Huyện kỳ sơn có bao nhiêu xã năm 2024

Kỳ Sơn là một huyện thuộc tỉnh Nghệ An Kỳ Sơn từ huyền thoại Theo truyền thuyết của người Thái, từ thời các vua Hùng dựng nước, quá trình hình thành tộc người nói ngôn ngữ Tày - Thái đã gắn liền với miền "đất tổ" rộng lớn có tên Pác Te Tao [Miệng Đà Thao]. Trong tư duy của họ, vùng đất này vốn sinh cùng thời với "trời, đất". Cho nên, các truyền thuyết thường mở đầu bằng các câu vần vè như "Chiêm té có pên đin, pên pha. Có pên phạ to thuông hết,... Có Pên Pác Te Tao,... Từ khi mới sinh đất, sinh trời. Sinh trời bằng hoa nấm... Sinh ra Pác Te Tao..." Và theo họ, miền đất Pác Te Tao kéo dài từ các tỉnh Tây Bắc qua lưu vực sông Thao đến Tây Nam Thanh Hoá và Tây Nghệ an. Vùng Đất huyện Kỳ Sơn cùng với huyện Tương Dương ở phía đông xưa kia là lãnh thổ của Vương quốc Bồn Man [vương quốc này nằm trải dài phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, một phần Sơn La ngày nay của Việt Nam và tỉnh Hua Phan của Lào ngày nay]. Vương quốc này chính thúc bị sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông [1479]

Năm 1490, thời nhà Hậu Lê, huyện Kỳ Sơn thuộc phủ Trà Lân, xứ Nghệ An. Thời nhà Nguyễn, huyện Kỳ Sơn thuộc phủ Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Hiện nay Vào tháng 10-1961, trước yêu cầu của công tác chỉ đạo thực tiễn ở miền núi, căn cứ vào tình hình từng vùng, tỉnh Nghệ An quyết định tách Tương Dương thành 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Ban đầu có 12 xã, đến năm 2004 huyện có 20 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Mường Xén Xã Mỹ Lý Xã Bắc Lý Xã Keng Đu Xã Đoọc Mạy Xã Huồi Tụ Xã Mường Lống Xã Na Loi Xã Nậm Cắn Xã Bảo Nam Xã Phà Đánh Xã Bảo Thắng Xã Hữu Lập Xã Tà Cạ Xã Chiêu Lưu Xã Mường Típ Xã Hữu Kiệm Xã Tây Sơn Xã Mường Ải Xã Na Ngoi Xã Nậm Càn Địa lý Kỳ Sơn Lãnh thổ và Dân cư Theo phòng thống kê thuộc UBND Huyện Kỳ Sơn năm 2007 thì Huyện Kỳ Sơn có diện tích 2.094,84 km2, với dân số là 65.881 người. Với đa phần là thuộc các bộ tộc Lào-Thái. Người Kinh [Việt] chiếm một tỷ lệ nhỏ sống tập trung tại Trị trấn Mường Xén. Người Khơmú và người Mông đến Kỳ Sơn muộn hơn so với người Thái, cách đây khoảng 300 năm, chủ yếu di cư từ Lào sang và sống ở vùng núi rẻo giữa và rẻo cao. Còn người Việt, chỉ tập trung tại thị trấn Mường Xén sau năm 1954 và đến nay vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với các dân tộc khác trong huyện. Địa hình Kỳ Sơn chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở. Dãy Puxailaileng thuộc xã Na Ngoi có đỉnh cao 2.711m, là ngọn núi cao nhất của Nghệ An và cả hệ Trường Sơn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có nhiều đỉnh núi cao khác như Pu Soong [2.365m], Pu Tông [2.345m], Pu Long [2.176m],... Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với hai nhánh phụ là Nặm Nơn và Nặm Mộ dài khoảng 125km, diện tích lưu vực khoảng 1 nghìn km2 và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Nằn, khe Chảo, Huổi Pà, Nhinh, Huồi Giảng, Ca Nhăn,... Đây vừa là những khó khăn, song cũng là tiềm năng để phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Kinh tế Là huyện vùng cao, Kỳ Sơn có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế rừng. Toàn huyện có 59 nghìn ha rừng, chiếm 28% diện tích tự nhiên với nhiều loại động thực vật phong phú và quý hiếm. Riêng về thực vật đã phát hiện được 12 họ gồm gần 150 loại cây có giá trị kinh tế cao. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, mật gội, nếp, lát ... mọc xen kẽ hoặc thành những quần thể diện tích rộng, trữ lượng gỗ lớn. Ngoài ra, rừng còn cho nhiều loại nứa, méc, song, giang,... đặc biệt là cây quế và cánh kiến. Bên cạnh đó, các loại dược liệu quý mọc tự nhiên như: ngũ gia bì, sa nhân, đẳng sâm, thiên nhiên kiện.,.. cùng một số cây đặc sản mọc tự nhiên ở Na Ngoi, Mường Típ, Tây Sơn,... đã tạo nên giá trị to lớn của các loại lâm sản phi gỗ. Rừng Kỳ Sơn có nhiều loại thú quý sống lâu đời, đã trở thành hiếm không chỉ ở Việt Nam mà cả nhiều nước trên thế giới như sóc bay, lợn rừng, sơn dương, báo,... Thêm nữa, Kỳ Sơn còn có nhiều khoáng sản có giá trị như mỏ than đá ở Nậm Cắn, mỏ đồng ở Phuxanbu với trữ lượng khá lớn. Kỳ Sơn có đường biên giới với nước bạn Lào dài 192 km, ba hướng bắc, tây và nam giáp 3 tỉnh [Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Pôlykhămxay] và 5 huyện của Lào. Phía đông giáp với huyện Tương Dương. Nhìn trên bản đồ, Kỳ Sơn có một thế đứng đặc biệt, cao vút, nhưng vững chãi, khó khăn nhưng bám trụ, tựa như bản lĩnh, khí chất của con người nơi đây. Do những điều kiện đặc thù như vậy, huyện có nhiều khó khăn hơn thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhưng bằng sự nỗ lực, Kỳ Sơn đã làm nên thành tích đáng kể. Vùng đất biên giới, tiềm năng và thách thức. Kỳ Sơn cũng có lợi thế nhất định trong phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch với cửa khẩu Nậm Cắn và quốc lộ 7 - một đầu mối giao thông quan trọng kết nối các huyện Tây Nam Nghệ An với một số tỉnh nước bạn Lào. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Kỳ Sơn cũng có những khó khăn riêng trong phát triển kinh tế. Cấu tạo bề mặt phức tạp, núi non chia cắt thành nhiều tiểu vùng khác nhau. Với độ dốc lớn, trung bình 350m. Kỳ Sơn hiện có 5 dân tộc sinh sống gồm người Thái, Khơ Mú, Mông, Hoa và người Kinh. Trong số này, đồng bào dân tộc Mông trước đây vẫn quen với tập quán trồng cây thuốc phiện - loại cây cung cấp nguồn thu chính cho họ, diện tích trồng có lúc lên trên 3.000 ha khiến Kỳ Sơn trở thành thủ phủ của cây thuốc phiện, một điểm nóng về trồng và buôn bán ma tuý thời điểm trước năm 1996.

Chủ Đề