Kết quả xét nghiệm hiv dương tính là gì năm 2024

Người đứng đầu cơ sở xét nghiệm HIV đủ điều kiện khẳng định HIV dương tính có trách nhiệm thực hiện việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

[Khoản 1 Điều 30 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] 2006, được sửa đổi 2020]

1.2. Ai được thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính?

Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho những người sau đây:

- Người được xét nghiệm;

- Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm; cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người được xét nghiệm là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Người được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS; người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS;

- Người đứng đầu, điều dưỡng viên trưởng của khoa, phòng, đơn vị khác của cơ sở y tế có người nhiễm HIV được điều trị; nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;

- Người đứng đầu, người phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác;

- Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.

[Khoản 2 Điều 30 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] 2006, được sửa đổi 2020]

2. Tiếp cận thông tin người nhiễm HIV

2.1. Người được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV

Người được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV hao gồm:

- Nhóm 1: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS; người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS;

- Nhóm 2: Người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp thực hiện việc giám định, thanh toán, quản lý thông tin khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV;

- Nhóm 3: Người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ của cơ sở y tế khi trực tiếp thực hiện việc thanh toán, quản lý thông tin khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV;

- Nhóm 4: Người được người nhiễm HIV đồng ý cho phép tiếp cận thông tin của chính người nhiễm HIV.

[Khoản 3 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] 2006, được sửa đổi 2020]

2.2. Phạm vi tiếp cận thông tin người nhiễm HIV

Phạm vi tiếp cận thông tin người nhiễm HIV được quy định như sau:

- Người thuộc nhóm 1 được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV có nơi thường trú, nơi tạm trú hoặc được xét nghiệm HIV trên địa bàn được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS;

- Người thuộc nhóm 2, 3 được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế nơi làm việc hoặc được phân công giám định bảo hiểm y tế.

[Khoản 4 Điều 30 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] 2006, được sửa đổi 2020]

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Xét nghiệm HIV dương tính là gì có lẽ là thắc mắc của nhiều bạn đọc khi thực hiện xét nghiệm ở lần đầu tiên. Kết quả xét nghiệm dương tính có ý nghĩa thế nào, dương tính là gì,...? Những thắc mắc đó sẽ được giải đáp thông qua nội dung dưới đây.

1. Tìm hiểu virus HIV là gì?

Trước tiên, để tìm hiểu về kết quả xét nghiệm HIV dương tính là gì thì cần phải hiểu được HIV là gì,... Theo các chuyên gia y tế, HIV được hiểu là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Nếu trong cơ thể có chứa virus HIV nó sẽ gây tổn thương hệ miễn dịch khiến cơ thể không còn khả năng chiến đấu, chống lại bệnh tật.

Vậy, có những con đường nào lây lan virus HIV?

- Đường máu: HIV lây lan qua đường máu, khi bạn không cẩn thận tiếp xúc với bơm kim tiêm hoặc các chế phẩm khác có dính máu của người bị HIV thì nguy cơ lây nhiễm HIV là rất cao.

- HIV lây truyền từ mẹ sang con: nếu người mẹ bị nhiễm HIV thì con của họ cũng có khả năng cao mắc phải trong khi mang thai, khi sinh con và cho con bú,...

- HIV lây lan qua quan hệ tình dục [đặc biệt là quan hệ đồng giới]: quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV, điều đó đồng nghĩa với bạn cũng mắc phải bệnh này. Do đó, để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe bản thân, nên quan hệ chung thủy 1 vợ, 1 chồng và sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

Ống máu thực hiện xét nghiệm HIV

Xét nghiệm HIV được biết đến là phương pháp duy nhất để xác định 1 người có nhiễm HIV hay không. Mẫu xét nghiệm có thể được lấy bằng máu hoặc dịch trong cơ thể. Thời gian thông thường phát hiện người mắc bệnh có kháng thể từ 03 - 06 tháng, một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 1 năm, do đó nếu bạn nghi ngờ quan hệ tình dục không an toàn thì thời điểm lý tưởng để thực hiện xét nghiệm HIV cho kết quả đúng là 03 - 06 tháng. Nếu bạn thực hiện xét nghiệm trong khoảng thời gian ngắn hơn sẽ cho kết quả không chính xác.

Nên thực hiện xét nghiệm HIV trong khoảng thời gian từ 6 tháng kể từ thời điểm nghi nhiễm

2. Đối tượng nào cần xét nghiệm HIV?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng dù bạn ở độ tuổi nào cũng nên thực hiện xét nghiệm HIV tối thiểu một lần trong đời. Việc làm này giúp bạn nếu không may bị nhiễm HIV sẽ phát hiện được bệnh từ giai đoạn sớm và tinh thần khám, điều trị bệnh tốt hơn nhằm có biện pháp phòng ngừa kịp thời, tránh lây nhiễm bệnh tới người khác.

Đối với những người có những yếu tố như: quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người, không chung thủy quan hệ 1 vợ 1 chồng, không sử dụng các biện pháp phòng tránh hoặc vô tình bị phơi nhiễm trong quá trình làm việc, đối tượng đã từng bán dâm,... thì bạn nên đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt.

Người có quan hệ đồng tính nam.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm HIV để giảm thiểu khả năng lây truyền sang em bé [nếu mắc bệnh], phát hiện sớm có biện pháp điều trị kịp thời là cách bảo vệ sức khỏe bạn tốt nhất.

Thực hiện xét nghiệm HIV

3. Cần làm gì để phòng tránh bệnh HIV

Như đã phân tích các con đường lây truyền HIV ở bên trên, các chuyên gia y tế chỉ ra bạn nên thực hiện phòng tránh lây nhiễm HIV qua các cách sau:

- Không nghiện ngập, tiêm chích ma túy, tiêm chích là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh HIV.

- Sống lối sống khoa học, lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi,...

- Nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp quan hệ tình dục với bạn tình không biết rõ người bạn đó có mang bệnh lý hay không, quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ bằng miệng,... tất cả những điều này bạn không nên làm, nếu có hãy sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ.

- Hạn chế quan hệ tình dục trước hôn nhân.

- Không tái sử dụng bơm kim tiêm, không dùng chung bơm kim tiêm, chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng,... Đặc biệt công cụ dụng cụ dùng để xăm, bắn khuyên tai cần được tiệt trùng trước khi thực hiện.

- Hạn chế làm xước, đứt tay ở nơi công cộng có tiếp xúc với dịch, khuẩn hoặc máu của người lạ,...

- Đồ dùng cá nhân như cây cạo lông mày, bàn chải đánh răng,... không được phép sử dụng chung, đây cũng là yếu tố nguy cơ gây lây lan lớn.

Phân tích kết quả xét nghiệm

Trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản để phòng tránh bệnh truyền nhiễm là điều nên làm đối với tất cả mọi người. Cùng với băn khoăn xét nghiệm dương tính là gì thì nên thực hiện xét nghiệm tại đâu cũng là thắc mắc của nhiều khách hàng.

Với bề dày chuyên môn, kinh nghiệm, hơn 24 năm đồng hành phát triển cùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là nơi mang tới dịch vụ tốt nhất dành cho bạn.

Tại MEDLATEC, Trung tâm Xét nghiệm với hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại, đạt chuẩn ISO 15189:2012, một trong những quy chuẩn xét nghiệm quốc tế cho kết quả luôn nhanh chóng, chính xác đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, tại MEDLATEC còn có dịch vụ xét nghiệm tại nhà, nếu bạn ngại tới bệnh viện bởi thủ tục mệt mỏi hoặc không muốn ra ngoài khám bệnh vào ngày nghỉ thì lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tới mọi ngóc ngách người dân tại thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành trong cả nước sẽ đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe tiện lợi của bạn.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết bạn đọc đã hiểu ý nghĩa của xét nghiệm dương tính là gì cùng các cách phòng tránh để bản thân, gia đình không có người nhiễm HIV. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về ý nghĩa chỉ số xét nghiệm hay các bệnh lý khác bạn có thể tới trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Chủ Đề