Iraq ở đâu

Lịch sử Trung Đông phức tạp do đường biên giới khu vực này thay đổi liên tục theo thời gian - Ảnh: Getty

Iran và Iraq có chung đường biên giới đến 900 dặm [gần 1.450km], tên gọi chỉ khác nhau một ký tự. Nhiều người có thể nhầm lẫn hoặc tưởng hai quốc gia này có chung một nguồn gốc, nhưng thật ra đây là hai nền văn hóa - lịch sử khác nhau.

Theo sử gia người Mỹ Kallie Szczepanski, trong nhiều thế kỷ, người Iran và Iraq vô số lần chiến tranh với nhau vì lãnh thổ. Suốt khoảng thời gian đó, hai người láng giềng ít hòa thuận này cũng bị xâm lược bởi nhiều thế lực nước ngoài, từ người Mông Cổ khi xưa cho đến người Mỹ sau này.

Những khác biệt

Iran và Iraq là hai từ dễ phát âm sai. Iran đọc là "ih-RON" thay vì "AY-ran" - mang ý nghĩa là "Vùng đất của người Aryan". Tương tự, Iraq đọc là "ih-ROCK" thay vì "AY-rack" - bắt nguồn từ chữ Uruk [Erech] trong tiếng Sumer có nghĩa là "thành phố".

Cả hai quốc gia cũng có những tên gọi cũ, Iran là Ba Tư, còn Iraq là Mesopotamia.

Về mặt địa lý, thủ đô của Iran là Tehran, còn Iraq là Baghdad. Iran đứng thứ 18 trên thế giới về diện tích [636.000 dặm vuông], còn Iraq xếp thứ 58 [169.000 dặm vuông]. Dân số Iran khoảng 80 triệu người, còn Iraq khoảng 31 triệu.

Các đế chế cổ xưa từng cai trị hai vùng đất mà ngày nay là Iran và Iraq không giống nhau. Iran từng nằm dưới quyền của đế chế Medes, Achaemenid, Seleucid, và Parthia; còn Iraq bị xâm chiếm bởi đế chế Sumer, Akkad, Assyria và Babylon.

Đây là lý do khiến tính chất sắc tộc của hai nước rất khác. Phần lớn người Iran có nguồn gốc Ba Tư, trong khi người Iraq là chủ yếu mang di sản Ả Rập.

Khác biệt tiếp theo là thể chế chính trị. Ở nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, điều hành đất nước là một bộ máy Hồi giáo thần quyền, bao gồm tổng thống, Quốc hội [Majlis], Hội đồng chuyên gia và lãnh tụ tối cao.

Trong khi đó, ở Iraq là một chính phủ lập hiến liên bang, về cơ bản là hình thể cộng hòa dân chủ với các chức danh tổng thống, thủ tướng và nội các.

Yếu tố quốc tế ảnh hưởng lên hai chính quyền ở Iran và Iraq cũng khác. Iran ngày nay định hình bởi cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, còn Iraq bị Mỹ đánh chiếm và cải cách hồi năm 2003.

Phụ nữ Iran ngày nay - Ảnh: Iran Travelling

Các điểm giống nhau

Chính trị và lịch sử Trung Đông phức tạp cũng bởi đường biên giới khu vực này thay đổi liên tục theo thời gian - kết quả của các cuộc chiến tranh, từ đó văn hóa các nước láng giềng không ngừng phối trộn với nhau.

Điểm chung lớn nhất giữa Iran và Iraq là quốc giáo đạo Hồi, 90% người Iran và 60% người Iraq theo Hồi giáo dòng Shiite [lần lượt 8% và 37% theo dòng Sunni].

Khu vực Trung Đông đã chứng kiến trận quyết đấu nảy lửa giữa hai dòng Hồi giáo này trên khắp lục địa Á - Âu kể từ khi nó được sáng lập vào đầu những năm 600 Công nguyên.

Truyền thống Hồi giáo và ảnh hưởng của các đế chế xưa để lại dấu ấn ở Iran và Iraq đến tận ngày nay, tương tự phần lớn vùng Trung Đông. Tuy nhiên, chủ trương nhà nước về các triết lý tôn giáo đó có thể khác tùy nơi, ví dụ như quy định buộc phụ nữ đeo tấm che mặt.

Công ăn việc làm, nông nghiệp, giải trí, giáo dục... là những lĩnh vực Iraq và Iran chia sẻ nhiều điểm tương quan cũng bởi hiện tượng giao thoa văn hóa.

Về tài nguyên, cả hai nước đều sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn, Iran ước chừng 136 tỉ thùng, còn Iraq khoảng 115 tỉ thùng. Dầu mỏ là nguồn xuất khẩu quan trọng và cũng là nguyên nhân khiến biết bao tai ương đổ xuống vùng này.

Cuộc sống ở Iran trước cuộc cách mạng Hồi giáo 1979

PHÚC LONG

Bài viết Đất nước Iraq thuộc chủ đề về Thắc Mắt thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Buyer.Com.Vn tìm hiểu Đất nước Iraq trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem bài : “Đất nước Iraq”


Kết thúc mùa ăn chay Ramadan.

Nếu như Iraq không có được bờ biển dài thì lại may mắn có 2 dòng sông lớn là Tigris và Euphrates, chảy từ bắc xuống nam rồi đổ vào vùng Shatt al-Arab gần vịnh Ba Tư. Hai con sông này cung cấp nhiều phù sa [khoảng 60 triệu mét khối mỗi năm], cũng là nơi đem lại nguồn lợi thủy sản giàu có, là tuyến giao thông thủy hết sức quan trọng.

Người ta biết rằng, khu vực giữa 2 dòng sông Tigris và Euphrates [thường được gọi là lưỡng hà] là nơi sinh ra chữ viết và các nền văn minh cổ nhất. Kể từ thiên niên kỷ 6 trước Công nguyên, nền văn minh đã xuất hiện ở đây.

Nhưng trên thực tế, phần lớn đất đai Iraq là sa mạc. Đặc biệt, phía bắc đất nước là khu vực miền núi rộng lớn. Nơi đây có đỉnh núi cao tới 3.600 mét so với mực nước biển, đó là đỉnh Haji Ibrahim. Cùng với hoang mạc rộng lớn, với vùng châu thổ phì nhiêu thì Iraq cũng lại có những khu vực đầm lầy. Điều đó đã tạo nên một vùng địa lý đa dạng, những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Iraq có nhiều thành phố nhưng quan trọng nhất là thủ đô Baghda nằm ở trung tâm đất nước bên bờ sông Tigris. Còn phía nam là thành phố Basra; phía bắc là thành phố Mosul.

Cũng tương tự như những nước Vùng Vịnh, nền kinh tế Iraq phụ thuộc vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ, với khoảng 95% nguồn ngoại tệ. Số người làm việc trong lĩnh vực dầu mỏ rất lớn, cùng đó những người được hưởng lợi liên quan cũng rất đông đảo. Cho dù gặp nhiều khó khăn do chiến tranh, nhưng vào năm 2016 GDP của Iraq vẫn đứng thứ 56 thế giới, đứng thứ 20 châu Á và đứng thứ 6 Trung Đông.


Baghdad về đêm

Iraq sở hữu trữ lượng dầu mỏ rất lớn, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Arab Saudi.

Hiện dân số Iraq vào khoảng trên dưới 35 triệu người, trong đó 75% dân số Iraq là người Ả Rập. Người Kurd [khoảng 15%] sống tại khu vực miền bắc và đông bắc đất nước. Còn lại là những sắc dân ít người, trong đó có người Turkoman, người Assyria, người Iran, người Lur, người Armenia, người Arab Marsh, người Chechen, người Iraq.

Thủ đô Baghdad của Iraq hết sức lừng lẫy trong lịch sử, nó từng được coi là trung tâm của nền văn minh lưỡng hà. Sau này, Baghdad vẫn giữ vị  trí quan trọng ở Trung Đông với tác động chi phối khá lớn.

Sử sách ghi lại, vào năm 762, người ta bắt đầu khởi công xây dựng Baghdad. Quy hoạch lúc đầu của nó theo hình tròn. Cho tới nay, quy hoạch ấy vẫn được coi là độc đáo trong kiến trúc đô thị của thế giới. Bao quanh thành phố là một bức tường gạch kiên cố, được trổ ra ngoài bằng những cửa chắc chắn. Vì thế, Baghdad thời đó còn được coi như một pháo đài bất khả xâm phạm. Trên bức tường ở độ cao 2,9 mét còn có nhiều lỗ châu. Phía ngoài tường là một hào nước sâu nhằm hạn chế sự tấn   công đến từ bên ngoài. Theo Yaqhbi- nhà sử học Ả-rập, có thể người ta đã phải dùng đến 100.000 nhân công tay nghề xây dựng cao để xây dựng thành phố pháo đài. Công việc kéo dài trong rất nhiều năm, tuy nhiên thiết kế hình tròn ban đầu của nó không vì thế mà thay đổi.

Trong thời kỳ trung cổ, Bagdad được xem là thành phố lớn nhất thế giới. Ngay từ khi đó nó đã có tới 1,2 triệu người. Người ta cho rằng, sở dĩ người xưa chọn nơi này xây dựng thành phố là bởi có dòng sông Tigris chảy qua. Dòng sông đã tạo nên những vùng đồng bằng phì nhiêu và rộng lớn hai bên bờ. Sông Tigris chia Baghdad thành hai nửa, nửa phía đông được gọi là “Risafa” và nửa phía tây được gọi là “Karkh”. Tới nay tuy rằng dòng sông không còn đóng vai trò tối quan trọng những nó vẫn là điểm nhấn nổi bật nhất của kinh thành Baghdad.

Nói về Iraq cũng là nói về một nền văn minh cổ lừng lẫy trong lịch sử. Những giá trị của nền văn minh ấy vẫn tiếp diễn trong cuộc sống hôm nay cho dù thời thế đã khác. Người Iraq vẫn giữ cho mình lối sống, lối nghĩ truyền thống và vẫn hết sức tự hào về quá khứ vẻ vang.

Gần đây, trước làn sóng văn minh kỹ thuật số, viễn thông người ta còn  ngạc nhiên khi nhận thấy rất có thể người cổ đại Iraq đã chế ra pin cách đây 2.000 năm. Loại pin này có khả năng tạo ra dòng điện lớn hơn một volt.


Cuộc sống hàng ngày tại khu vực biên giới Iraq-Iran.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1938 khi nhà khảo cổ người Đức Wilhelm Konig tìm thấy những đồ vật tạo tác gọi là “pin Baghdad” bên ngoài thủ đô Baghdad. Tuy nhiên, công bố của ông lúc bấy giờ chưa được chú ý nhiều, cho mãi tới năm ngoái [năm 2016] người ta mới “sực nhớ” lại và lấy làm thú vị: hóa ra những gì chúng ta tưởng là phát minh của riêng mình trong thời đại công nghệ hiện đại, thì cũng đã được người cổ đại tìm ra rồi- tất nhiên là chưa ở độ tân tiến.

Như vậy, người Iraq có quyền tự hào mình chính là những nhà phát minh ra điện năng.

-“Pin Baghdad” thực sự là một món đồ cổ quý giá, được coi là vật kỳ lạ, là điều bí ẩn của cuộc sống- Paul Craddock, chuyên gia lĩnh vực luyện kim tại Bảo tàng Anh đưa ra nhận xét.

“Pin Baghdad” có cấu tạo khá đơn giản với lớp vỏ ngoài làm bằng đất sét nung, nắp pin làm từ nhựa đường. Một thanh sắt gắn xuyên qua nắp bình, nằm trong một ống đồng. Sau đó, bình được đổ đầy dấm, rượu vang hoặc hoặc một số chất có tính axit khác. Chúng đóng vai trò là dung dịch điện phân, giúp pin tạo ra điện. Dù chỉ đơn giản thế thôi, nhưng loài người đã phải lần mò 2.000 năm sau mới có được công cụ tích điện, phát điện hiện đại như ngày nay chúng ta sử dụng.    

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê iraq ở đâu hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé

Chủ Đề