Hướng dẫn ghi phần abstract về marketing

Bài viết này nhắm đến đối tượng là những bạn sinh viên sẽ và đang viết luận văn tốt nghiệp. Cũng như các bạn sinh viên khác, khi tìm kiếm các hướng dẫn về viết luận văn, đa số các bài viết chỉ trình bày các thủ tục, lý do, mục đích và định dạng luận văn như thế nào. Tuy nhiên, những gì tôi tìm kiếm là những kinh nghiệm thực tế trong quá trình viết luận văn. Do vậy, trong bài viết này, tôi xin chia sẻ với mọi người một vài kinh nghiệm mà tôi đã góp nhặt được khi viết luận văn tốt nghiệp.

Github: https://github.com/ongxuanhong/latex-thesis-template

Một vài chia sẻ

Lựa chọn đề tài: đây là bước quan trọng để bắt đầu nghiên cứu, từ đó mới có cơ sở để tiến hành viết luận văn. Vai trò của thầy hướng dẫn là không thể phủ nhận. Tôi cũng nhận đề tài nghiên cứu từ giáo sư hướng dẫn của mình.

Đối với trình độ cử nhân hay thạc sĩ, tầm nhìn bao quát về ngành nghiên cứu của chúng ta còn hạn hẹp nên ta sẽ khó tự đề xuất được những ý tưởng mới. Thông thường, thầy sẽ đưa cho bạn một vài bài toán và hỏi xem bạn hứng thú với bài toán nào nhất. Sau đó, thầy sẽ gửi cho bạn một số paper để đọc. Cuối tuần, thầy sẽ tổ chức một buổi seminar để bạn có cơ hội báo cáo những gì đã nghiên cứu được. Từ đó, nếu không có ý tưởng thì thầy sẽ hướng dẫn tiếp.

Những buổi seminar hàng tuần: viết luận văn là một tiến trình cả năm được hình thành từ những chặng đường nhỏ. Thật ra, kết quả đạt được cuối cùng là nhờ vào những buổi seminar hàng tuần trên lab.

Sau mỗi buổi seminar, bạn sẽ thu về cho mình hai thứ. Thứ nhất, đó là các câu hỏi đặt ra và những ý kiến đóng góp từ các bạn trong lab. Nhờ vậy, bạn sẽ có thêm ý tưởng để chỉnh sửa và cải tiến phương pháp của mình. Thứ hai, bạn đã có sẵn một bản outline (chính là slide trình bày trong buổi seminar) gần như hoàn chỉnh để tiến hành viết luận văn cũng như để thuyết trình bảo vệ tốt nghiệp. Vì vậy, bạn sẽ không tốn quá nhiều công sức để soạn lại trong những thời điểm gần bảo vệ.

Chiến lược viết luận văn: tương tự như một người họa sĩ, để có được một bức tranh cuối cùng, điều đầu tiên họ làm là phác thảo được một bức tranh tổng quát, sau đó mới tỉ mỉ, chi li từng chi tiết để lắp đầy vào những khoảng trống của bức tranh. Vì vậy, có được một outline cũng tương tự như việc bạn có được một bản phác thảo bức tranh tổng quát.

Những công cụ: LaTex là công cụ ưu tiên mà tôi khuyến khích các bạn nên dùng để soạn thảo luận văn của mình. Beamer là một định dạng trong LaTex hỗ trợ cho trình chiếu slide. Mendeley là một phần mềm miễn phí giúp bạn quản lý danh sách tài liệu tham khảo. Git là một chương trình giúp bạn quản lý các phiên bản của source. Conference portal và Rank conference list giúp bạn xem xếp hạng của các hội nghị.

Hướng dẫn ghi phần abstract về marketing

Viết luận văn: Thông thường, các chương trong luận văn gồm:

  1. Tittle and Abstract (Tiêu đề và tóm tắt)
  2. Introduction (Giới thiệu)
  3. Background (Kiến thức nền tảng)
  4. Proposed Method (Phương pháp đề xuất)
  5. Evaluation (Đánh giá)
  6. Conclusion (Kết luận)
  7. References (Tài liệu tham khảo)

Tuy nhiên, khi tiến hành viết, ta nên viết theo thứ tự sau:

  1. References (Tài liệu tham khảo)
  2. Introduction (Giới thiệu)
  3. Background (Kiến thức nền tảng)
  4. Proposed Method (Phương pháp đề xuất)
  5. Evaluation (Đánh giá)
  6. Conclusion (Kết luận)
  7. Tittle and Abstract (Tiêu đề và tóm tắt)

References (Tài liệu tham khảo)

Đây là phần đầu tiên bạn nên thực hiện. Không có tài liệu tham khảo tốt, bạn sẽ không thể viết tốt phần introduction. References phản ánh mức độ hiểu biết của bạn về bối cảnh và thực trạng nghiên cứu trong thời điểm hiện tại. Bạn có thể xem thêm bài viết cách tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo để tập hợp cho mình nhiều tài liệu tham khảo hữu ích. Ngoài ra, ta cần cung cấp đầy đủ thông tin để người đọc có thể tìm lại những nguồn tài liệu tham khảo này.

Thông thường, mỗi trường sẽ quy định cách định dạng tài liệu tham khảo riêng. Nếu không có quy định, ta có thể dựa vào chuẩn định dạng đưa ra bởi các journal hay conference. Hiện nay đã có nhiều phần mềm hỗ trợ ta việc này, trong đó có Mendeley, nên ta không cần phải lo lắng nhiều về định dạng bằng thủ công như trước đây.

Một số định dạng cho từng loại tài liệu tham khảo:

  • Books: Names, Date, Book Title, Publisher, City,

    pages

  • In-Book Chapters: Names, Date, Chapter Title, in Authors or Editors, Book Title, Publisher, City, pp. nnmm.
  • Journal Articles: Name, Date, Article Title, Journal Title, Volume number, Issue number, pp. nn-mm
  • Conference Papers: Name, Date, Paper Title, in Proceedings of the Conference (full-name), acronym (e.g. PRICAI-08), City, pp. nn-mm.
  • Technical Reports: Name, Date, Report Title, Organization, Technical Report Number, n. pages.
  • Internet Sources: Name, Date, Title, Organization and Report Title, URL (date)

Introduction (Giới thiệu)

Phần này giới thiệu về bài toán mà bạn muốn giải quyết. Ta cần thực hiện nghiên cứu tổng quan (literature review/related works) với mục đích cho người đọc nắm rõ bối cảnh và thực trạng nghiên cứu trong thời điểm hiện tại.

Sau đó, ta cần nêu được lý do tại sao bạn muốn tiến hành nghiên cứu này. Đây chính là động lực nghiên cứu giúp ta hướng tới mục tiêu giải quyết vấn đề. Tiếp đến, ta trình bày ý tưởng chính trong phương pháp mà bạn đề xuất, kết quả chủ yếu thu được là gì, đóng góp chính trong nghiên cứu của bạn là gì. Sau cùng là giới thiệu cách bố trí các chương trong luận văn. Mỗi chương sẽ trình bày nội dung gì.

Tóm lại ta có 5 câu hỏi cần trả lời

  1. Vấn đề của bạn là gì?
  2. Tại sao nghiên cứu này quan trọng và thú vị?
  3. Tại sao nó khó? Tại sao những hướng tiếp cận thông thường đều thất bại?
  4. Tại sao chưa ai giải quyết được bài toán này? Có gì không ổn trong những đề xuất trước đây? Phương pháp của ta khác họ chỗ nào?
  5. Những thành phần chính trong hướng tiếp cận của bạn là gì, kết quả đạt được ra sao? Đồng thời cần đề cập những mặt hạn chế một cách cụ thể trong phương pháp của mình.

Một số lỗi thường gặp:

  • Quá nhiều hoặc không đủ thông tin.
  • Đề xuất nghiên cứu không rõ ràng.
  • Nghiên cứu tổng quan sơ sài.
  • Không nêu rõ đóng góp của nghiên cứu.

Method (Phương pháp)

Phần này đòi hỏi bạn phải cung cấp đầy những chỉ dẫn cần thiết để người đọc có thể hiểu và cài đặt lại thực nghiệm theo phương pháp mà bạn đã đề ra. Bao gồm:

  • Các thiết lập về hệ thống, môi trường tiến hành thực nghiệm.
  • Định nghĩa các kí hiệu toán học.
  • Các công thức, định lý và chứng minh toán học.
  • Ý tưởng chính để giải quyết vấn đề.
  • Những mô tả về thuật toán.
  • Điểm nổi bật của phương pháp.

Kinh nghiệm cho thấy, ta nên outline bằng figures, charts, tables, và diagrams. Từ đó, ta sẽ dễ dàng thêm thắt nội dung xung quanh các thành phần này. Nếu những thành phần này là của các tác giả khác thì ta cần bổ sung trích dẫn vào danh sách reference.

Ngoài ra, một ví dụ đơn giản sẽ giúp người đọc hiểu hơn về phương pháp của bạn một cách nhanh chóng dù cho mô hình của bạn có phức tạp hay tập dữ liệu của bạn có rối rắm cỡ nào đi chăng nữa.

Một số lỗi thường gặp:

  • Quá ít thông tin.
  • Viết quá nhiều nhưng lại không làm rõ được công trình nghiên cứu của mình có gì khác biệt.

Evaluation (Đánh giá)

Thông thường có hai hướng nghiên cứu, nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Tùy theo từng hướng nghiên cứu, ta sẽ có cách đánh giá khác nhau.

Đánh giá nghiên cứu lý thuyết

  • Tiến hành các phân tích.
  • Nêu rõ tính chất và độ phức tạp tính toán.
  • Đánh giá các phương pháp.
  • So sánh các giả thuyết.
  • Nêu rõ mục tiêu của từng thực nghiệm.
  • Thiết kế thực nghiệm phải công bằng để đối sánh với các nghiên cứu trước.
  • Rút ra kết luận từ các kết quả thực nghiệm.

Đánh giá nghiên cứu thực nghiệm

  • Đánh giá hiệu suất hệ thống bằng độ đo nào?
  • Tốc độ thực thi bao lâu?
  • Các thông số có ảnh hưởng như thế nào?
  • Có khả năng mở rộng khi kích thước tập dữ liệu lớn hay độ phức tạp tính toán tăng hay không?
  • Đánh giá hiệu suất của các thực nghiệm?
  • So sánh với các hướng tiếp cận trước có điều gì khác biệt?

Tiếp theo, ta cần diễn giải kết quả thu được

  • Phương pháp mà bạn đề xuất ủng hộ hay bác bỏ những giả thuyết ban đầu của mình? Nếu không thì các kết quả đạt được có ủng hộ cho giả thuyết nghịch hay không?
  • Ta có thể rút ra được điều gì? Những hướng cải tiến trong nghiên cứu sắp tới?

Một số lỗi thường gặp: thiết kế thực nghiệm không công bằng hoặc người đọc không thể tiến hành lại thực nghiệm đã đề ra.

Conclusion (Kết luận)

Phần này chỉ đơn giản tổng hợp lại những gì bạn đã làm, bắt đầu bằng “chúng tôi đã sử dụng …”, “chúng tôi đã tiến hành …”. Nêu rõ những gì bạn đã khám phá được, trình bày những đóng góp của bạn qua công trình nghiên cứu này.

Diễn giải một cách logic sao cho chứng minh được mục tiêu nghiên cứu ban đầu. Đồng thời, bạn cần chỉ ra một vài mặt hạn chế mà phương pháp của bạn không thể giải quyết được, thảo luận về những giả định mà bạn đã đặt ra. Đoạn cuối cần nêu lên những quan điểm trong hướng nghiên cứu tương lai.

Tittle and Abstract (Tiêu đề và tóm tắt)

Phần tiêu đề có thể đợi đến khi hoàn thành luận văn. Tiêu đề được đánh giá tốt khi mô tả được nội dung của bài luận sắp trình bày. Tiêu đề cần ngắn gọn và rõ ràng bao gồm các từ khoá liên quan đến công trình nghiên cứu của mình.

Đối với phần tóm tắt, đây cũng là phần quan trọng trong bài luận. Do các thầy phản biện thường đọc phần này để nắm bắt nội dung toàn cục của luận văn, từ đó có thể đánh giá được sơ khởi luận văn này tốt hay chưa tốt. Thêm vào đó, bạn cần nêu được những đóng góp của công trình nghiên cứu này.

Ta không nên đưa vào quá nhiều thông tin background, mô tả phương pháp quá chi tiết, hay trích dẫn quá nhiều tài liệu tham khảo, hình ảnh, cũng như sử dụng những từ viết tắt không cần thiết. Phần này nên tập trung vào những điều được cho là mới, những ý tưởng cốt lõi, những con số đáng chú ý.

Qua bài viết này, hy vọng mọi người đã có một cái nhìn cụ thể hơn về quá trình viết luận văn tốt nghiệp.