II BÀI TẬP BỔ SUNG - câu 4.a, 4.b phần bài tập bổ sung – trang 13,14 vở bài tập vật lí 9

Cho 3 điện trở \[{R_1} = 10\Omega \];\[{R_2} = 15\Omega \];\[{R_3} = 5\Omega \]. Có thể mắc ba điện trở này thành các mạch điện như thế nào để khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế \[U = 12 V\] thì \[I = 0,8 A\] ?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • 4.a.
  • 4.b.

II BÀI TẬP BỔ SUNG

4.a.

Cho 3 điện trở \[{R_1} = 10\Omega \];\[{R_2} = 15\Omega \];\[{R_3} = 5\Omega \]. Có thể mắc ba điện trở này thành các mạch điện như thế nào để khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế \[U = 12 V\] thì \[I = 0,8 A\] ?

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức định luật Ôm \[I = \dfrac{U}{R}\]

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt :

\[R_1= 10 Ω\]; \[R_2= 15Ω\]; \[R_3= 5 Ω\]

\[U = 12V, I = 0,8 A\]

Có bao nhiêu cách mắc? vẽ sơ đồ

Lời giải chi tiết:

\[R_{tđ}= U : I = 12 : 0,8 = 15 Ω\]

Các cách mắc như sau:

Cách 1:mắc một mình điện trở R2vào đoạn mạch.

Cách 2:mắc điện trở \[R_1= 10 Ω\] nối tiếp \[R_3= 5Ω\] vào đoạn mạch

Vẽ sơ đồ các cách mắc vào hình 4.3.

4.b.

Điền các từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở \[R_1\]và \[R_2\]mắc nối tiếp, nếu hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở tương ứng là \[U_1\]và \[U_2\]thì các hiệu điện thế này .............với điện trở \[R_1, R_2\].

Lời giải chi tiết:

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở \[R_1\]và \[R_2\]mắc nối tiếp, nếu hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở tương ứng là \[U_1\]và \[U_2\]thì các hiệu điện thế nàytỉ lệ thuậnvới điện trở \[R_1, R_2\]

Video liên quan

Chủ Đề