Khái niệm quản lý hành chính tư pháp là gì

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@thuvienphapluat.com;

1. khái niệm về hành chính tưHành chính tư là hoạt động quản lý do các cơ quan không thuộc Chính phủ tiến hành. Hành chính tư điều hành mọi hoạt động, hướng đến việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức, trong đó có mục tiêu lợi nhuận. Hành chính tư được phân biệt với hành chính công.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

2. Đặc điểm của hành chính tư

quyền lực của hành chính tư thuộc về cá nhân hoặc tổ chức, người đứng đầu bỏ vốn kinh doanh, trả lương nhân viên hành chính tư sử dụng hệ thống quy tắc, quy định trong điều lệ, qui chế, nội qui của tổ chức là công cụ quản lý chủ yếu khi tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tuân thủ pháp luật hành chính tư sử dụng nguồn nhân lực của chủ đầu tư, chỉ huy động nguồn lực trong pham vi nội bộ tổ chức phạm vi điều chỉnh của hành chính tư là những công việc điều hành nội bộ trong khuôn khổ của một tổ chức mục tiêu của hành chính tư là phục vụ cho viêc mang lại lợi ích của cá nhân hay một nhóm người nhất định

3. chủ thể của hành chính tư

là các cá nhân, tổ chức[ngoài nhà nước] đó có thể là doanh nghiệp, bệnh viện,trường học, các tổ chức phi chính phủ.....và các tổ chức khác hoạt động với mục tiêu chủ yếu đáp ứng nhu cầu của một nhóm người nhất định do có một người hoặc một nhóm người quản lý

4 đối tượng của hành chính tư là cac công việc cụ thể trong khuôn khổ một tổ chức như quản trị nhân lực, quản trị văn phòng....

5. Quy mô:

Quy mô của hành chính tư linh hoạt, tùy từng tổ chức mà có quy mô khác nhau; ảnh hưởng cũng chỉ trong một phạm vi nhất định

Tư pháp hành chính là thuật ngữ được hình thành từ sự kết hợp hai khái niệm là “tư pháp” và “hành chính”. Nói đến tư pháp hành chính là nói đến lĩnh vực xét xử các tranh chấp giữa cơ quan nhà nước với công dân [cơ quan, tổ chức] trong quan hệ pháp luật hành chính, được thực hiện bởi toà án theo thủ tục tư pháp. Trong quan niệm về tư pháp hành chính vừa nêu, tranh chấp pháp luật như vậy được khoa học pháp lý gọi là tranh chấp hành chính [TCHC]. Gọi như vậy không có nghĩa là nội dung mọi tranh chấp đều do luật hành chính quy định. Có những TCHC mà nội dung được xem xét, giải quyết không do luật hành chính điều chỉnh, ví dụ tranh chấp về việc quản lý nhà nước theo quy địnhcủa Luật đất đai giữa cá nhân với cơ quan nhà nước. Cái chính là TCHC hàm ý chỉ tranh chấp xảy ra trong quan hệ pháp luật hành chính hay trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Còn thủ tục tư pháp thường được sách báo pháp lý gọi là thủ tục tố tụng, đượcáp dụng cho các hoạt động tư pháp.Tư pháp hành chính [TPHC] còn được gọiđơn giản là con đường toà án giải quyết TCHC. Ngoài ra, trong sách báo pháp lý hiện nay còn sử dụng phổ biến thuật ngữ “tài phán hành chính” theo nghĩa tương tự TPHC. Nhưng không đồng nhất thuật ngữ “tài phán hành chính” với thuật ngữ “tư pháp hành chính”. Tuy cũng là thuật ngữ chỉ con đường toà án giải quyết TCHC, song bản thân “tài phán hành chính” còn được sử dụng theo nghĩa: các cơ quan nhà nước [chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước] giải quyết các tranh chấp theo thủ tục hành chính [hoặc trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước]. Do đó, từ một góc nhìn nhất định, thuật ngữ “tài phán hành chính” không có tính xác định cao bằng thuật ngữ “tư pháp hành chính”.Trên nguyên tắc, khoa học pháp lý thừa nhận chung rằng giải quyết TCHC bằng conđường toà án là trật tự, cách thức bảo vệ quyền của công dân cao hơn so với conđường hành chính, đồng thời là cách thức bảo vệ quyền công dân cao nhất, xuất phát từ haiưu thế chủ yếu và nổi bật của con đường toàán giải quyết TCHC là:

Thứ nhất, xét xử TCHC bởi toà án là xét xử bằng một cơ chế có tính độc lập, đứng ngoài tranh chấp theo nguyên tắc thẩm phán xét xửđộc lập và chỉ tuân theo pháp luật; do đó, việc giải quyết vụ việc khách quan hơn. Ưu thế này rõ ràng là hơn trội so với việc TCHCđược giải quyết bởi chính cơ quan hoặc hệ thống cơ quan hành chính với tư cách là bên bị khiếu nại, đồng thời lại là người giải quyết khiếu nại theo cách thức được sách báo pháp lý gọi là“bộ trưởng ư quan toà” với những hạn chế vốn có.

Thứ hai, trình tự ư thủ tục giải quyết TCHC bởi toà án là trình tự ư thủ tục tư pháp. Trên nguyên tắc, thủ tục tư pháp bảo đảm dân chủ và pháp chế ở cấp độ cao hơn so với thủ tục hành chính giải quyết khiếu nại trong quan hệ quản lý. Nét rất đáng chú ý ở trình tự ư thủ tục tư pháp là hoạt động tranh tụng, cái mà thủ tục hành chính không thể có được. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng sự vận hành của thủ tục tố tụng bao giờ cũng phức tạp hơn so với thủ tục hành chính. Đó vừa là ưu điểm, vừa có thể là nhược điểm. Nó có thể đưa lại sự bảo đảm tốt quyền công dân, nhưng có thể gây cho họ những phiền phức nhất định, chẳng hạn, thời hạn xem xét khiếu kiện [hoặc khiếu nại] thường là dài hơn, đòi hỏi ở họ khả năng nhấtđịnh khi tranh tụng, tốn kém trong việc mời người bào chữa v.v...Trong thực tế pháp lý ở nước ta, có quan niệm xem việc tăng cường vai trò và phạm vi hoạt động của TPHC như một cách thức làm giảm tải giải quyết các khiếu nại hành chính cho các cơ quan hành chính nhà nước để các cơ quan này dồn sức vào việc quản lý hành chính nhà nước, không phải vướng bận vào việc giải quyết khiếu nại mà nhiều khi là gánh nặng. Chúng tôi cho rằng, tăng cường TPHC trước hết và trên hết là để mở rộng khả năng bảo vệ quyền công dân bởi một thiết chế bảo vệ quyền công dân cao nhất. Tuy nhiên, đề cao vai trò của TPHC không có nghĩa là loại bỏ con đường hành chính giải quyết khiếu nại. Vì, việc giải quyết khiếu nại bởi các cơ quan hành chính vẫn là hoạt động có giá trị nhất định và là một phần của hoạt động quản lý [thủ tục đơn giản, cấp hành chính không chỉ tự kiểm tra, xử lý tính hợp pháp mà còn cả tính hợp lý của quyết định, hành vi hành chính...]. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác làm cho có những khiếu nại không thể giải quyết theo con đường toà ánđược mà phải theo trật tự hành chính [ví dụ:vì lý do an ninh, quốc phòng, vì pháp luật chưa hoàn chỉnh...].Khi xem dân chủ và pháp luật là những nhân tố cốt lõi trong nhà nước pháp quyền và của việc xây dựng nhà nước pháp quyền thì TPHC chính là sự phản ánh rất đặc trưng các nhân tố ấy. TPHC trên nguyên tắc là định chế pháp luật bảo vệ hữu hiệu nhất quyền công dân khỏi mọi sự vi phạm pháp luật từ quan, viên chức nhà nước.TPHC là một đặc trưng cơ bản, nhất thiết phải có của nhà nước pháp quyền, nhưng khẳng định sự hiện diện của TPHC là bằng chứng về sự hiện diện nhà nước pháp quyền không phải bao giờ cũng đúng. Xin nêu ví dụ cụ thể ở nước ta, cho đến Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001, Nhà nước ta mới chính thức được xác định là xây dựng theo hướng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Nhưng trước đó, chúng ta đã có định chế TPHC giải quyết TCHC theo thủ tục dân sự với quy mô nhỏ. Với quy mô TPHC nhỏ bé thì khó có thể nói gì về sự đặc trưng cho nhà nước pháp quyền được. Ngày nay, không thể hình dung một nhà nước nào không tồn tại định chế TPHC với “tầm vóc” và vai trò nhất định trong thực tế. Nhưng do những yếu tố khác nhau mà hình hài của TPHC các nước có thể không giống nhau. Việc giải quyết TCHC có thể bởi các cơ quan xét xử khác nhau: các toà án hành chính thuộc hệ thống cơ quan hành chính [Cộng hoà Pháp]; các toà án hành chính riêng biệt bên cạnh các toà án khác [Cộng hoà liên bang Đức]; các toà án thường [Hoa Kỳ] hoặc các toà hành chính nằm trong một hệ thống toà án duy nhất [Trung Quốc]... Phạm vi các TCHC được giải quyết bởi toà án mỗi nước cũng hoàn toàn không giống nhau. Hầu hết các nước chỉ quy định toà án giải quyết các tranh chấp về quyết định hành chính cá biệt và hành vi hành chính [với phạm vi khác nhau], nhưng cũng có nước cho phép toà án xem xét cả văn bản có tính quy phạm của cơ quan hành chính [Cộng hoà Pháp]. Các hình thức tố tụng trong xét xử của toà án có thể là tố tụng hành chính, có thể là tố tụng dân sự, hoặc kết hợp cả hai hình thức tố tụng đó với các quy định cũng có nhiều điểm khác nhau.

2. Quá trình hình thành và phát triển tư pháp hành chính Việt Nam

Hiện nay, có không ít người nhìn nhận conđường toà án giải quyết khiếu nại hành chính chỉ hiện diện từ khi Quốc hội nước ta thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Toà án nhân dân về lập Toà hành chính trong hệ thống Toà án nhân dân và tiếp đó là Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 1996. Đơn giản là vì từ lâu trước đó, khái niệm, nội dung và giá trị của TPHC ít được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. Nhưng, TPHC đã đi “ngọt” vào đời sống pháp lý nước ta mà không mấy người biết được hoặc để tâm đến.Trước Cách mạng tháng Tám, theo mộtđạo dụ, chính quyền bù nhìn của thực dân Pháp đã thành lập ở Việt Nam Toà án hành chính để giải quyết một số TCHC [ví dụ: tranh chấp về thuế]. Sau Cách mạng tháng Tám, theo Sắc lệnh số 41ưSL ngày 3/10/1945, Chính phủ đã giao cho Bộ T ư pháp tiếp quản Toà án hành chính của chếđộ cũ. Nhưng theo dõi các văn bản pháp luậtđăng trong Công báo của Nhà nước ta giaiđoạn này và hàng chục năm về sau không thấy nói gì thêm về việc tổ chức và hoạt động của Toà án Hành chính đã được tiếp quản ấy, ngoại trừ tại Điều 120 của Luật Thuế trực thu Việt Nam được ban hành theo Sắc lệnh số 49

- SL ngày 18/6/1949 có quy định rằng người chịu thuế không đồng ý với suất thuế xácđịnh cho mình thì sau khi đã khiếu nại đến Ty thuế trực thu có quyền “khiếu nại trước Toàán hành chính”. Có lẽ trong điều kiện kháng chiến lúc bấy giờ không chắc đã tổ chức Cho đến năm 1957, trong Sắc luật số 4 về bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp ngày 20/7/1957, dáng dấp của TPHC đã xuất hiện. Theo Điều 15 của Sắc luật này, thì khiếu nại của công dân về việc lập danh sách cử tri trước hết được gửi đến cơ quan lập danh sách cử tri để giải quyết. Khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ có quyền khiếu nại đến Toà án nhân dân. Quy định pháp luật này còn được tiếp tục quy định trong các luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cho đến nay. Như thế, TPHC trong Nhà nước mới có thể chỉ xuất hiện thực sự vào những năm đầu tiên sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Bắc. Đó là loại hình TPHC, trong đó, toà án xét xử theo thủ tục dân sự khiếu nại của công dân về việc lập danh sách cử tri.Ngày 29/11/1989, Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Điều 11 của Pháp lệnh này đã xác định Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các vụ án có liên quan đến việc khiếu nại về danh sách cử tri, việc cơ quan hộ tịch từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch. Đây là các việc được thực hiện theo thủ tục hành chính do các cơ quan hành chính thực hiện. Như vậy, đến đây, chúng tađã có một định chế TPHC khá hoàn chỉnh giống như các nước giải quyết việc TCHC bằng các toà án thường với ba đặc trưng của TPHC bất kỳ nào là:

  1. Sự hiện diện tranh chấp pháp luật, được gọi là TCHC, được giải quyết theo con đường tư pháp;
  1. Có một cơ quan phán quyết về tính hợp pháp hay bất hợp pháp của các TCHC với tư cách là toà án, cụ thể là Toà án nhân dân xét xử vụ án hành chính cùng với các vụ án dân sự khác;
  1. Thủ tục được áp dụng trong việc giải quyết, xét xử vụ án là thủ tục tư pháp [hay là thủ tục tố tụng]. Cụ thể ở đây là thủ tục dân sự.

Như thế, TPHC xuất hiện trước tiên là ở loại hình Toà án Dân sự giải quyết TCHC. Nhưng với định chế TPHC hạn hẹp trong việc xét xử một số loại do Toà Dân sự thực hiện thì rõ ràng, tầm kiểm tra của Toà án đối với hoạt động của cơ quan hành chính cũng như khả năng bảo vệ các quyền của công dân rất thấp.Ngày 28/10/1995, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức toà án nhân dân. Theo đó trong cơ cấu của Toà án tối cao và Toà án cấp tỉnh, toà hành chính được tổ chức thành một phân toà bên cạnh các phân toà khác. Đối với toà án cấp huyện, có các thẩm phán chuyên trách xét xử TCHC. Đồng thời với việc lập các Toà Hành chính, thủ tục tố tụng hành chính áp dụng cho việc xét xử TCHC cũng được ban hành mới.Khi cho ra đời toà hành chính, các nhà làm luật đã không đụng chạm gì đến loại hình toà dân sự đang tồn tại. Như vậy, kể từ ngày 01/07/1996 [thời điểm có hiệu lực của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính], cùng lúc ở nước ta hoạt động song song cả hai loại hình TPHC. Đương nhiên, loại hình “toà hành chính” có quy mô lớn hơn nhiều “toà dân sự”, được thể hiện trên các điểm chủ yếu sau:

-Loại hình toà hành chính có cơ cấu riêng chuyên giải quyết TCHC. Đó là các Toà hành chính trong Toà án các cấp tỉnh và trung ương và thẩm phán ở Toà án cấp huyện. Trong khiđó, ở loại hình toà dân sự, Toà án xét xử TCHC không phải là cơ cấu hình thành chủ yếu để giải quyết TCHC.

- Toà hành chính là thiết chế chỉ giải quyết và giải quyết bộ phận đáng kể các TCHC quyđịnh tại Điều 11 của Pháp lệnh sửa đổi bổ sung tháng 12/1998, còn Toà Dân sự chỉ xét xử một vài TCHC.

- Thủ tục hành chính giải quyết khiếu nại của công dân là hình thức tố tụng hành chính riêng biệt, với các quy định sát với việc giải quyết TCHC. Trong khi đó, thủ tục tố tụng dân sự giải quyết TCHC tuy về cơ bản có các nguyên tắc, các giai đoạn và chế định và nhiều quy định giống thủ tục tố tụng hành chính [do chỗ cùng là việc kiện và cùng trong một hệ thống pháp luật…], nhưng dầu sao thì cũng chủ yếu quy định thích hợp cho việc giải quyết các vụ án dân sự.

Tuy chưa thể nói là đã thật hoàn chỉnh, nhưng nhìn chung, với sự hiện diện hai loại hình TPHC, chúng ta đã có định chế TPHC cần thiết để có thể bảo vệ ở cấp độ cao nhất quyền công dân.

Nhìn toàn bộ, chúng tôi có hai nhận xét lớn về quá trình hình thành và phát triển của TPCH ở nước ta như sau:

1. TPHC từ chỗ là định chế hình thành ít nhiều có tính chất ngẫu nhiên hoặc chính xác hơn là nhằm giải quyết các việc TPHC đơn lẻ,

đã đến chỗ phát triển thành định chế lớn, dần thể hiện rõ rệt một đặc trưng quan trọng của nhà nước pháp quyền.

2. TPHC ngày càng được hoàn thiện. Sự hoàn thiện này được thể hiện ở mấy điểm sau: từ chỗ TCHC chỉ do toà dân sự giải quyết đã đi đến chỗ có riêng toà hành chính song song với toà dân sự trong hệ thống Toàán nhân dân để cùng xét xử loại tranh chấp này; từ chỗ chỉ rất ít TCHC được giải quyết bởi Toà án tiến đến việc đưa vào xét xử bởi Toà án phần lớn các khiếu nại hành chính có tầm quan trọng đối với việc bảo vệ quyền công dân; từ chỗ TCHC được giải quyết theo các hướng dẫn đơn lẻ, rải rác của Toà án nhân dân tối cao về tố tụng dân sự1 đến chỗ có các quy định về thủ tục tố tụng dân sự khá hoàn chỉnh và nay cùng với hình thức tố tụng này còn có thêm hình thức tố tụng hành chính áp dụng riêng cho TCHC được giải quyết tại Toà Hành chính.

3. Kết luận

Một trong những vấn đề được giới nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn nước tađặt ra hiện nay là hướng phát triển tiếp theo của định chế này sẽ thế nào. Câu hỏi đượcđặt ra này có ý nghĩa cả về mặt khoa học và mặt thực tiễn. Dự báo về sự phát triển của TPHC nước ta trong nhiều năm tới, theo chúng tôi, sẽ không có thay đổi thật lớn nào về mô hình TPHC hiện tại, nhưng có thể có những biến đổi cần thiết theo các hướng:

Một là, để giải quyết TCHC, hiện nay chúng ta đang có hai loại hình TPHC: Toà hành chính và Toà dân sự, trong đó, Toà Hành chính là loại hình TPHC chủ đạo. Vấnđề được đặt ra là có cần thiết phải cùng lúc có hai loại toà cùng giải quyết TCHC hay không? Chúng ta đều biết, ở một phương diện nhất định, quy định việc giải quyết TCHC chỉ bởi một loại cơ quan sẽ làm cho việc tổ chức TPHC thu về một mối và rành mạch hơn. Trong một thời điểm nào đó, việc xác định các TCHC được giải quyết theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụán dân sự là hợp lý. Tuy nhiên, sau khi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chínhđược ban hành và sửa đổi, có nhiều loại TCHC có liên quan đến việc dân sự ư kinh tế như chuyển giao công nghệ, sở hữu công nghiệp... đã được xác định thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà Hành chính, thì nên xácđịnh chỉ có Toà Hành chính là cơ quan giải quyết TCHC. Nghĩa là, về nguyên tắc, Toà Dân sự có thể chấm dứt việc giải quyết các TCHC trong tương lai.

Hai là, các TCHC được giải quyết bởi Toà Hành chính sẽ ngày càng được mở rộng. Ngoài các TCHC được Toà hành chính giải quyết theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, trên thực tế, Chính phủ đã quy định thêm trong các nghị định về một số TCHC nữa

được giải quyết tại Toà Hành chính. Theo chúng tôi, mở rộng phạm vi TCHC được Toàán giải quyết là vấn đề có tính quy luật của phát triển dân chủ và yêu cầu tăng cường bảo vệ quyền con người trong chế độ ta, đồng thời cũng là đòi hỏi bắt buộc của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN nước ta. Vì vậy, sẽ không có gì lạ khi ngày càng có nhiều TCHC được đưa vào giải quyết theo conđường toà án.ở đây, có thể sẽ có câu hỏi đặt ra là tại sao không quy định ngay một lần về phạm vi TCHC giải quyết bởi Toà Hành chính? Theo chúng tôi, không thể quy định ngay được như vậy vì muốn đưa TCHC nào vào diện được Toà án xét xử thì nhất thiết phải có tiền đề là pháp luật về tranh chấp đó phải hoàn chỉnh ở mức độ nhất định, vì nguyên tắc xét xử của Toà án là: thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân khác [ví dụ: an ninh, quốc phòng...] cũng khiến cơ quan có thẩm quyền phải cân nhắc có nên đưa một TCHC cụ thể cho toà án giải quyết hay không.

Ba là, thủ tục giải quyết TCHC sẽ ngày càng hoàn thiện. Nếu Toà Dân sự không giải quyết TCHC nữa thì tố tụng hành chính sẽ là hình thức duy nhất giải quyết TCHC. Mới đây, Toà án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn liên quan đến việc thực hiện một số quy định của thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, ví dụ: xử lý về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp nhiều người cùng liên quanđến một quyết định hành chính nhưng họ khiếu nại theo các hướng khác nhau: đến toàán và đến cơ quan hành chính. Hoặc hiện nay đang đặt ra vấn đề có cần hay không giaiđoạn tiền tố tụng, vấn đề xác định độ dài thời hạn khởi kiện cho phép tại toà án sau khi đã khiếu nại theo con đường hành chính... Thực tiễn đời sống pháp lý sẽ cho thấy cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn thủ tục hành chính giải quyết TCHC và hoàn thiện như thế nào. Không những chúng ta phải xem xét trongđiều kiện cụ thể đang có, thủ tục đã phù hợp chưa, mà bản thân sự vận động của đời sống pháp lý cũng đặt ra trong tương lai các vấn đề thủ tục mới./.

Quản lý hành chính tư pháp là gì?

Quản lý hành chính – tư pháp được hiểu là “quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với hoạt động hành chính – tư pháp, dựa trên các quy luật khách quan của đời sống kinh tế - xã hội nhằm phát triển kinh tế - xã hội, duy trì và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm thực hiện các ...

Công việc quản lý hành chính là gì?

Quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chính nhà nước lên đối tượng là con người hoặc là các mối quan hệ xã hội để đạt mục tiêu của chính phủ. Phương pháp quản lý và cách tiếp cận cụ thể phụ thuộc vào từng thể chế chính trị tại các nước, cũng như mục tiêu cần đạt được.

Hành chính là gì cho ví dụ?

Hành chính là các hoạt động và quy trình được thực hiện bởi chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước để quản lý và điều hành các dịch vụ và chính sách công cộng. Hành chính là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như thuế, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, tài chính, giao thông vận tải…

Thủ tục hành chính tư pháp là gì?

Thủ tục hành chính tư pháp trong hoạt động của Tòa án được hiểu là các quy trình, thủ tục mang tính chất hành chính hỗ trợ cho hoạt động xét xử tại Tòa án, giải quyết các yêu cầu của người dân trước và sau các phiên tòa xét xử và các hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Tòa án các cấp.

Chủ Đề