Hướng dẫn lắp đặt pin mặt trời

Cách lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời chuẩn xác. Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tấm pin năng lượng đúng kỹ thuật, nhanh chóng, tiết kiệm

1.Hướng lắp đặt pin mặt trời

1.1 Cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời đúng hướng

Cấu tạo các tấm pin mặt trời chủ yếu bao gồm các tế bào quang điện vì vậy khi có ánh sáng mặt trời chiếu đến các tế bào này thì các tế bào sẽ tạo ra một trường điện chạy trong tấm pin đó. Lượng ánh sáng chiếu vào miếng pin năng lượng càng lớn thì lượng điện sản sinh ra từ tấm pin đó càng nhiều. Vì thế cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời đúng hướng rất quan trọng.

Nhiều kỹ sư về mảng năng lượng mặt trời cũng như nhân viên lắp đặt cho rằng hướng lắp đặt pin mặt trời về phía nam thì diện tích tiếp xúc của tấm pin với ánh nắng mặt trời nhiều hơn. Tuy nhiên, trong một buổi nghiên cứu về năng lượng mặt trời của Viện Pecan Street ở Mỹ thì câu trả lời được đưa ra là cách lắp pin năng lượng mặt trời đó là pin phải hướng về phía tây mới thu được nhiều năng lượng từ mặt trời nhất. Tuy chỉ nhiều hơn trước 2% nhưng các chuyên gia tin rằng một thời gian dài đó sẽ là một con số đáng kể.

Hiện nay, nhân viên kỹ thuật tại SOLTECH thường hướng dẫn lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời cho khách hàng, lựa chọn những nơi có khả năng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tốt nhất thường thì việc lắp đặt sẽ thực hiện ở: trên nóc các công trình, các cây cột, vách tường kính...

Việc này phải được tính toán một cách kĩ càng để đảm bảo hệ thống năng lượng mặt trời này tiếp xúc với ánh nắng mọi thời gian, điều kiện một cách tốt nhất.

1.2 Hướng dẫn cách lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời đúng vị trí

Rất nhiều người biết rằng ánh mặt trời chiếu xuống nhiều nhất là lúc đứng bóng, tức là vuông góc và vào mùa hè. Để tối ưu thì người lắp đặt phải xác định vị trí đặt pin tối ưu nhất, mặt khác phải đồng thời loại bỏ tất cả các vật cản có thể ngăn chặn ánh sáng mặt trời chiếu tới các tấm pin như cây cối, tấm che,... cách lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời tốt nhất là chọn nơi cao nhất có thể, vì như thế vật cản cũng khá ít và khả năng tiếp xúc với ánh nắng cao hơn nhiều, và do đó nên nhiều gia đình chọn lắp đặt pin mặt trời ở trên mái nhà.

1.3 Cách lắp pin năng lượng mặt trời tạo góc nghiêng tối ưu

Theo nghiên cứu các cách lắp pin năng lượng mặt trời thì tấm pin mặt trời thường được lắp đặt trên một hệ thống giá đỡ với một góc nghiêng cố định và cái góc nghiêng đó phải tính toán kỹ để nhận được góc tốt nhất của hướng đó. Việc tính toán góc nghiêng chủ yếu dựa vào vị trí địa lý cũng như sự thay đổi của bức xạ và quỹ đạo của mặt trời trong năm đó.

Hiện nay, các ứng dụng và phần mềm tính toán đã cho ra kết quả góc nghiêng tối ưu hơn, chính xác hơn. Cụ thể là phần mềm PVSyst 6.43, sản phẩm này dựa vào dữ liệu của bức xạ mặt trời trung bình trong 20 năm [1991-2010] được truy xuất từ Meteonorm để đưa ra kết quả gần như tối ưu.

Như vậy, cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời tốt nhất được cấu hình trên hệ thống giá đỡ cố định cho các tấm pin bao gồm các thông số như sau:

Góc nghiêng cố định: 10-20º;

Hướng phương vị: hướng Nam [tuy nghiên cứu gần đây cho thấy hướng Tây tốt nhất nhưng dữ liệu này dựa trên kết quả tính toán 20 năm gần đó nhất.]

Khoảng cách giữa các dãy: 0,3

2.Cách lắp pin năng lượng mặt trời dựa trên phụ kiện kèm theo

2.1 Phụ kiện cho cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời

Một số phụ kiện lắp đặt pin mặt trời:

– Khung nhôm: Để lắp vào ốp lưng của pin, thường được xi bạc / vàng đồng / đen để tránh việc hư hại do môi trường.

– Keo Silicon: Chủ yếu sử dụng để gắn các cell pin và cố định khung.

– Tấm ốp lưng: Đây là thành phần chính của khung.

– Khung nền: Để giữ các cell pin cố định lại.

– Cell pin: Hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời.

– Dây chì hàn: Hàn các cell pin.

– Kiếng cường lực: Để làm tấm bọc khung chống sự va đập làm hư pin.

- Dây điện

- Kẹp

2.2 Cách sử dụng pin năng lượng mặt trời hợp lý

Trước khi muốn lắp đặt hay sử dụng, người sử dụng nguồn năng lượng mặt trời nên đặt mục tiêu sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời để làm gì. Vậy cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời hợp lý là gì? Nếu chỉ sử dụng trong hộ gia đình thì chủ yếu chúng ta chỉ xài vào buổi tối nên điện năng lượng mặt trời nối lưới là không hiệu quả, trừ khi gia đình này bán lại điện cho Tập đoàn Điện lực.

Với các tòa nhà, văn phòng, siêu thị hay hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện nhiều vào ban ngày thì lắp hệ thống năng lượng mặt trời là hoàn toàn hợp lý.

Bạn không nên lắp pin năng lượng với công suất lớn so với nhu cầu sử dụng vì đó là việc đầu tư rất tốn kém mà không thu được hiệu quả. Hiện tại, nếu bán điện cho điện quốc gia là 2.086 đồng/kWh, nhưng sau này giá mua sẽ giảm khi quá nhiều hộ bán lại điện. Để sử dụng một cách hợp lý thì các gia đình nên lắp đặt một hệ thống điện mặt trời tầm khoảng 1 - 3kWp.

Với hệ thống năng lượng mặt trời 1kWp, bạn cần bỏ ra số tiền khoảng 25 triệu, với diện tích cần thiết để lắp đặt pin năng lượng khoảng 5m2. Đây chính là cách sử dụng pin năng lượng mặt trời không những đủ xài cho gia đình mà một ngày bạn còn có thể tiết kiệm 4,5KW điện [ tầm 10.000 VNĐ], khi đó 1 năm bạn có thể tiết kiệm đến 3tr5 VNĐ.

3. Hướng dẫn cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời cơ bản

3.1 Lưu ý kỹ thuật lắp đặt pin năng lượng mặt trời

  • Nhu cầu sử dụng điện của gia đình: Để biết được lợi ích của sử dụng năng lượng mặt trời thì điều quan trọng nhất phải xác định lượng điện tiêu thụ của gia đình trong một thời gian nhất định. Từ đó mới tính toán sử dụng năng lượng mặt trời công suất bao nhiêu.

  • Xác định diện tích khả dụng có thể lắp pin: Bạn cần phải xác định vị trí lắp có thể lắp tối đa bao nhiêu mét vuông và qua đó lựa chọn tấm pin sao cho hợp lý thông thường 1kWp pin mặt trời cần khoảng 7-8 mét vuông.

  • Tính toán năng lượng được tạo ra từ hệ thống pin mặt trời: Đối với từng khu vực mà khả năng tạo ra năng lượng khác nhau, vì bức xạ mặt trời chiếu đến mỗi nơi mỗi khác, riêng khu vực TP.HCM với pin mặt trời 1kWp nếu lắp đặt đúng hướng và đúng độ nghiêng sẽ tạo ra trung bình 4-4.5 kWh/ngày.

  • Vấn đề về bóng che và khả năng sản sinh năng lượng: Phải dọn dẹp các bóng cây hay mái che, không được để ở nơi bị vật khác che khuất, đặt đúng nơi để có năng suất cao nhất.

  • Chọn tấm pin năng lượng mặt trời thích hợp: Hiện nay có hàng trăm, hàng ngàn loại pin mặt trời khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ và sử dụng loại pin thích hợp với căn nhà, ngoài ra chọn lựa kỹ thuật lắp đặt pin năng lượng mặt trời cũng khá cần thiết.

3.2 Cách lắp pin năng lượng mặt trời

Cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời: Đầu tiên bạn phải trang bị một số kỹ thuật lắp đặt pin năng lượng mặt trời, ngoài ra còn cần các kiến thức căn bản về điện để chính xác và giảm rủi ro.

Bước 1: Dựng khung để giữ tấm pin:

Cần phải có khung phù hợp với tấm pin, kích thước của tấm khung dựa trên số lượng và cách bố trí của cell pin trong từng tấm pin. Ví dụ mỗi cell khoảng 0.5V và tấm pin dự tính sẽ là 20V thì bạn sẽ cần tất cả 40 cells.

Bước 2: Hàn các cell pin:

Đầu tiên hàn các cell pin với dây hàn, sau đó nối các cell đã được hàn thành một chuỗi. Có nhiều cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời nhưng nên dựa trên nguyên lý rằng có bao nhiêu hàng ngang thì sẽ nối bấy nhiêu cell pin thành một chuỗi. Bạn cần phải hàn phần dây hàn còn dư ở mặt trước của cell pin 1 vào mặt sau của cell 2, lặp lại như vậy với các cell còn lại, sau khi xong hãy đặt chuỗi cells vào khung và nối chúng lại với nhau. Có thể cố định chuỗi cells pin vào khung nền bằng keo Silicon, mặt khác cũng bịt kín lỗ hổng của cell pin với bên ngoài.

Bước 3: Ráp khung và phủ pin để bảo vệ:

Đầu tiên phải điều chỉnh làm sao cho khung nền vừa tấm ốp lưng của tấm pin, sau đó bắt vít khung vào ốp lưng. Chuẩn bị 2 dây dẫn đủ dài để có thể kéo từ pin tới các phần khác trong hệ thống năng lượng. Một dây đi od để chặn dây dẫn ở cực dương ngăn việc tự xả vào ban đêm nếu có điều khiển sạc thì có thể không cần. Nên kiểm tra kỹ lại rồi dùng keo Silicon để cố định lại khung, dùng tấm phủ cho pin để bảo vệ pin.

Bước 4: Lắp đặt

Lựa chọn vị trí lắp pin, hướng lắp cũng như độ nghiêng sao cho thích hợp, để có thể hấp thu năng lượng mặt trời tốt nhất.

Nếu không tự lắp đặt được thì hãy liên hệ chúng tôi, chúng tôi sẽ hướng dẫn lắp đặt pin năng lượng mặt trời chi tiết nhất cho bạn.

3.3 Cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái tôn

Cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái tôn:

- Tấm pin quay về hướng Nam, góc nghiêng từ 10º đến 20º.

- Phải giữ khoảng cách tối thiểu giữa tấm pin và mái là 12cm.

- Khoảng cách giữa các module cách nhau ít nhất là 1cm.

- Siết chặt các module trên mái.

- Dùng tối thiểu 4 kẹp với độ dày tầm 1cm để cố định tấm pin với khung.

Sau bài viết “Cách chế tạo pin mặt trời đơn giản tại nhà” đã được rất nhiều bạn đọc hỏi và phản hồi tích cực, đồng thời cũng rất nhiều bạn thắc mắc về việc tự lắp điện mặt trời. GPsolar xin phép đưa ra một số hướng dẫn:

Hầu hết để tự lắp điện mặt trời thì khách hàng nên chọn và sử dụng hệ thống điện mặt trời loại công suất bế dành cho gia đình, các bạn có thể xem các gói điện mặt trời cho gia đình tại bài viết: Xem thêm: [Giới thiệu và Tư vấn ] Lắp điện mặt trời cho gia đình với hệ thống giá rẻ

Gpsolar – Viết bởi dũng DX

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo vô tận mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta. Hiện nay khi các nguồn năng lượng truyền thống đã và đang cạn kiệt dần. Thì hệ thống điện mặt trời càng được khai thác và phát triển nhiều hơn. Ngoài là nguồn điện sạch thì điện mặt trời cũng đang mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực nhất cho các gia đình và doanh nghiệp. Qua bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời một cách đơn giản và mang lại được hiệu quả vượt trội nhất.

Tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời

Hiện nay chính phủ đã đưa ra những khuyến khích lắp đặt và sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới. Chính vì vậy hiện nay nó đang được đông đảo bà con ưu ái sử dụng. Để tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới cũng cực kỳ đơn giản. Chúng ta không cần quan tâm đến hệ thống điện năng hiện tại trong gia đình.

Còn để tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập chúng ta cần tính toán lại tất cả các tải sử dụng điện. Hơn nữa tùy vào tình trạng gia đình hiện tại mà chúng ta sẽ tính toán và lắp đặt hệ thống khác nhau. Đối với gia đình mới xây xong hoặc đang xây chúng ta sẽ có cách tính toán và lắp đặt hệ thống khác. Và đối với gia đình đã có hệ thống điện năng ổn định và đã sử dụng lâu dài chúng ta sẽ có cách lắp đặt khác.

Tự lắp đặt điện mặt trời độc lập cho gia đình

Đối với các ngôi nhà vừa mới xây và đang xây có nhu cầu tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Thì sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Đầu tiên đối với hệ thống điện mặt trời độc lập. Bạn chỉ cần lên danh sách và tính toán lượng điện cần thiết mà các tải tiêu thụ cần thiết. Sau đó lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất phù hợp và cung cấp điện cho toàn tải. Vì hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập chỉ sử dụng nguồn điện mặt trời để cung cấp cho toàn tải. Chính vì vậy mà quá trình tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ đơn giản hơn.

Tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình

Đối với hệ thống điện mặt trời hòa lưới, chúng ta phải lên kế hoạch sử dụng điện mặt trời cho một số thiết bị điện như đèn, ổ cắm… Hay bạn muốn tất cả các phụ tải trong gia đình đều sử dụng điện mặt trời.

Nếu bạn muốn tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới cung cấp điện cho tất cả các phụ tải. Bạn cũng không cần quá cầu kỳ đến quá trình thi công và lắp đặt hệ thống điện. Mà chúng ta cứ lắp đặt các hệ thống điện như bình thường. Trước tiên chúng ta phải lên danh sách tất cả các phụ tải và công suất của tải có nhu cầu sử dụng điện mặt trời. Sau đó chúng ta lắp đặt thêm cầu dao 2 ngả để cách ly nguồn điện mặt trời và điện lưới ra.

Hoặc chúng ta có thể lắp đặt thêm tủ điện ATS có bộ chuyển đổi nguồn điện tự động. Bình thường chúng ta ưu tiên sử dụng điện mặt trời cho toàn tải. Đến khi điện mặt trời không đủ cung cấp thì hệ thống sẽ tự động chuyển nguồn sang sử dụng điện lưới. Mà không cần chúng ta phải điều chỉnh hệ thống bằng tay.

Đối với nhưng gia đình chỉ có nhu cầu sử dụng điện mặt trời cho một số phụ tải như đèn chiếu sáng, ổ cắm… Thì chúng ta cũng lắp đặt hệ thống điện bình thường. Sau đó lắp đặt cầu dao 2 ngả hoặc tủ điện ATS để tách riêng nhánh điện cần sử dụng điện mặt trời ra.

Để tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho ngôi nhà đã có hệ thống điện lưới ổn định khác phức tạp. Chúng ta cần tính toán lại tất cả hệ thống để cắt bớt các phụ tải cấp điện mặt trời riêng ra. Hoặc phải thiết kế đường dây lắp đặt hệ thống điện mặt trời mới. Vì mỗi gia đình có một hệ thống điện khác nhau. Chính vì vậy mỗi gia đình sẽ có một cách lắp đặt điện mặt trời khác nhau. Nếu bạn không phải người chuyên nghiệp thì khó mà tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời được.

Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời khá phức tạo và tốn nhiều thời gian

Để Tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho doanh nghiệp. Chúng ta cũng chia ra theo quy mô của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa lắp đặt hệ thống điện riêng biệt. Thì chúng ta tính toán và lắp đặt như điện gia đình ở trên. Còn đối với các doanh nghiệp đã có hệ thống điện ổn định và các doanh nghiệp lớn. Thì chúng ta cần có sự tư vấn của các chuyên gia chuyên nghiệp.

Do khí hậu thuận lợi nên những khoảng thời gian nắng ở nước ta rất thuận tiện cho việc hấp thụ nguồn năng lượng mặt trời có sẵn. Hầu hết mọi người đều biết ưu điểm của loại năng lượng này song không phải ai cũng biết cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời sao cho để hấp thụ tối đa công suất. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được những thông tin cần thiết này!

  • Công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời nào uy tín, đảm bảo chất lượng?

Cần chuẩn bị đầy đủ các loại vật liệu để lắp đặt hệ thống pin mặt trời

Các tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm pin silic có khả năng hấp thụ hoàn toàn ánh sáng mặt trời, biến quang năng thành điện năng sử dụng.

Bộ sạc điện: Có chức năng điều tiết sạc cho ắc quy, bảo vệ ắc quy chống nạp quá tải hoặc xả quá sâu để kéo dài tuổi thọ sử dụng của bình ắc quy đồng thời giúp quá trình lắp đặt hệ thống sử dụng hiệu quả và dài lâu.

Bộ kích điện: Thiết bị này dùng để biến đổi dòng điện 1 chiều thành dòng điện xoay chiều, thích hợp dùng với mọi thiết bị điện trong gia đình có điện áp 220V. Người dùng cũng có thể sử dụng 2 loại bộ kích điện phù hợp với từng loại thiết bị như là:

  • Sin mô phỏng dùng cho bóng đèn, ti vi, máy tính…
  • Sin chuẩn dùng cho các thiết bị máy lạnh, quạt, máy bơm…

Bình ắc quy: Đây là nơi lưu trữ dòng điện dùng khi ban đêm hoặc khi bị mất điện.

Ngoài ra, chúng ta cần phải có thêm hệ thống phát điện dự phòng có thể hoạt động liên tục được từ 1 – 1,5 ngày với điều kiện không sử dụng điều hòa.

Dàn pin mặt trời phải được lắp ở vị trí có nhiều ánh sáng nhất

Cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời khá đơn giản bởi bộ chuyển đổi của hệ thống sẽ luôn đảm bảo cho nguồn năng lượng được tạo ra từ hệ pin mặt trời. Bộ chuyển đổi điện cũng có các chế độ thông minh, tự đồng bộ pha để kết nối điện năng giữa pin mặt trời và điện lưới. Nhờ thế mà nó sẽ ưu tiên sử dụng điện năng từ mặt trời để cung cấp cho các tải sử dụng. Nếu thiếu thì sẽ dùng 1 phần từ điện lưới. Điều này giúp người dùng sử dụng được tối đa năng lượng mặt trời do pin tạo ra.

Các tấm pin mặt trời sẽ được lắp đặt ở nóc nhà, cột, vách tường kính… sao cho pin nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất trong mọi điều kiện thời gian, môi trường, không gian. Cách lắp pin năng lượng mặt trời phải đảm bảo hệ thống tiếp nhận năng lượng hiệu quả, tối đa quanh năm. Vì thế khi lắp đặt cần phải đặt hệ thống vuông góc với ánh sáng mặt trời, loại bỏ hoàn toàn các vật ngăn chặn ánh sáng như cây cối, nhà cao tầng…

Cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời hiệu quả đó là bạn phải theo dõi đường đi của tia sáng để xác định vị trí và hướng tối ưu cho các tấm pin. Nếu không hệ thống của bạn sẽ bị giảm hiệu quả đáng kể. Để làm tốt điều này, một số nơi lắp đặt còn dựa vào số liệu thống kê nguồn tài nguyên năng lượng ở từng khu vực trên trái đất giúp người dùng thiết lập đúng và cài đặt các tấm pin bằng cách theo dõi vị trí của mặt trời trong suốt 1 năm.

Một điều nữa trong cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời đó là người dùng nên định kỳ bảo dưỡng dàn pin bằng cách lau rửa bụi bẩn để dàn pin luôn đạt hiệu suất cao nhất.

Sử dụng năng lượng mặt trời là giải pháp nhằm tiết kiệm điện và giúp môi trường sống trong lành, xanh sạch hơn. Cách lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời cũng vô cùng đơn giản và dễ dàng vì thế các hộ gia đình cũng hoàn toàn có thể sử dụng.

Thêm một lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời đó là lựa chọn công suất của những tấm pin như thế nào cho phù hợp. Chúng ta cứ nghĩ việc lựa chọn công suất của những tấm pin mặt trời cần phải bằng với công suất danh định của thiết bị biến tần inverter. Tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia thì chúng ta nên lựa chọn cống suất của hệ thống pin mặt trời cao hơn.

Chúng ta nên lựa chọn công suất pin mặt trời cao hơn công suất của biến tần inverter

Vì công suất danh định được dán trên những tấm pin mặt trời được lấy từ điều kiện tiêu chuẩn của các phòng nghiên cứu. Nghĩa là thông số được ghi trên tấm pin mặt trời được lấy trong mức cường độ bức xạ là 1000W/m2 và nhiệt độ 25 độ C.

Trong khi trên thực tế nhiệt độ và lượng bức xạ nhiệt hầu như không đạt được công suất danh định như nghiên cứu. Vì thời tiết nước ta thường thay đổi theo mùa nên bức xạ nhiệt thấp hơn còn nhiệt độ thường cao hơn tiêu chuẩn. Nếu có đạt được điều kiện tiêu chuẩn của tấm pin thì cũng chỉ trong thời gian ngắn.

Khi nhiệt độ tăng lên cao hơn 25 độ C thì công suất của tấm pin sẽ giảm xuống. Tùy theo thương hiệu pin mặt trời mà hệ số suy giảm này sẽ khác nhau tuy nhiên mức độ giảm thường từ 0.25 đến 0.5%. Nhiệt độ lên càng cao thì mức độ suy giảm càng cao và hiệu suất tấm pin sẽ càng giảm.

Thêm một lý do nữa chúng ta nên lắp đặt công suất của tấm pin mặt trời cao hơn công suất biến tần là trong thời gian sử dụng những tấm pin sẽ bị bám bụi bẩn, lá cây hay vướng những bóng râm nên hiệu suất của tấm pin cũng sẽ giảm sút so với điều kiện tiêu chuẩn.

Tham khảo thêm: Cách đấu nối dây pin năng lượng mặt trời

Nếu như tổng công suất của hệ thống pin năng lượng mặt trời lớn hơn công suất định mức của inverter thì chúng ta gọi với thuật ngữ oversize. Vậy chúng ta có bắt buộc phải lắp đặt oversize không? Tất nhiên là không nhất thiết, tuy nhiên việc tính toán lắp đặt oversize khoa học sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho toàn hệ thống điện mặt trời.

Khi tính toán lượng oversize chúng ta cần dựa vào thông số kỹ thuật của mỗi hãng inverter. Vì mỗi thương hiệu biến tần sẽ cho phép chỉ số oversize khác nhau và thường được ghi cụ thể như: “DC power max”, “PV Max” … Các hãng inverter thường cho phép over từ 10% đến 30% theo công suất danh định.

Ngoài ra dựa vào điều kiện thực tế lắp đặt hệ thống tại từng khu vực khác nhau mà lượng over có thể cao hơn hoặc ít hơn. Tuy nhiên với thời tiết ở Việt Nam ta thì khu vực miền nam phù hợp ở khoảng 10-20% oversize, miền bắc từ 15-30% oversize.

Ví dụ: Bạn lắp đặt hệ thống pin mặt trời công suất 10Kwp thì có thể lắp luôn biến tần inverter 10kw mà không cần tính oversize. Hoặc bạn tối ưu hệ thống bằng oversize bằng cách chọn lắp biến tần công suất 8kw hoặc 9kw để giảm chi phí và vẫn bảo đảm được sản lượng điện năng giống như lắp biến tần công suất 10kw.

Vì theo khảo sát thực tế hiện nay thì công suất tối đa của những tấm pin mặt trời chỉ đạt được khoảng 85% vào lúc giữa trưa nắng tốt. Nghĩa là nếu bạn lắp tấm pin 1kwp thì chỉ tạo ra được 850w điện năng vào buổi trưa còn các thời điểm khác sẽ thấp hơn.

Biểu đồ thực tế của hệ thống 1.92kwp pin măt trời và inverter 1.5kW [tỷ lệ oversize là 28%]

Hãy liên hệ ngay với Phú Gia nếu bạn muốn sở hữu một hệ thống điện mặt trời hiệu quả và chất lượng nhất cho gia đình mình!

Công ty TNHH GP solar

Để tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình và doanh nghiệp mình. Hãy liên hệ với chúng tôi qua website: gpsolar.vn hoặc qua số hotline: 0931 480 336. Để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống điện mặt trời riêng biệt cho gia đình và doanh nghiệp bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề