In your favor trong bảo lãnh ngân hàng là gì năm 2024

Trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự, nhu cầu ràng buộc việc thực hiện nghĩa vụ của các bên đã làm phát sinh các giao dịch bảo đảm và bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thường được sử dụng nhất trong các giao dịch kinh doanh, thương mại. Bên bảo lãnh thường là ngân hàng và dịch vụ bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều tranh chấp tiềm tàng từ giao dịch bảo lãnh ngân hàng thông qua Thư bảo lãnh này nếu không cẩn trọng. Do vậy, các giao dịch về bảo lãnh nên được các luật sư chuyên môn xem xét đánh giá kỹ trước khi tiến hành để đảm bảo tuân thủ và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, tránh tranh chấp xảy ra. Nếu có tranh chấp trong lĩnh vực bảo lãnh, cũng cần có luật sư hỗ trợ tư vấn pháp lý để có phương án xử lý cụ thể.

Theo quy định về bảo lãnh ngân hàng thì Cam kết bảo lãnh là văn bản do bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành dưới hình thức Thư bảo lãnh hoặc Hợp đồng bảo lãnh. Như vậy, Thư bảo lãnh ngân hàng được hiểu là văn bản cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Đối với trường hợp các bên lựa chọn hình thức bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh.

Khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh phải gửi văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh cho ngân hàng thực hiện bảo lãnh. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được coi là hợp lệ khi phía ngân hàng nhận được trong thời gian làm việc của ngân hàng và trong thời hạn cam kết bảo lãnh còn hiệu lực. Trường hợp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được gửi dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên bảo lãnh nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.

Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày ngân hàng bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ, ngân hàng bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp ngân hàng bảo lãnh từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối. Trường hợp trả thay bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán cho vay bắt buộc bằng loại ngoại tệ đã trả thay.

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng. Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận trên cơ sở mức phí bảo lãnh được bên được bảo lãnh chấp thuận. Trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ, các bên có thể thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điểm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí.

Tranh chấp có thể xảy ra từ nhiều tình huống, ví dụ thực tế có trường hợp phát hành thư bảo lãnh khống do cá nhân trong ngân hàng vi phạm quy định pháp luật, hoặc ký thư bảo lãnh sai thẩm quyền do chưa có uỷ quyền của người đại diện pháp luật của ngân hàng, hoặc thư bảo lãnh vi phạm về hình thức. Ngoài ra, nếu bảo lãnh có điều kiện được áp dụng thì tranh chấp có thể phát sinh từ cách hiểu điều kiện để được bảo lãnh đã đáp ứng được hay chưa. Do đó, người được bảo lãnh cần có luật sư có chuyên môn về tranh chấp ngân hàng tư vấn để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của Thư bảo lãnh ngân hàng và khả năng được bảo lãnh khi đạt được điều kiện để được yêu cầu ngân hàng thực hiện bảo lãnh.

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is an international law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.

Quyền của bên xác nhận bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng gồm những gì? Nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng?

Xin được giải đáp theo quy định mới.

1. Quyền của bên bảo lãnh đối ứng trong bảo lãnh ngân hàng gồm những gì?

Căn cứ (Có hiệu lực từ 01/04/2023) quy định quyền của bên bảo lãnh đối ứng như sau:

1. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng.

2. Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh.

3. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản đảm bảo (nếu có).

4. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).

5. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

6. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.

7. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo.

8. Hạch toán ghi nợ đối với số tiền trả thay cho bên được bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo cam kết.

9. Xử lý tài sản bảo đảm của bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

10. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

11. Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.

12. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Quyền của bên xác nhận bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng gồm những gì?

Theo (Có hiệu lực từ 01/04/2023) quy định quyền của bên xác nhận bảo lãnh như sau:

1. Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh.

2. Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).

3. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).

4. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt

5. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

6. Hạch toán ghi nợ đối với số tiền trả thay cho bên bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.

7. Xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

8. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

9. Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.

10. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo.

11. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng?

Tại (Có hiệu lực từ 01/04/2023) quy định nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh như sau:

1. Có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh.

2. Thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 22 Thông tư này.

3. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh.

4. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.

5. Trong vòng 05 ngày làm việc tiếp theo sau ngày nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phải có văn bản trả lời bên khiếu nại.

6. Thực hiện lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

7. Hướng dẫn bên nhận bảo lãnh về việc kiểm tra và xác nhận tính xác thực của cam kết bảo lãnh được phát hành.