Hướng dẫn chụp ảnh xóa phông canon 60d

Xin chào các bạn, video hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chụp ảnh xóa phông bằng lens KIT cơ bản cho Canon, Nikon, Sony với các ống kính KIT kèm máy như 18-55, 16-50, 18-70, 18-135, 28-105, 28-135… Đây là video hướng dẫn cơ bản cho các bạn chưa có điều kiện mua lens khẩu lớn hoặc lens Tele để xóa phông. Chi tiết các bạn tham khảo video nhé! Video 1:

Video 2:

Video 3:

💥💥💥 TẠI SAO MUA MÁY ẢNH CŨ TẠI DUONGCUONG.COM \=>XEM NGAY

[VUI LÒNG LIÊN HỆ TRƯỚC KHI TỚI] NHẮN TIN VÀ THEO DÕI QUA FACEBOOK BÊN DƯỚI

Trên thực tế đi chụp thì bạn không có cách nào để tính được chính xác các con số này bởi chúng được tính bằng các hàm số tích phân vi phân cực kỳ phức tạp. Mà cách tốt nhất là bạn không cần phải để ý luôn. Bạn chỉ cần nhớ 1 điều là khi chụp ảnh sẽ có 3 vùng, 1 vùng mờ trước, 1 vùng rõ, và 1 vùng mờ sau. Từ đó vận dụng vào ý tưởng của bạn và thế là đủ.

Làm thế nào để xóa phông

Khi mới bắt đầu chụp, hầu hết mọi người đều lầm tưởng chỉ có khẩu độ là quyết định việc xóa phông, nhưng thực ra có đến 3 cách xóa phông. Ta sẽ cùng điểm qua

Xóa phông bằng khẩu độ

Thiết lập khẩu độ càng to, xóa phông càng mạnh. Vì vậy những lens có khẩu độ f/1.2, f/1.4, f/1.8 thường xóa phông rất mù mịt Ngược lại, nếu bạn muốn nét từ A đến Z, hãy khép khẩu nhỏ lại, ví dụ: f/8, f/11, f/16...

Khẩu độ càng lớn thì xóa phông càng nhiều [ví dụ f/1.8, f/2.8] Khẩu độ càng nhỏ thì xóa phông càng ít [f/4, f/8, f/11]

Các lens khẩu cực lớn như 85mm f/1.2L II có khả năng xóa phông rất mù mịt

Xóa phông bằng tiêu cự

Những lens tiêu cự càng xa thì xóa phông càng nhiều. Đây là lý do có những tấm ảnh để khẩu nhỏ như f/5.6, f/6.3, thậm chí f/8... nhưng xóa phông vẫn rất tốt. Đó cũng là lý do tại sao mọi người rất hay sử dụng lens tele để chụp chân dung như 70-200mm, 135mm...

Những lens tiêu cự dài 200mm, 250mm, 300mm trở lên là những lens xóa phông tốt

Xóa phông bằng khoảng cách tới người mẫu

Bạn đứng càng gần người mẫu thì càng xóa phông được nhiều. Đứng càng xa, thì mọi thứ càng rõ

Minh họa xóa phông bằng việc điều chỉnh khoảng cách tới vật mẫu.

Vận dụng trong thực tế

Bạn muốn xóa phông mù mịt hết mức có thể, ta setup máy như sau:

- Hãy zoom đến tiêu cự dài nhất của lens [nếu lens kit 18-55 thì zoom đến 55mm, lens 70-200 thì zoom tới 200mm...] - Mở khẩu lớn nhất của lens [ví dụ f/1.2, f/1.4, f/1.8...] - Đứng sát mẫu nhất có thể

Xóa phông với thông số tiêu cự 135mm - f/2 - khoảng cách 30m

Bạn muốn nét rõ từ A đến Z Ta setup như sau: - Sử dụng tiêu cự nhỏ nhất có thể [16, 24, 35mm] - Để khẩu càng nhỏ càng tốt [f/8, f/11, f/16] - Đứng xa mẫu ra

Chân dung không phải lúc nào cũng xóa phông, như bức ảnh trên, nét suốt từ mẫu tới hậu cảnh thì sẽ đẹp và ấn tượng hơn

Tạo bức ảnh chiều sâu 3 lớp

Có khá nhiều người thường chỉ chụp ảnh có độ sâu 2 lớp: là người mẫu và phông nền hậu cảnh. Nhưng trên thực tế ta có thể chụp những tấm ảnh có chiều sâu 3 lớp.

Ảnh chiều sâu 2 lớp: vùng nét rõ của người mẫu và hậu cảnh phông nền mờ phía sau

Ảnh chiều sâu 3 lớp: lớp tiền cảnh là hoa nằm phía trước, vùng nét rõ chứa người mẫu, và hậu cảnh phông nền

Để có bức ảnh chiều sâu 3 lớp, ta chọn sao cho - Có một phần làm tiền cảnh, nằm trong vùng mờ trước - Mẫu sẽ nằm trong vùng nét rõ - Đằng sau mẫu là hậu cảnh, nằm trong vùng mờ sau

Điều chỉnh các tham số khẩu độ, tiêu cự, khoảng cách tới mẫu sao cho 3 vùng này càng tách bạch càng tốt. Ta sẽ có bức ảnh rất có chiều sâu.

Kết luận

Sau này khi đã quen, bạn sẽ biết được lens nào xóa phông tốt chỉ bằng cách nhìn vào tham số. Ví dụ với lens tiêu cự ngắn, khẩu độ nhỏ như 16-35mm f/4 thì đương nhiên xóa phông sẽ rất khó khăn. Ngược lại những lens tiêu cự dài, khẩu độ lớn như 135mm f/2 thì khả năng xóa của nó hết sức khủng khiếp. Đây là những kiến thức cơ bản bạn cần nắm thật chắc để vận dụng khi chụp chân dung. Khi đã nắm chắc rồi thì chất lượng hình ảnh của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.

Chủ Đề