Hướng dẫn cụ thể tt 22 4 2023

Nhằm thực hiện thành công đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện linh hoạt phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, tích hợp nội dung giáo dục địa phương, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

Hướng dẫn cụ thể tt 22 4 2023

Ảnh minh họa: Lã Tiến

Cụ thể, năm học 2022-2023, các cơ sở giáo dục tiểu học tiếp tục áp dụng một cách phù hợp mô hình trường học mới; triển khai dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột; thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới; vận dụng “Sơ đồ tư duy” vào tổ chức dạy học một số môn học phù hợp;

Ngoài ra, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng Việt ở tiểu học; thực hiện dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở cấp tiểu học linh hoạt với các hình thức tổ chức phù hợp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

Về đánh giá học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đối với học sinh lớp 4, lớp 5 tiếp tục được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, phù hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.

Đồng thời, tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn các giáo viên về hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá thường xuyên; biên soạn đề kiểm tra định kỳ cho các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Tiếng Anh, môn Tin học, môn Công nghệ theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT từ năm học 2022-2023.

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21 và Thông tư 22 lần lượt quy định về khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh của Nhà nước và giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Sau đây là những thay đổi về khám chữa bệnh BHYT từ 17/11/2023.

1. Ban hành khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Nhà nước

Trước đó, Thông tư 37/2018/TT-BYT được sửa bởi Thông tư 14/2019/TT-BYT đều chỉ quy định về mức tối đa khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước mà không giới hạn mức tối thiểu.

Khắc phục điều này, Thông tư 21/2023/TT-BYT đã ban hành mới khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, trong đó quy định cả mức tối thiểu và mức tối đa của các dịch vụ khám, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, Thông tư 21 cũng điều chỉnh tăng mức giá tối đa của các dịch vụ khám, chữa bệnh. Cụ thể như sau:

- Khung giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khỏe: Mức giá tối đa tăng khoảng 18%.

- Khung giá dịch vụ ngày giường bệnh: Mức giá tối đa tăng khoảng 17%.

- Khung giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm: Mức giá tối đa tăng khoảng 15% đến 18%.

Hướng dẫn cụ thể tt 22 4 2023
Những thay đổi về khám chữa bệnh BHYT từ 17/11/2023 (Ảnh minh họa)

2. Tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc

Từ ngày 17/11/2023, giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc được thực hiện theo quy định mới tại Thông tư 22/2023/TT-BYT.

Trước tác động của việc tăng lương cơ sở, tại Thông tư 22/2023/TT-BYT, Bộ Y tế đã tiến hành tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT.

Cụ thể:

- Giá dịch vụ khám bệnh, hội chẩn: Tăng khoảng 9% so với mức giá tại Thông tư 13/2019/TT-BYT, riêng giá hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; Chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) giữ nguyên mức 200.000 đồng.

- Giá dịch vụ ngày giường bệnh: Tăng khoảng 10% đến 14% so với mức giá tại Thông tư 13/2019/TT-BYT.

- Giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm: Hầu hất cách dịch vụ tăng nhẹ khoảng 1% đến 4% so với mức giá tại Thông tư 13/2019/TT-BYT nhưng cũng có dịch vụ tăng giá đến 10% (như siêu âm).

3. Hướng dẫn về giá dịch vụ kỹ thuật chuyên khoa nhi thực hiện cho người lớn

Đây là hướng dẫn hoàn toàn mới được ghi nhận tại khoản 10 Điều 7 của cả hai Thông tư mới là Thông tư 21/2023/TT-BYT và Thông tư 22/2023/TT-BYT.

Theo đó, các dịch vụ kỹ thuật chuyên khoa nhi nhưng thực hiện cho người lớn hoặc các dịch vụ kỹ thuật thực hiện cho bệnh nhi nhưng trùng tên với người lớn nhưng chưa quy định cụ thể mức giá thì sẽ áp dụng mức giá dịch vụ kỹ thuật theo tương ứng tại Thông tư 21/2023/TT-BYT và Thông tư 22/2023/TT-BYT và các quyết định tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện.

Đối với các dịch vụ kỹ thuật chỉ có tên tại chuyên khoa nhi nhưng thực hiện cho người bệnh trên 16 tuổi thì sẽ áp dụng mức giá dịch vụ kỹ thuật như đối với mức giá của chuyên khoa nhi.

Hướng dẫn cụ thể tt 22 4 2023
Giá dịch vụ kỹ thuật chuyên khoa nhi thực hiện cho người lớn (Ảnh minh họa)

4. Mức giá ngày giường bệnh sau phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng Phaco

Thêm một thay đổi về khám chữa bệnh BHYT từ 17/11/2023 đó là việc hướng dẫn chi tiết mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa đối với bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco.

Theo khoản 15 Điều 6 Thông tư 21/2023/TT-BYT và khoản 17 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BYT, ngày giường bệnh ngoại khoa đối với bệnh nhân sau thực hiện “Phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco” được áp dụng mức giá “Ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng” của loại 3 tương ứng theo hạng bệnh viện.