Huyết trắng sinh lý là gì năm 2024

SKĐS - Tôi năm nay 20 tuổi, thường xuyên có dịch ở vùng kín, nghe nói đó là do huyết trắng. Vậy tôi xin hỏi làm thế nào để phân biệt huyết trắng sinh lý với huyết trắng bệnh lý?

[Lý Thúy H. - Đồng Nai]

Trong điều kiện sinh lý bình thường, huyết tương thấm qua các mao mạch nhỏ li ti, qua tổ chức hạch ở thành âm đạo cùng với các chất nhầy do các tuyến ở môi lớn - môi bé, tiền đình, ở tử cung, niệu đạo, bàng quang… tiết ra, trộn lẫn với tế bào biểu mô ở tử cung và âm đạo bong ra, với một ít bạch huyết, tế bào tự do, tạo thành một chất nhầy màu trắng sữa, giống như lòng trắng trứng gà, có mùi hơi tanh, với những yếu tố trên được gọi là huyết trắng sinh lý.

Tính chất và số lượng huyết trắng tiết ra tùy thuộc vào hàm lượng estrogene trong cơ thể người phụ nữ, chẳng hạn như khi còn nhỏ bộ máy sinh dục chưa phát triển đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo không có nội tiết nên không có huyết trắng. Vào tuổi dậy thì, buồng trứng dần dần phát triển và tiết ra chất kích thích khiến bộ máy sinh dục sinh sản các chất nội tiết, vì thế mới có huyết trắng; đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, hàng tháng đều tiết ra estrogen và progesteron, vì thế làm cho huyết trắng thay đổi theo mỗi chu kỳ, tùy theo hàm lượng của estrogen và progesteron mà huyết trắng nhiều hay ít.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, khi lượng estrogen tăng lên, các tổ chức của thân tuyến ở cổ tử cung được tiết ra nhiều, hàm lượng nước trong nó cũng tăng lên, cho nên thấy xuất hiện loại chất nhầy như lòng trắng trứng gà, có thể kéo thành sợi, đặc biệt là trước rụng trứng khoảng 12 - 24 giờ, chất nội tiết loại này càng nhiều, vì thế làm cho chị em phụ nữ luôn cảm thấy cửa mình ẩm ướt. Sau rụng trứng lượng nội tiết tố progesteron tăng lên, ức chế việc tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung, lúc này huyết trắng có màu trắng sữa, sánh đặc và dính hơn. Ngoài ra trong thời kỳ mang thai, khi lao động nặng, đặc biệt trong kích thích sinh hoạt tình dục, huyết trắng cũng tăng tiết nhiều, có lúc chảy thành dòng ra ngoài. Cho nên trong điều kiện sinh lý bình thường huyết trắng ra có lúc nhiều, có lúc ít, tính chất có khi thay đổi đôi chút, nhưng nhìn chung đó cũng là trạng thái bình thường.

Bên cạnh huyết trắng sinh lý, nhiễm một số bệnh như: vi nấm hạt men [Candida albicans], trùng roi [Trichomonas], tạp trùng… đều đưa đến huyết trắng mang tính chất bệnh lý, lúc này y học gọi là khí hư. Với đặc thù nhiễm từng loại bệnh trên đều thể hiện khí hư có tính chất khác nhau. Khí hư do nhiễm vi nấm hạt men [Candida albicans] có màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ. Khí hư do nhiễm Trichomonas Vaginalis, có màu vàng - xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ. Khí hư do tạp trùng, thường liên quan đến Gardnerella vaginalis, vi khuẩn yếm khí, Mycoplasma… có màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.

Huyết trắng giữ vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý người phụ nữ, nó thể hiện được tình trạng nội tiết và sức khỏe của người phụ nữ. Huyết trắng không những giữ cho âm đạo luôn có độ ẩm nhất định mà còn có tác dụng chống vi khuẩn của bệnh tật xâm nhập vào. Bên cạnh huyết trắng sinh lý còn có rất nhiều nguyên nhân gây ra huyết trắng có tính chất bệnh lý gọi là khí hư, đa số đều do viêm nhiễm. Vì vậy, nếu thấy khí hư với thay đổi như có mùi hôi, với màu sắc, số lượng bất thường, cần được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Biểu hiện: Huyết trắng của cháu không ở dạng nhầy nhầy như trước đây mà ở dạng bột bột. Sau khi hết kinh thì huyết trắng ở dạng nước màu trắng nhưng ra rất ít và hầu như không có, nhưng đến giữa chu kì, huyết trắng dạng bột ra nhiều hơn và những ngày sắp có kinh cũng có, không bị ngứa, rát hay đỏ âm đạo, không mùi.

Trước đây cháu đi khám ở bệnh viện phụ sản Hải phòng được kết luận là bị nấm candida, cho đặt thuốc nhưng huyết trắng vẫn ở dạng bột. Cháu đã chữa rất nhiều nơi, cả uống thuốc đông y, cả đặt thuốc, uống thuốc chữa nấm nhưng cũng không ăn thua. Hiện giờ cháu không tiếp tục chữa nữa vì cháu đã rất nản. Vì lo lắng quá mà chu ki kinh của cháu hiện giờ đang bị rối loạn không đều.

Xin bác sĩ cho cháu biết biểu hiện bệnh của cháu có nghiêm trọng không, có ảnh hưởng đến sinh con không? Vì cháu lo là dù không bị ngứa, rát, huyết trắng không hôi nhưng nếu cứ ở dạng bột như vậy thì khi cháu muốn có con, tinh trùng sẽ bị huyết trắng này cản trở và không thể thụ tinh được, không biết vòi trứng của cháu có bị ảnh hưởng không. Nên cháu sau khi sạch kinh đã đi chụp ổ bụng và bác sĩ chỉ kết luận cổ tử cung viêm nhẹ không có gi đáng lo, buồng trứng không có khối bất thường chứ không kiểm tra vòi trứng có bị tắc hay không.

Liệu cháu có thế sinh con được không?

Mai

Trả lời của TS.BS LÊ THỊ THU HÀ - Phòng mạch online:

Mai thân mến,

Huyết trắng có 2 loại: huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý.

Huyết trắng bệnh lý thường do một hoặc nhiều tác nhân gây ra: nấm, trùng roi, lậu cầu, vi khuẩn gardnerella vaginalis… gây các triệu chứng khó chịu như: nóng rát, ngứa, có mùi hôi, có thể kèm tiểu gắt, giao hợp đau…

Huyết trắng sinh lý thường liên quan đến chu kỳ kinh. Vào ngày rụng trứng, thường là giữa kỳ kinh, dịch âm đạo nhiều, không gây triệu chứng khó chịu gì.

Có những trường hợp như polype cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng gây ra huyết trắng nhiều và không ngứa.

Với huyết trắng bệnh lý cần điều trị đúng tác nhân gây bệnh: nấm, trùng roi, lậu… bằng các loại thuốc đặc trị. Những viêm nhiễm do lây truyền qua đường tình dục cần điều trị cho cả bạn tình.

Với huyết trắng sinh lý chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ tránh bội nhiễm. Rửa bên ngoài âm hộ bằng nước sạch, giữ khô thoáng vùng kín. Chú ý không nên thụt rửa trong âm đạo. Vào ngày hành kinh nên thay băng vệ sinh sạch 4 giờ 1 lần, nếu băng ướt có thể thay nhiều lần hơn.

Trường hợp của Mai huyết trắng nhiều vào giữa kỳ kinh, không kèm ngứa, không rát, không đỏ và cũng không có mùi gì cả nghĩ nhiều đến huyết trắng sinh lý. Bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ tránh bội nhiễm. Trong âm đạo bình thường có nhiều chủng vi trùng và vi nấm thường trú, không gây bệnh, ngược lại có tác dụng bảo vệ âm đạo. Nếu dùng đặt âm đạo kéo dài sẽ gây mất cân bằng hệ sinh thái tại âm đạo và càng dễ bị viêm hơn nữa.

Trong giai đoạn hiện tại, để chuẩn bị tốt cho mang thai sau này, bạn nên khám sức khỏe tổng quát và tiêm ngừa các bệnh như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan B nếu chưa có kháng thể.

Chủ Đề