Keo 502 tiếng Anh là gì

Keo 502


Keo 502 với tên khoa học là Cyanoacrylate, được ứng dụng nhiều trong ngành dân dụng, công nghiệp và y học. Trên thị trường Việt Nam hiện nay nó có nhiều tên gọi khác như keo mau khô, keo con voi, keo nóng, tên tiếng anh là super glue hay krazy glue.

1. Nguồn gốc keo 502

Vào năm 1750, lần đầu tiên trên thế giới có một người Anh Quốc đã được cấp bằng sáng chế ra sản phẩm chất kết dính và keo, chất liệu làm nên nó chính là cá. Từ đó, con người đã nhanh chóng phát triển hỗn hợp keo đính trên nhiều vật liệu khác nhau như cao su tự nhiên, xương động vật, tinh bột, protein



Tuy nhiên, thành công thực sử chỉ đến khi nhà tiến sĩ Harry Coover tìm ra chất gọi là Cyanoacrylate trong phòng thí nghiệm của hãng máy ảnh Kodak. Đến năm 1951, Cyanoacrylate tiếp tục được khám phá bởi 2 tiến sĩ là Coover và Fred Joyner. Hai người đã nghiên cứu và tìm ra một chất có khả năng chịu nhiệt cho máy bay phản lực là acrylate polymer. Cũng thông qua đó mà Cyanoacrylate được khẳng định mang lại hiệu quả tuyệt vời cho người dùng.

Ngày nay, hợp chất trên đã trở thành một phần không thể thiếu để cấu tạo nên các loại keo dán tổng hợp công nghiệp, điển hình nhất trong số đó chính là keo 502.




2. Keo 502 đa năng thế nào?

+ Keo 502 được sử dụng trên nhiều bề mặt khác nhau như nhựa, vải, gỗ, kim loại

+ Dù là ngành công nghiệp hay ngành dân dụng thì keo 502 đều được ứng dụng vô cùng rộng rãi.

Chỉ cần nhỏ 1 đến 2 giọt và đợi vài giây là keo có thể khô ngay trong tích tắc, giúp hoạt động sản xuất được hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian nhiều hơn.

3. Giá keo 502

So với các loại keo thông thường thì rõ ràng keo 502 có lợi thế khá lớn về giá. Mặc dù có công dụng vô cùng tuyệt vời nhưng giá thành bán ra của keo lại tương đối phải chăng. Đặc biệt, nhà sản xuất còn đóng keo thành nhiều dung tích chai khác nhau, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng như chai 30gram - chai 40gram - chai 50gram - chai 80gram - chai 100gram - chai 200gram - chai 500gram

4. Sử dụng keo 502 đúng cách và an toàn nhất

+ Sử dụng keo như thế nào là đúng cách?

Như đã nói ở trên, keo 502 có khả năng kết dính tương đối nhanh. Người dùng chỉ cần mất vài giây để keo có thể kết dính được 2 vật cần dán lại với nhau. Trung bình khoảng thời gian ấy là 3 đến 5 giây, do vậy đây vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm của keo 502. Bởi sau khi dán xong, khoảng thời gian keo khô rất nhanh, bạn không thể nào chỉnh sửa được vị trí của đồ vật theo đúng ý muốn. Vậy nên, nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn đó là canh chỉnh cẩn thận trước khi bắt đầu dán keo.



Bạn có thể sử dụng keo 502 để dán một số đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, cụ thể như giày dép, các món đồ nhựa, đồng hồ, mắt kính, điện thoạiTuy nhiên, đối với những vật dụng có kích thước nhỏ thì bạn cần phải cẩn trọng hơn nữa trong quá trình dán. Nguyên do là khi keo chảy lan ra các vùng thì việc tẩy rửa sẽ vô cùng khó khăn, nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ đẹp của sản phẩm.

Một gợi ý mà theo các chuyên gia bạn nên áp dụng để tránh tình trạng keo chảy lan ra các vị trí khác đó là nhỏ vài giọt keo vào một miếng sắt, để không khí tiếp xúc với chúng một lát cho keo đặt lại, như vậy việc kiểm soát keo khi dán lên các vật dụng nhỏ sẽ trở nên đơn giản hơn. Đối với các món đồ như chân bàn ghế gỗ, nhựa, bạn cũng có thể nhỏ vài giọt keo vào để nhằm mục đích tăng thêm độ vững chắc cho sản phẩm.

+ Cách sử dụng keo 502 an toàn

Trước hết cần phải nhớ rằng, khi làm việc với keo 502 bạn phải mặc đồ bảo hộ, đeo mặt nạ chống độc, mắt kính để tránh hóa chất bay vào mắt và hít phải mùi độc vào bên trong cơ thể. Theo một số nghiên cứu cho thấy, ngộc độc keo 502 có thể dẫn đến tình trạng suy đường hô hấp, ngạt khí, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Đối với không gian làm việc cùng keo 502 bạn phải đảm bảo sự thông thoáng, có cửa sổ và quạt thông gió để hơi và mùi keo có thể bay đi, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Ngoài ra, việc sử dụng keo 502 còn tùy thuộc vào mỗi loại vật liệu khác nhau, bạn cần phải cân nhắc làm sao để đảm bảo phát huy hết được công dụng của keo, tối ưu quy trình sản xuất, đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Với mội loại vật liệu khác nhau và dựa vào hiệu quả kinh tế, việc sử dụng từng loại keo sao cho hợp lý trong sản xuất công nghiệp là vấn đề luôn luôn tối ưu trong quy trình sản xuất.




5. Xử lý khi bị dính keo

+ Xà phòng

Khi bị dính keo, cách xử lý nhanh nhất là chạy vào nhà tắm và ngâm bàn tay vào trong hỗn hợp nước ấm pha loãng với xà phòng. Ngâm một lát sau đó bạn hãy chà xát bàn tay vào với nhau để lớp keo được bong ra, cuối cùng dùng khăn sạch lau khô là được.



+ Acetone

Acetone không còn xa lạ với các chị em phụ nữ, nó thường được bày bán ở quầy mỹ phẩm, tiệm sơn móng tay. Công dụng của nó là làm mềm chất cyanoacrylate có trong keo. Chỉ cần nhỏ một ít acetone lên vị trí bị dính keo rồi sau đó thực hiện việc tẩy rửa là sẽ ổn ngay. Tuy nhiên, điều mà bạn cần lưu ý khi sử dụng Acetone đó là không dùng bông thấm để thực hiện, bởi vì nó có phản ứng mạnh với chất cyanoacrylate. Ngoài ra, cũng không được nhỏ vào những bộ phận nhạy cảm như vết thương hở, mắt, miệng, mũi

+ Sử dụng giũa

Lấy giũa móng tay chà nhẹ lên lớp keo bị dính để chúng từ từ tróc ra. Thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước tay. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp đối với những người có da tay dày mà thôi.

+ Bơ

Sử dụng bơ bôi vào chỗ bị dính keo, cứ như vậy thực hiện liên tục để lớp keo mềm ra rồi sau đó rửa sạch. Chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn này, keo dính sẽ hoàn toàn biến mất, nó có thể thích hợp dành cho da nhạy cảm.



+ Dầu gió

Bạn có thể sử dụng dầu gió để chùi vết dính keo, phương pháp này cũng tương đối hiệu quả. Song, nếu lau một ít mà vẫn không thấy khả thi thì bạn nên đổi những phương pháp còn lại, tránh tình trạng bị nóng khi thoa quá nhiều dầu gió.

Thùy Duyên

Video liên quan

Chủ Đề