Hướng dẫn vệ sinh điều hoà funiki năm 2024

Sau quá trình hoạt động, máy lạnh Funiki có thể bị bụi bẩn cũng như côn trùng xâm nhập. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động cũng như độ bền của máy. Chính vì vây, khách hàng cần bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa Fuiki định kì. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn cách tháo lắp – vệ sinh điều hòa Funiki đúng chuẩn quy trình của hãng.

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn vệ sinh điều hoà Funiki chi tiết

Trước khi bắt tay vào việc vệ sinh, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về cách vệ sinh điều hòa Funiki an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, không thể thiếu các dụng cụ cần thiết trong quá trình vệ sinh máy lạnh. Dưới đây là một số dụng cụ bạn nên chuẩn bị trước khi bắt tay vào bảo dưỡng, vệ sinh:

  • Khăn lau
  • Máng hứng nước
  • Máy xịt nước áp lực lớn
  • Túi ni lông cỡ lớn [hoặc áo mưa tiện lợi].
  • Máy hút bụi [nếu có].
  • Tuốc nơ vít và các thiết bị dùng để tháo lắp khác.

Bước 1: Ngắt hết nguồn điện kết nối tới máy lạnh

Việc đầu tiên bạn cần làm là tắt hẳn nguồn điện cấp cho điều hòa trực tiếp hoặc từ aptomat [nếu có]. Sau khi đã tắt hoàn toàn, bạn hãy đợi trong 2 phút rồi mới tiến hành mở nắp máy và vệ sinh điều hòa Funiki.

Tắt aptomat điều hòa trước khi vệ sinh để đảm bảo an toàn

Bước 2: Vệ sinh mặt nạ dàn lạnh và cánh vẫy

Trước khi vệ sinh bạn phải đảm bảo tất cả các đồ dùng gần máy lạnh đã được che phủ tránh làm ướt hay bám bụi bẩn.

– Đầu tiên, dùng khăn vải mềm, ẩm, nhẹ nhàng lau lớp vỏ bên ngoài của điều hòa theo chiều ngang và chiều dọc.

– Những cánh vẫy của điều hòa rất dễ bám bẩn nên trước khi làm sạch, hãy cố định nó rồi tiến hành lau khô trước. Nếu vết bẩn bám chặt, có thể sử dụng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.

Vệ sinh mạt nạ và cánh vẫy

Bước 3: Vệ sinh lưới lọc dàn lạnh và tấm lọc sinh học

– Đầu tiên, tiến hành tháo mở mặt nạ: dùng 2 tay nhấc đều 2 bên hông của mặt nạ điều hòa Funiki lên. Sau khi rửa sạch bằng nước, bạn nên để bộ lọc không khí thật ráo nước hoặc sử dụng khăn lau để làm khô trước khi lắp lại.

– Khi vệ sinh tấm lọc sinh học, bạn hãy dùng dung dịch tẩy rửa để làm sạch bụi bẩn ở trong kẽ hở của dàn lạnh. Bên cạnh đó, kiểm tra xung quanh những cửa thoát khí để đảm bảo không chứa các cặn bẩn hoặc dị vật. Đồng thời, cũng cần kiểm tra ống thoát nước dư để không bị tắc nghẽn.

Lưu ý: Lưới lọc là phận khó lau chùi vì có nhiều khe nhỏ hẹp nên bạn cần sử dụng các bàn chải nhỏ để vệ sinh. Có thể sử dụng thêm một số dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để đảm bảo loại sạch bụi bẩn trên mặt lưới.

Vệ sinh lưới lọc điều hòa Funiki

Bước 4: Vệ sinh bên trong dàn lạnh

Để vệ sinh toàn bộ dàn lạnh, bạn cần phải tháo nắp bên ngoài, sau đó dùng máy bơm áp lực xịt nước dưới dạng tia và những khe nhỏ của dàn lạnh để tẩy bụi ra ngoài.

Đồng thời hãy chú ý quan sát xem dàn lạnh có bị dị vật che chắn hay không, dây nối tiếp có còn nguyên vẹn hay không. Đây là bộ phận quan trọng để làm lạnh nên cần chú ý và thực hiện.

dùng máy bơm áp lực xịt nước để tẩy bụi ra ngoài.

Bước 5: Lắp đặt lại các bộ phận trên dàn lạnh

Sau khi đã tiến hành vệ sinh toàn bộ thiết bị, bạn hãy lắp lại điều hòa, kiểm tra lại nguồn điện, dây điện cũng như cổ cắm điện xung quanh xem có lỏng lẻo hoặc dây có bị hở hay không. Tiếp theo đó, bạn bật máy, kiểm tra xem máy có chạy ổn định không.

Lắp đặt lại các bộ phận trên dàn lạnh

Bước 6: Vệ sinh dàn nóng điều hòa Funiki

Dàn nóng của điều hòa gia đình thường được lắp đặt ngoài trời và thường xuyên chịu các tác động của thời tiết. Vì thế việc vệ sinh, bảo dưỡng dàn nóng thường xuyên cũng là điều rất cần thiết để tăng tuổi thọ cũng như hạn chế tiếng ồn khi hoạt động.

Khi vệ sinh dàn nóng điều hòa sẽ cần thực hiện các hạng mục công việc sau:

  • Bước 1: Dọn dẹp xung quanh vị trí đặt cục nóng điều hòa Funiki.
  • Bước 2: Dùng tuốc nơ vít tháo vỏ dàn nóng ra.
  • Bước 3: Sau khi tháo vỏ ra thì hãy dùng vòi xịt để làm sạch toàn bộ bền mặt bên trong và bên ngoài của điều hòa. Khi sịt thì cũng nhớ sịt theo phương thẳng đứng để không làm bẹp các cánh tản nhiệt của điều hòa.
  • Bước 4: Sau khi sịt xong thì hãy lắp lại vỏ cho máy rồi tiến hành bật máy chạy thử.
  • Bước 5: Sau khi chạy máy được 10 – 15 phút thì chúng ta sẽ tiến hành đo những thông số như áp suất gas, dòng làm việc… Nếu thấy gas thiếu thì cần nạp bổ xung gas cho máy luôn.
    Vệ sinh dàn nóng điều hòa Funiki

Có thể thấy, những công việc vệ sinh cục nóng điều hòa tương đối phức tạp và dàn nóng cũng được cấu tạo từ nhiều bo mạch kèm theo hệ thống điện phức tạp. Vì thế đòi hỏi người thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng phải có chuyên môn, kỹ năng tốt.Nếu không có kinh nghiệm, bạn có thể liên hệ các trạm bảo hành, bảo dưỡng điều hòa Funiki để được thợ kỹ thuật hỗ trợ

Tại sao nên vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa Funiki thường xuyên

Trong quá trình hoạt động, các hạt bụi nhỏ sẽ bám vào bên trong máy điều hòa gây giảm hiệu suất làm lạnh, tốn điện và chảy nước trong máy. Bụi bẩn và nấm mốc dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là những gia đình có những thành viên là người già và trẻ em.

Chủ Đề