để giúp con dễ dàng phân biệt và dễ lấy các món đồ hơn.

Bố mẹ cần lưu ý không nên để chung đồ chơi của trẻ với đồ của gia đình. Bất cứ những món đồ chơi nào của trẻ hãy để chúng riêng ra để con biết được đó là những đồ dùng riêng cho mình và mình phải có trách nhiệm dọn dẹp và bảo quản chúng sau khi chơi xong.

Khen ngợi con khi hoàn thành công việc. Bố mẹ hãy khen ngợi con và cho bé thấy rằng việc dọn dẹp đồ chơi là điều vô cùng hữu ích. Giải thích cho bé hiểu, nếu không dọn dẹp đồ chơi căn nhà sẽ trở nên thật bừa bộn. Khi làm xong công việc, mẹ đừng quên thưởng cho con một cái ôm ấp áp, một nụ hôn hay một lời tán thưởng để bé thêm hứng thú với công việc dọn đồ chơi của mình.

Có thể mất khá nhiều thời gian để rèn luyện cho trẻ thói quen dọn dẹp đồ chơi, bố mẹ phải kiên nhẫn và làm gương cho con của mình. Việc để trẻ sớm hình thành thói quen này, sẽ rèn luyện cho trẻ tính tự lập, kiên nhẫn, tỉ mỉ và có trách nhiệm hơn với những hành động của bản thân.

Tác giả: Trương Thị Thúy An

Trẻ em khi chơi với đồ chơi thường rất hiếu động, chỉ trong thoáng chốc trẻ sẽ biến những thứ đang gọn gàng thành một bãi chiến trường lộn xộn làm đồ chơi cho trẻ. Trẻ sẽ đem hết đồ chơi trên kệ hay trong rổ và đem rải ra khắp sàn nhà, đến độ không có một chỗ trống. Khi xung quanh chỉ toàn là đồ chơi bé có vẻ rất phấn khích và cảm thấy an toàn với bãi đồ chơi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên sớm dậy và hướng dẫn bé biết dọn dẹp đồ chơi sớm để giúp bé hình thành thói quen tốt gọn gàng và ngăn nắp.

Sau đây là 5 gợi ý giúp cha mẹ rèn luyện thói quen ngăn nắp gọn gàng cho trẻ

1. Tạo nguyên tắc, tạo thói quen

Trẻ ở độ tuổi mầm non thường được dạy và biết rằng: phải dọn đồ chơi về chỗ cũ sau khi chơi, các vật dụng như thảm ngủ trưa và chăn mền của bé phải được gấp lại cà cất gọn sau khi bé ngủ trưa. Cha mẹ có thể làm tương tự như thế để sớm tạo thói quen cho bé

Ví dụ: Khi bé thay quần áo bạn hãy dặn bé để quần áo bẩn vào các giỏ quy định, hoặc sau khi bé đọc sách và dùng vật dụng cũng nhắc nhở và cho bé tạp đưa vật dùng về vị trí cũ. Như vậy bạn sẽ dần hình thành được nguyên tắc dọn dẹp cho trẻ. Thời gian đầu có thể nhiều bé sẽ không tuân thủ nên ở giai đoạn này cha mẹ nên tham gia cùng dọn dẹp với trẻ để tạo nền nếp. Khi đã vào nền nếp nếu nhiều lúc bé bướng bỉnh không chịu dọn đồ bạn có thể phạt bé những hình thức đầy giáo dục như ngồi vào một góc tự suy nghĩ hoặc phạt bé, không được chơi với đồ chơi những lần tiếp theo, cho đến khi bé tự giác làm theo nguyên tắc …

Bạn nên tham khảo thêm xe chòi chân cho bé

2. Quy tắc 5 phút nhắc nhở

Để hình thành nên một thói quen tốt, các bé cần có thời gian để rèn luyện và thích nghi. Trong quá trình đó bé có thể quên hoặc trốn việc dọn dẹp nhiều lần là điều dễ thấy. Nhiệm vụ của cha mẹ là uốn nắn và dõi theo, đôi khi cha mẹ cũng phải kiên quyết nữa.

Khi bé chơi gần xong, cha mẹ hãy nhắc nhở bé khi còn 5 phút để bé chuẩn bị, rồi 3’- 2’ – 1’. Việc này sẽ hạn chế việc phản đối và trả giá của bé trong việc dọn đồ sau khi hết giờ chơi. Bé cần phải hoàn thành nhiệm vụ và 5’ sẽ là thời gian để bé chuẩn bị.

3. Thiết kế phòng và sắp xếp khu đồ chơi gọn và đơn giản

Căn phòng để quá nhiều đồ chơi sẽ làm bé mất tập trung, chơi dở dang món này chưa xong bé sẽ bày ra món khác và mọi thứ sẽ lẫn lộn và rối tinh lên. Hãy giúp bé ra quyết định chơi những món nào bé cảm thấy thích, chọn chơi từng món và khi chơi xong muốn chơi món khác bé phải cất món vừa dùng vào chỗ qui định. Nhiều lúc bé muốn chơi kết hợp nhiều đồ chơi với nhau, hãy giúp bé chọn 3-4 món đồ chơi. Bé có thể tăng dần số món đồ chơi nếu như bé hoàn thành tốt thói quen dọn dẹp ngăn nắp của mình.

Có thể bạn sẽ quan tâm tới tủ, kệ, giá để đồ chơi cho trẻ em

4. Rèn và dạy bé thông qua các trò chơi

Thế giới thú vị trong mắt của trẻ em là các trò chơi, Học và dạy trẻ qua các trò chơi rất hiệu quả. Trẻ sẽ vừa được chơi vui lại vừa được thực hành, nhờ đó mà các thông điệp ba mẹ muốn truyền dạy trẻ cũng dễ được tiếp thu và nhớ lâu hơn. Sau đây là một số gợi ý để cha mẹ tạo ra các trò chơi và mời bé cùng tham gia:

– Tạo ra trò chơi “Xem ai nhanh hơn”:  Khi đến giờ dọn dẹp bạn hãy thi đua với bé xem ai có thể dọn đồ nhanh hơn sẽ là người chiến thắng.

– Tạo ra trò chơi “Ảo thuật”: biến việc cất đồ chơi thành những câu nói ảo thuật “đồ chơi hãy được dọn dẹp và biến về chỗ cũ” sau đó cất các món đồ chơi theo lời ảo thuật.

– Tạo ra trò chơi “chọn món và đếm món để dọn” đây là trò chơi giúp trí não bé được vận động. Mẹ sẽ kêu tên món đồ chơi và bé sẽ tìm món tương ứng để cất vào vị trí. Bé vừa cất đồ vừa đếm số món đã cất được.

5. Hãy hướng dẫn bé làm thế nào

Cha mẹ không nên chỉ dùng lời nói không để dạy trẻ, mà hãy cùng làm rồi khéo léo chỉ dẫn để bé có thể tự làm. Hãy đưa ra gợi ý nhiều hơn là các câu lệnh. Bạn nên khéo léo cầm tay chỉ việc cho trẻ chứ không nên quá áp đặt khiến trẻ có cảm giác bị gò ép.

>> Xem thêm: Một số trò chơi team building phát triển dành cho trẻ mầm non

Chủ Đề