Khái niệm văn hóa của unesco đưa ra năm 1982 năm 2024

Họ và tên học viên: NGUYỄN BÁ THANH Mã số học viên: Lớp: Nghiên cứu sinh Văn hóa học K Khóa học: 2023 - 2026 Hà Nội - 2023

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1. QUAN NIỆM CỦA UNESCO VỀ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

4

  1. Khái luận về văn hóa và phát triển 4
  2. Vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển 7 Chương 2. Ý NGHĨA QUAN NIỆM CỦA UNESCO VỀ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN VỚI VIỆT NAM

9

  1. Văn hóa và phát triển ở Việt Nam 9
  2. Thực trạng và một số vấn đề đặt ra về xây dựng văn hóa trong phát triển ở Việt Nam

16

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

UNESCO về văn hóa và phát triển đã được nhiều quốc gia tiếp nhận, phát triển phù hợp với đặc điểm riêng của mình, trong đó có Việt Nam. Việt Nam trong thời gian gần đây được xem là nước có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới, với trung bình chỉ số phát triển trước đại dịch covid - 19 là 6 - 7%/năm. Vì vậy, sự phát triển nhanh về kinh tế cũng đặt ra những vấn đề về văn hóa, xã hội, con người. Với bản chất cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự kế thừa, phát triển quan điểm của UNESCO về văn hóa, Việt Nam đặc biệt coi trọng vấn đề văn hóa trong phát triển, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển. Tuy nhiên, quan điểm về văn hóa và phát triển của UNESCO có tính phổ quát. Vì vậy, khi tiếp nhận, kế thừa quan điểm của UNESCO các nhà nghiên cứu và Đảng Cộng sản Việt Nam có sự kế thừa, sáng tạo, phù hợp với tính đặc thù của văn hóa Việt Nam. Vì vậy, vấn đề Quan niệm của UNESCO về văn hóa và phát triển, ý nghĩa đối với Việt Nam được tác giả lựa chọn làm tiểu luận khi nghiên cứu học phần Quan niệm của UNESCO về phát triển văn hóa. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở quan niệm của UNESCO về văn hóa và phát triển làm rõ ý nghĩa đối với Việt Nam trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách văn hóa và phát triển. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, tiểu luận có nhiệm vụ: - Tìm hiểu, phân tích quan niệm của UNESCO về văn hóa và phát triển. - Rút ra ý nghĩa quan niệm văn hóa và phát triển của UNESCO với Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa và phát triển; thực tiễn văn hóa và phát triển ở Việt Nam. - Đặt ra một số vấn đề về văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở quan niệm của UNESCO về văn hóa và phát triển; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam về xây dựng, phát triển văn hóa; thực tiễn văn hóa và phát triển hiện nay, tác giả xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu sau: Nghiên cứu ý nghĩa tham chiếu từ quan niệm của UNESCO về văn hóa và phát triển với Việt Nam. Thực tiễn chính sách phát triển văn hóa Việt Nam trong quá trình phát triển.
  2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Tiểu luận được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa. Tiểu luận nghiên cứu bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, hệ thống, đối chiếu, so sánh, ...
  3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về lý luận, bài tiểu luận hệ thống hóa và góp phần làm rõ ý nghĩa quan niệm về văn hóa và phát triển của UNESCO đối với Việt Nam. Về thực tiễn, bài tiểu luận đánh giá khách quan, khoa học và đề xuất một số vấn đề về văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay.
  4. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của thu hoạch gồm 2 chương, 4 tiết.

Từ giữa cuối thế kỷ XIX, khi văn hóa trở thành một ngành khoa học, đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa ra, tuy nhiên, định nghĩa được nhiều nhà khoa học sử dụng, trích dẫn làm công cụ nghiên cứu và các quốc gia kế thừa để ban hành chính sách phát triển là khái niệm của UNESCO. Tại Hội nghị thế giới về các chính sách văn hóa diễn ra tại Mexico năm 1982 đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay của một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”. UNESCO đã tiếp cận văn hóa dựa trên mô ̣t phương pháp tổng hợp: miêu tả - hê ̣ thống chỉnh thể. Phương pháp miêu tả cho phép các nhà khoa học của UNESCO đă ̣t trọng tâm vào viê ̣c liê ̣t kê tất cả những gì mà khái niê ̣m văn hóa bao hàm; những đă ̣c tính cơ bản của văn hóa, những khía cạnh tác đô ̣ng của văn hóa để từ đó làm cơ sở nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Đồng thời, tiếp câ ̣n văn hóa theo phương pháp hê ̣ thống- chỉnh thể, nghĩa là xem xét văn hóa như mô ̣t hê ̣ toàn vẹn, c ó cấu trúc xác định và vâ ̣n đô ̣ng, phát triển nhờ sự tương tác theo quy luâ ̣t riêng giữa các bô ̣ phâ ̣n cấu thành (hê ̣ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống là các yếu tố để cấu thành nên bản sắc của từng dân tô ̣c, để phân biê ̣t giữa dân tô ̣c này với dân tô ̣c khác). Đây chính là cách tiếp câ ̣n không xa rời bản chất, đă ̣c trưng của văn hóa, giúp văn hóa được nhìn nhâ ̣n mô ̣t cách toàn diê ̣n hơn. Đến năm 1988, UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng thể các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại..., hình thành một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - văn hóa nhằm giúp xác định về đặc tính riêng biệt của từng dân tộc” [2, tr] Định nghĩa này là bước hoàn thiện định nghĩa năm 1982 khi khẳng định văn hóa được sản sinh ra từ hoạt động sáng tạo của của con người và con người

là chủ thể của sự sáng tạo, quyết định sự sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần. Sự sáng tạo này không chỉ được thực hiện trong quá khứ mà nó còn được thực hiện trong hiện tại. Có nghĩa là văn hóa luôn gắn với tính động, văn hóa không ngừng tự phát triển và bổ sung, văn hóa gắn liền với sự phát triển. 1.1. Quan niệm về phát triển Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, khái niệm phát triển được nhiều người quan tâm, không dừng lại ở tâm lý học mà chuyển sang kinh tế học, xã hội học và nhiều khoa học khác. Khái niệm phát triển dần trở thành công cụ hoạch định và quản lý rất nhiều lĩnh vực trong xã hội của các quốc gia. Tuy nhiên, để có quan niệm về phát triển như hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã xem phát triển là tăng trưởng kinh tế, là thu nhập bình quân đầu người một năm..ính vì thế, các chính sách phát triển của nhà nước đều tập trung vào việc làm sao tăng khả năng sản xuất kinh tế của xã hội. Khi coi trọng tăng trưởng các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cho rằng kinh tế và khoa học - công nghệ quyết định sự phát triển xã hội, còn những yếu tố như văn hóa, lối sống, đạo đức, văn học nghệ thuật không trực tiếp đóng góp vào phát triển. Do vậy, những thiết chế và chính sách về xã hội, văn hóa bị xem nhẹ. Trên thực tế, những quốc gia này đã có sự xuống cấp nghiêm trọng về lối sống, đạo đức, nhân phẩm, tạo ra những “người nghèo không gốc rễ và người giàu không lý tưởng”. Xã hội vì thế nảy sinh những vấn đề như: tăng trưởng kinh tế nhưng việc làm ngày càng giảm; tăng trưởng kinh tế nhưng phân hóa giàu nghèo ngày cảng sâu sắc; tăng trưởng kinh tế nhưng đa số dân chúng không có quyền làm chủ; tăng trưởng kinh tế nhưng suy thoái về văn hóa, đạo đức; tăng trưởng kinh tế nhưng môi trường bị ô nhiễm. Với thực trạng trên, vấn đề được đặt ra cấp thiết là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với chính sách xã hội, văn hóa để đảm bảo tiến bộ xã hội và hạnh phúc của con người. Tăng trưởng kinh tế đồng thời phát triển con người toàn

tế. Như vậy, định hướng lại tư duy phát triển đã thừa nhận vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa trong phát triển. 1. Vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển Trước hết, văn hóa là trung tâm của sự phát triển. Thực tế, con người là chủ thể và khách thể của sự phát tiển, không cô lập. Con người tương tác theo nhiều cách và nơi mà họ tương tác đó diễn ra được cung cấp bởi văn hóa. Mối liên hệ giữa văn hóa và sự phát triển quy mô vật chất hay kinh tế luôn thông qua con người với tư cách là một thực thể của văn hóa. Con người với tư cách là một thực thể văn hóa, không chỉ tham gia vào hoạt động kinh tế mà còn tham gia vào các lý thuyết kinh tế và vào việc uốn nắn các trào lưu kinh tế. Bản thân văn hóa và kinh tế là các khái niệm chỉ xuất hiện trong nhận thức, chúng không phải là thực thể. Văn hóa và kinh tế cũng chỉ là những khái niệm tinh thần, sẽ thay đổi cùng với thời gian, cùng với sự thay đổi cả văn hóa lẫn kinh tế. Măt khác, sự phát triển còn bao hàm cả việc cải thiện điều kiện tự nhiên, môi trường sinh sống của con người. Sự tăng trưởng về kinh tế tất yếu để lại các hậu quả xấu về môi trường cần phải giải quyết. Vì vậy, cần phải có định hướng mang tính văn hóa - xã hội với sự phát triển. Khi sự phát triển không chỉ hướng đến tăng trưởng đơn thuần mà còn cải thiện môi trường sống thì cũng có nghĩa văn hóa đã đóng vai trò như là một hệ điều tiết thường trực, tự giác của sự phát triển. Những nguyên tắc cơ bản này được thể chế hóa trong toàn xã hội, được thể hiện trong chính sách của các quốc gia trên thế giới, điển hình các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo, ... Nguyên Tổng giám đốc UNESCO, F đã khẳng định: “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều” [7, tr].

Hai là, văn hóa là động lực cho sự phát triển. Nguyên Tổng giám đốc UNESCO, F đã khẳng định “Thực tế, văn hóa không chỉ đơn thuần là mảnh đất mà trên đó tài năng sáng tạo của từng cá nhân và tập thể không ngừng được nảy nở và phát huy, mà nó còn là nguồn cổ vũ trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển” [7, tr]. Như vậy, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngay từ những năm 1970, UNESCO đã nhận thấy rõ điều này: “Sự phát triển văn hóa không chỉ bổ sung và điều chỉnh sự phát triển nói chung mà còn là một công cụ thực sự của sự tiến bộ” [8, tr]. Tuy nhiên, đây lại là điều mà như Tổng giám đốc F đã nhận định là “cái mà lâu nay chúng ta vẫn thiếu”. Do đó, UNESCO kêu gọi: “Từ nay trở đi, văn hóa cần coi mình như một nguồn cổ súy trực tiếp cho phát triển và ngược lại, phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội” [7, tr]. Cụ thể hóa quan điểm này, UNESCO đã tiến hành các Hội nghị, Hội thảo và xúc tiến thông qua các công ước quốc tế liên quan đến các khía cạnh của văn hóa vì phát triển này như: Văn hóa và kinh tế, văn hóa và khoa học, văn hóa và môi trường, văn hóa vì hòa bình... hoặc các chính sách bảo vệ di sản văn hóa, phát triển công nghiệp văn hóa... Mặt khác, “gắn văn hóa với phát triển, chúng ta có thể cùng lúc vừa bảo vệ được bản sắc sáng tạo của nền văn hóa thông qua việc ngăn chặn được sự đồng nhất hóa các hệ thống tiêu chuẩn; mặt khác còn không ngừng thúc đẩy được sự trao đổi có hiệu quả giữa các nền văn hóa khác”. UNESCO vẫn tiếp tục khẳng định đa dạng văn hóa là một đặc tính quý báu của nhân loại và vấn đề đa dạng văn văn hóa cũng là một trong những vấn đề quan trọng nổi bật của phát triển. Bởi lẽ, có đa dạng văn hóa mới có phát triển và chỉ thực sự có hòa bình, phát triển khi tôn trọng đa dạng văn hóa.

Như vậy, có thể thấy quan điểm của UNESCO về vấn đề văn hóa và phát triển tương đối toàn diện. Trong mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển thì hạt nhân phải là con người, sự phát triển phải hướng đến ngày càng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Chương 2 Ý NGHĨA QUAN NIỆM CỦA UNESCO VỀ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN VỚI VIỆT NAM 2. Văn hóa và phát triển ở Việt Nam 2.1. Quan điểm về văn hóa và phát triển Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng vai trò của văn hóa, xác định công tác văn hóa là một bộ phận quan trọng của cách mạng Việt Nam. Chính quan điểm khoa học, cách mạng đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát huy được sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành lại độc lập dân tộc năm 1945 và thực hiện hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam một mặt kế thừa, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, mặt khác tiếp nhận quan điểm tiến bộ của UNESCO về văn hóa và phát triển để xây dựng hệ thống quan điểm chỉ đạo và chính sách phát triển văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (1993) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Tại Đại hội lần thứ VIII (1996), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Đây là quan điểm đổi mới tư duy lý luận về văn hóa, khẳng định văn hóa là động lực và mục tiêu của phát triển, giữa văn hóa và phát triển có mối quan hệ hữu cơ, tạo tiền đề cho một triết lý đúng đắn và việc hoạch định, thực hiện các chính sách về phát triển xã hội trong thời gian tiếp theo. Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII khẳng định: “Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng ngàn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình”. “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” [3, tr,55]. Nghị quyết Trung ương 9 Khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp dứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa, con người Việt nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”, “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”

con người trong xã hội” [6, tr]. Các chủ thể cơ bản đó là: Quốc gia - dân tộc; Hệ thống chính trị; Đảng và tổ chức trong hệ thống của Đảng; Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống quyền lực của nhà nước; hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội; hệ thống các doanh nghiệp; hệ thống các đơn vị sự nghiệp; các gia đình, dòng họ; các cộng đồng người, tộc người; các cá nhân; ... Mỗi chủ thể có hai chức năng cơ bản, chức năng văn hóa là sức mạnh nội sinh cho hoạt động và phát triển của chính chủ thể đó và chức năng văn hóa tác động với các chủ thể khác trong xã hội. Hai chức năng này có mối liên hệ mật thiết, biện chứng với nhau tạo thành bản chất văn hóa của chủ thể. Đồng thời bản chất văn hóa của chủ thể lại tương tác với bản chất văn hóa chủ thể khác tạo nên nhiều tầng bậc của sự phát triển. Thứ ba, văn hóa là mục tiêu của sự phát triển. Xem văn hóa là mục tiêu của sự phát triển là quan điểm tiến bộ của Đảng, Nhà nước ta. Mục tiêu của sự phát triển rất rõ ràng là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Như vậy, mục tiêu hàng đầu là vì dân, dân giàu không chỉ về vật chất mà giàu cả về tinh thần, dân có giàu thì nước mới mạnh. Nước ở đây là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về bản chất, nhà nước cũng lại là “của dân, do dân, vì dân”. Nước mạnh thì đời sống của nhân dân mới được nâng lên. Nên “dân giàu” và “nước mạnh” có mối liên hệ biện chứng chứng với nhau và có chung một bản chất. Xã hội “dân chủ” là do nhân dân làm chủ, “dân biết”, “dân bàn”, “dân làm”, “dân kiểm tra”, “dân thụ hưởng” đảm bảo sự công bằng trong lao động và hưởng thụ thành quả của sự phát triển trong một xã hội “văn minh”, kỷ luật, thống nhất. Như vậy, nói văn hóa là mục tiêu của sự phát triển có nghĩa là sự phát triển cuối cùng đều phục vụ đời sống con người, nâng cao hơn nữa đời sống con người, phát huy sự sáng tạo của con người vì con người là chủ thể của văn hóa.

Thứ tư, văn hóa là động lực của sự phát triển Như đã phân tích ở trên, văn hóa là tổng thể các giá trị do hoạt động sáng tạo của con người làm ra. Động lực của sự phát triển có từ nhiều yếu tố: Vốn; khoa học kỹ thuật và công nghệ; tài nguyên; con người; ... Tuy nhiên, trong các động lực của sự phát triên đó, yếu tố con người là quan trọng nhất, quyết định sự phát triển xã hội. Con người với tư cách là chủ thể của sự phát triển, con người hoạch định mô hình phát triển, điều chỉnh mô hình phát triển, sáng tạo các nguồn lực từ bên ngoài cho quá trình phát triển. Vì vậy, muốn phát triển bền vững, yếu tố tiên quyết là con người. Vì vậy, trong mục tiêu tổng quát phát triển đất nước đến năm 2030, để đạt được các chỉ số về kinh tế, Đảng ta xác định phải: “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí và sức mạnh toàn dân tộc”, “phát huy sức mạnh văn hóa, con người Việt Nam” [4, tr,221]. Đây chính là nhấn mạnh đến động lực của sự phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Như vậy, quan điểm về văn hóa và phát triển ở Việt Nam có sự kế thừa, phát triển quan niệm của UNESCO về văn hóa và phát triển. Trong đó nhấn mạnh đến vị trí, vai trò là động lực, mục tiêu của văn hóa với phát triển. Đồng thời có sự phát triển xem văn hóa là nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh của sự phát triển. Mặt khác, sự phát triển toàn diện hướng tới không chỉ xây dựng văn hóa mà còn là xây dựng nền văn hóa mới, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa - con đường mà Đảng, nhân dân ta đã lựa chọn. 2.1. Chính sách phát triển văn hóa ở Việt Nam Thông qua các văn hiện chỉ đạo văn hóa và phát triển, Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hóa sách phát triển văn hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, đề án phát triển văn hóa. Các văn bản quy phạm pháp luật tiêu biểu:

Đánh giá về thành tựu xây dựng văn hóa ở Việt Nam, thông qua Nghị quyết Trung ương 9 Khóa XI về xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vũng đất nước, Kết luận Số 76/KL/TW ngày 4/6/ của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII, có mấy nội dung cơ bản sau:

  • Kết quả tích cực: Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển; nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Trong quan điểm của Đảng, chính sách phát triển của Nhà nước đã đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển nói chung, xây dựng văn hóa nói riêng. Đời sống văn hóa ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Văn hóa đã góp phần quan trọng trong nâng cao dân trí, dân chủ hóa đời sống xã hội, nâng cao tính năng động, sáng tạo, tự chủ và tính tích cực xã hội của con người, hình thành các nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; công nghệ thông tin, nhất là thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực; phát huy được truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng. Xã hội hóa hoạt động văn hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo; nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm.

Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành; quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng. Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc. Tóm lại, văn hóa được phát triển toàn diện, từng bước khẳng định vị trí, vai trò trong phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cnahj những thành tựu vẫn còn những hạn chế nhất định.