Huyện Mê Linh có bao nhiêu dân?

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân [UBND] huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, hiện nay hệ thống y tế của huyện Mê Linh bao gồm: Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh với quy mô 371 giường bệnh thực kê, có 278 cán bộ, y, bác sĩ có trình độ chuyên môn; Trung tâm Y tế huyện có 8 khoa, phòng, 2 phòng khám đa khoa và quản lý 18 trạm y tế xã, thị trấn với 261 cán bộ, y, bác sĩ cùng với 111 cán bộ y tế thôn và 325 cộng tác viên dân số; 243 cơ sở y tế ngoài công lập. Các cơ sở y tế của huyện đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Bí thư Huyện uỷ Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm và Giám đốc sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà chủ trì hội nghị.

Năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, Trung tâm Y tế Huyện và trạm y tế các xã, thị trấn đã khám, chữa bệnh cho trên 290.000 lượt người đạt 98,2%, khám dự phòng cho 304.590 lượt người; Bệnh viện Đa khoa huyện thực hiện khám, điều trị cho hơn 173.000 lượt người, trong đó thực hiện thủ thuật, phẫu thuật cho 52.089 ca... không để xảy ra tai biến trong quá trình điều trị.

Thực hiện kế hoạch tổ chức khám, chăm sóc, quản lý sức khỏe nhân dân, UBND huyện Mê Linh phấn đấu có 100% người dân được khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm. Theo đó, trong năm 2023, ngành Y tế huyện Mê Linh dự kiến tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 92.235 người [khoảng 40% dân số]. Cụ thể, đối tượng được khám sức khỏe miễn phí đợt này là hộ nghèo, cận nghèo, người già từ 60 tuổi trở lên, trẻ em dưới 5 tuổi...

Đặc biệt, sau khi tổ chức khám sức khỏe, UBND huyện sẽ đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu vào hệ thống quản lý sức khỏe toàn dân, qua đó làm cơ sở để kiểm soát, sàng lọc, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn được tốt hơn. Thời gian tổ chức khám sức khỏe cho nhân dân được huyện triển khai từ tháng 4/2023; địa điểm tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân được huyện triển khai tại nhà văn hóa, trạm y tế, phòng khám đa khoa trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện.

Với khối lượng công việc nhiều, số người tham gia khám chữa bệnh đông, UBND huyện Mê Linh đã đề xuất Sở Y tế Hà Nội hỗ trợ y, bác sỹ giỏi và tăng cường trang thiết bị, máy móc hiện đại giúp huyện đồng loạt triển khai khám sức khỏe cho người dân. Đồng thời, về lâu dài, đề xuất Sở Y tế giao cho các bệnh viên đầu ngành của Thành phố thường xuyên cử bác sỹ giỏi về Bệnh viên Đa khoa Mê Linh, Trung tâm Y tế huyện để thăm khám, điều trị sức khỏe ban đầu cho người dân.

Giám đốc sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội nghị

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đánh giá cao ý tưởng triển khai khám sức khỏe toàn dân của huyện Mê Linh. Đồng chí Giám đốc Sở Y tế cho rằng: “Mê Linh là đơn vị tiên phong triển khai chính sách này nên Sở sẽ huy động nhân lực từ các bệnh viên trên địa bàn Thành phố hỗ trợ. Sau khi Mê Linh tổ chức thành công, sở sẽ áp dụng và triển khai ra các quận, huyện, thị xã trong Thành phố”.

Tuy nhiên, để chương trình khám sức khỏe cho nhân dân đạt kết quả cao nhất, bà Trần Thị Nhị Hà đề nghị UBND huyện Mê Linh thực hiện theo Kế hoạch số 258/KH-UBND ngày 17/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện quản lý sức khỏe cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Các cơ quan y tế của huyện Mê Linh phải xác minh danh mục khám sức khỏe cho người dân và có quy trình quản lý bệnh nhân sau khám để sau nay tích hợp lên hệ thống khám chữa bệnh của Thành phố...

Về công tác y tế trên địa bàn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Phòng Y tế huyện quản lý chặt các phòng khám, cơ sở y tế tư nhân, nhất là các cơ sở khám chữa bệnh không phép. Những cơ sở vi phạm quy định về khám chữa bệnh đề nghị huyện Mê Linh xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động...

Bạn đang xem: Top 14+ Dân Số Các Xã Huyện Mê Linh

Thông tin và kiến thức về chủ đề dân số các xã huyện mê linh hay nhất do Truyền hình cáp sông thu chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô [đoạn qua huyện Mê Linh] có chiều dài 11,2km [chiếm tỷ lệ 19% của Thành phố]; đi qua địa bàn 5 xã: Văn Khê, Chu Phan, Đại Thịnh, Thanh Lâm và Kim Hoa. Tổng diện tích thu hồi đất khoảng 141,5ha, liên quan đến 2.700 hộ dân; chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 3.000 tỷ đồng.

Quá trình kê khai, thực hiện giải phóng mặt bằng dự án vẫn còn gặp một số khó khăn như: Một số thửa đất ở trước đây giao trái thẩm quyền chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng người dân đã làm nhà kiên cố, sinh sống ổn định trong nhiều năm; trong những năm trước, một số hộ dân tự chuyển đổi đất nông nghiệp cho nhau nhưng không có văn bản chứng minh dẫn đến khó khăn trong xác định chủ đất và xảy ra tranh chấp nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng…

Để Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai đúng tiến độ, huyện Mê Linh đã khẩn trương rà soát diện tích thu hồi, tuyên truyền, vận động và có chính sách hỗ trợ kịp thời để người dân hiểu, đồng thuận, ủng hộ việc triển khai dự án. Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh Đinh Ngọc Thức cho biết: “Nhiều tháng nay, tập thể cán bộ, lãnh đạo, viên chức của đơn vị hầu như không có ngày nghỉ. Thường xuyên có mặt tại thực địa để kiểm đếm cây trồng, tài sản của người dân; cũng như đối chiếu hồ sơ, sổ sách, tham mưu các văn bản chi trả kinh phí bồi thường cho các hộ dân, để không một người dân nào bị thiệt thòi”.

Người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng có mong muốn công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện một cách công khai, minh bạch và đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện tối đa bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Song song với đó, công tác chi trả tiền đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cũng cần được tiến hành nhanh chóng, sát với giá đất trên thị trường để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Để kịp thời lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của nhân dân, chính quyền địa phương các xã trong dự án đã tích cực đến gặp gỡ, trao đổi với người dân, từ đó giải đáp những thắc mắc của dân cũng như truyền đạt nguyện vọng của dân đến với các cấp chính quyền. Sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt của cả hệ thống chính trị đã giúp huyện Mê Linh đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Đây cũng là cơ sở để dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm thi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đúng kế hoạch.

Tại thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, hầu hết người dân đều đồng thuận nhận kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, có đơn cam kết bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Gia đình ông Nguyễn Ngọc Dương, thôn Khê Ngoại 4, xã Văn Khê có gần 300m2 đất ruộng nằm trong diện hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4. Lần chi trả kinh phí đợt 3 mới đây, gia đình ông Dương đã nhận gần 240 triệu tiền đền bù, hỗ trợ theo quy định. Ông Dương cho biết: “Các cơ quan của huyện và xã tiến hành chi trả nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, chúng tôi không phải chờ đợi lâu”.

"Khó vạn lần dân liệu cũng xong"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Thực tế đã chứng minh, sự đồng thuận của người dân trong mọi công việc đều mang tính quyết định rất lớn. Việc bà con nhường một phần đất ở, đất canh tác và chủ động di dời phần mộ của người thân để bàn giao mặt bằng cho dự án cũng là một sự hy sinh, là biểu hiện rõ nhất về tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân vì lợi ích chung, vì sự phát triển của Thủ đô và đất nước. Đây cũng là kết quả của quá trình vận động, tuyên truyền trong nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô của Đảng bộ và chính quyền huyện Mê Linh, từ cấp huyện đến cấp xã.

Bí thư Đảng ủy xã Kim Hoa Nguyễn Khắc Trung cho biết: “Ngay sau khi có chỉ đạo của Huyện ủy Mê Linh về triển khai xây dựng tuyến đường Vành đai 4, Đảng ủy xã huy động của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án nhằm tạo đồng thuận trong Nhân dân. Luôn luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, những nội dung vượt thẩm quyền được Đảng ủy, UBND xã tiếp thu, tổng hợp, báo cáo huyện và Thành phố xem xét, giải quyết kịp thời.”

Gia đình ông Trần Văn Bình - thôn Tân Châu, Chu Phan có 330m2 đất nông nghiệp chuyên trồng màu, hoa cúc, hoa thiên điểu, bình quân mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Khi Nhà nước có chủ trương làm đường Vành đai 4, gia đình ông và các hộ trong thôn đều đồng thuận, cam kết bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Nhận số tiền 285 triệu đồng đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho diện tích đất nông nghiệp của gia đình, ông Bình cho biết, gia đình sẽ dùng số tiền này để chuyển đổi nghề nghiệp.

Người dân xã Văn Khê đến trụ sở UBND xã nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng. 

Tại xã Chu Phan, hộ gia đình bà Nguyễn Hồng Hà có 3 phần mộ nằm trong diện di dời. Mặc dù chưa nhận được tiền hỗ trợ, nhưng hộ gia đình đã tự nguyện di chuyển mộ đến khu nghĩa trang mới để “nhường” đất phục vụ thi công dự án. “Cứ cái gì có lợi cho đất nước, cho bà con hàng xóm thì mình làm. Bởi dự án không chỉ mở ra cơ hội phát triển mới cho Hà Nội và các tỉnh lân cận, mà người dân xã Chu Phan, huyện Mê Linh cũng có thêm nhiều điều kiện phát triển”.

Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh Đinh Ngọc Thức cho biết: Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay huyện Mê Linh đã hoàn thiện hồ sơ phê duyệt, chỉ trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng [người dân sẵn sàng bàn giao mặt bằng] với diện tích 80,04ha/120,3ha đất nông nghiệp của 2.139 hộ gia đình, cá nhân [đạt 66,5% diện tích đất nông nghiệp và 56,5% diện tích toàn tuyến đoạn qua địa bàn huyện], với tổng số tiền 568 tỷ đồng. Huyện phấn đấu đến tháng 6/2023 sẽ bàn giao mặt bằng với diện tích 118ha/141,5ha [đạt 83,6% diện tích đất nông nghiệp thuộc phạm vi đường Vành đai 4].

Kết quả này là cơ sở quan trọng để huyện Mê Linh hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô vượt kế hoạch Thành phố giao, góp phần hoàn thành tốt vụ chính trị của Đảng bộ Huyện, đưa Mê Linh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững./.

Huyện Mê Linh rộng bao nhiêu?

Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm cho biết, huyện nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên trên 14 nghìn ha. Huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã [16 xã, 2 thị trấn],dân số của huyện trên 25 vạn người.

Huyện Mê Linh có bao nhiêu thôn?

Xã Mê Linh có ba thôn: Hạ Lôi, Liễu Trì, Ấp Hạ, trong đó riêng thôn Hạ Lôi có chín xóm, năm 2014 có hơn 2.640 hộ, thôn Liễu Trì có khoảng 500 hộ, thôn Ấp Hạ có 200 hộ gia đình.

Mê Linh là quần gì?

Huyện Mê Linh Ở Đâu? Mê Linh trước đây vốn là một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc và được sáp nhập vào thành phố Hà Nội từ năm 2008. Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của TP. Hà Nội, cách trung tâm thành phố 30km.

Mê Linh Hà Nội là vùng gì?

HNP - Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, địa phương có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Với vị trí địa lý thuận lợi, Mê Linh được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, trong đó lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị trọng tâm gắn với phát triển văn hóa, xã hội.

Chủ Đề