Khám sức khỏe trước khi mang thai bao nhiêu tiền?

Khám và tư vấn trước mang thai

Khám sàng lọc, xét nghiệm trước khi mang thai là bước quan trọng cần thực hiện của mỗi cặp vợ chồng để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và có những chuẩn bị tốt nhất cho trẻ trước khi ra đời.

1. Mục đích:

Khám sàng lọc trước khi mang thai là các xét nghiệm cần được thực hiện để kiểm tra sức khỏe di truyền của cả người cha và người mẹ trước khi mang thai. Mục đích của việc này nhằm:

  • Xác định sớm các bất thường về sức khỏe của người cha, người mẹ có thể di truyền cho con cái, gây ảnh hưởng tới việc thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, trẻ sau khi sinh.
  • Bác sĩ đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh con, phương pháp thụ thai, chuyển dạ an toàn, giúp bé khỏe mạnh → ngăn ngừa được nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh, thai lưu không rõ nguyên nhân.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và loại thuốc sử dụng để chuẩn bị một trạng thái cơ thể tốt nhất trước khi mang thai và có một thai kỳ khoẻ mạnh.

2. Các phương pháp khám sàng lọc trước khi mang thai

  1.  Khám sàng lọc cho người chuẩn bị làm mẹ
  • Khám tổng quát: hỏi về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể [BMI] và khám tổng quát cơ quan sinh dục
  • Khám phụ khoa: khám và siêu âm phụ khoa nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai như polyp cổ tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, XN tầm soát ung thư cổ tử cung…
  • Làm XN tổng quát: chụp X-quang phổi, ECG, Siêu âm ổ bụng tổng quát đánh giá về các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng,...
  • Xét nghiệm máu cơ bản: Xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu…; xét nghiệm nội tiết giúp phát hiện sớm các bất thường của tuyến giáp…
  • Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ: HIV, giang mai, viêm gan B, Rubella, Toxoplasma, cytomegalovirus, herpes, lậu, Clamydia…
  • Lưu ý: Sàng lọc di truyền nhiễm sắc thể rất cần thiết đối với những trường hợp cặp vợ chồng có:
  • Người thân trong gia đình bị vô sinh, sẩy thai, thai lưu;
  • Người thân mắc các dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về tâm thần như chậm phát triển trí não, tâm thần phân liệt, tự kỷ, trầm cảm…
  • Có vấn đề về đường huyết, tăng huyết áp;
  • Có người thân bị dị tật hở hàm ếch, chân cong, suy giảm thị lực và khả năng nghe.
  • Có người thân mắc hoặc mang gen di truyền các bệnh lý như máu khó đông, tan máu bẩm sinh, u xơ thần kinh …
  • Phụ nữ dự định mang thai khi đã lớn tuổi.
  • Khám nhũ.
  • Khám nha khoa: Đánh giá nguy cơ mắc các bệnh răng miệng vì nếu khi mang thai bị bệnh răng miệng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
  • Tư vấn tiêm phòng trước mang thai: Rubella, thuỷ đậu, viêm gan…

b. Khám sàng lọc cho người chuẩn bị làm cha

  • Khám tổng quát: hỏi về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đó, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể [BMI] và khám tổng quát cơ quan sinh dục.
  • Chụp X-quang tim phổi.
  • Siêu âm bẹn bìu.
  • Làm các xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm nội tiết.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ.
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Sàng lọc một số bất thường nhiễm sắc thể.

3. Sự chuẩn bị khi đi khám sàng lọc trước khi mang thai:

Ngay từ khi có ý định sinh em bé, các cặp vợ chồng nên đi khám sàng lọc càng sớm càng tốt. Để có kết quả khám sức khỏe chính xác, thuận tiện cho người mẹ đi tiêm phòng và có sự chủ động trong thai kỳ thì nên thực hiện khám sàng lọc trước khi mang thai khoảng 3 - 6 tháng.

Khám tiền sản và tư vấn trước mang thai, đặc biệt những trường hợp trước đó sanh con dị tật, bất thường nhiễm sắc thể… được các chuyên gia sản phụ khoa khuyến khích các cặp vợ chồng nên thực hiện trước khi có ý định mang thai. Thông qua khám tiền sản, các cặp đôi sẽ biết được tình trạng sức khỏe bản thân và được bác sĩ tư vấn các bước chuẩn bị khoa học nhằm đảm bảo sức khỏe mẹ và em bé trong tương lai.  

Vậy khám tiền sản gồm những gì? Cần chuẩn bị những gì trước khi đến khám?… Bài viết dưới đây được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Trần Lâm Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về khám tiền sản giúp các cặp đôi nắm rõ.

Khám tiền sản là việc kiểm tra sức khỏe cặp vợ chồng, đặc biệt là người vợ trước khi mang thai nhằm mục đích đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm những vấn đề bất thường và nguy cơ xấu tiềm ẩn có thể đe dọa mẹ và bé trong suốt thai kỳ. [1]

Thống kê cho thấy, có hơn 4.000 bất thường có thể xảy ra ở thai nhi và trẻ sơ sinh xuất phát từ các yếu tố như di truyền, bệnh lý của bố mẹ, môi trường hoặc không rõ nguyên nhân. Chính vì thế, việc khám tiền sản sẽ giúp các cặp đôi biết được vấn đề của bản thân để có kế hoạch điều trị, cải thiện tích cực. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên về thời điểm mang thai phù hợp để thai kỳ an toàn và khỏe mạnh hơn.

Vì sao nên khám sức khỏe tiền sản?

Tại những quốc gia phát triển, khám sức khỏe tiền sản là việc làm vô cùng quan trọng đối với những cặp đôi chuẩn bị kết hôn hoặc mang thai. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc làm này chưa thực sự được coi trọng bởi tâm lý chủ quan, có bệnh mới đi khám hoặc cảm giác lo sợ phát hiện bệnh sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi.

BS.CKI Trần Lâm Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, dưới góc nhìn y khoa, khám sức khỏe tiền sản không chỉ là thể hiện trách nhiệm đối với sức khỏe bản thân, mà còn là trách nhiệm với người bạn đời, với hạnh phúc hôn nhân và với sức khỏe đứa con mình sẽ sinh ra.

Khám tiền sản là cách bảo vệ sức khỏe bản thân và có trách nhiệm với sức khỏe bạn đời

Theo đó, việc khám tiền sản mang đến những lợi ích như sau:

  • Giúp các cặp đôi có thêm kiến thức, sự tự tin và thoải mái trong đời sống vợ chồng.
  • Phát hiện và tầm soát nguy cơ các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như viêm gan B, giang mai, lậu, HIV… đảm bảo không lây nhiễm bệnh cho bạn đời và đặc biệt và con cái khi mang thai.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát, có kế hoạch chuẩn bị mang thai khoa học, phòng ngừa hiệu quả những nguy cơ tiềm ẩn có thể đe dọa mẹ và bé trong suốt thời gian mang thai.
  • Đánh giá nguy cơ vô sinh hiếm muộn để có biện pháp can thiệp kịp thời, tăng khả năng điều trị thành công.

Thời điểm nào khám là tốt nhất?

Trên thực tế, nhiều cặp đôi còn tâm lý e ngại về việc khám tiền sản hoặc khám sức khỏe tiền hôn nhân, chỉ khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và hạnh phúc gia đình mới thăm khám. Lúc này, khả năng bệnh diễn tiến phức tạp gây khó khăn cho việc điều trị. [2]

Bác sĩ Lâm Khoa khuyến cáo, các cặp đôi không nên chủ quan hoặc chần chừ khám tiền sản, mà hãy đi khám ngay trước khi có ý định sinh em bé ít nhất từ 3 – 6 tháng. Tốt nhất, cả hai vợ chồng nên thăm khám sức khỏe sinh sản để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai. Những vấn đề sức khỏe từ người bố hoặc người mẹ đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu và gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi tương đương nhau.

Khám tiền sản gồm những gì?

Khám tiền sản thường bao gồm 3 hạng mục kiểm tra chính như sau:

1. Khám sức khỏe tổng quát

Hầu hết các cặp đôi đều thắc mắc vì sao khi khám tiền sản phải khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ Lâm Khoa cho biết, thể trạng sức khỏe chung và chức năng của từng cơ quan trong cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản và quá trình mang thai, do đó khám sức khỏe tổng quát là việc làm vô cùng quan trọng.

Theo đó, các cặp đôi sẽ được yêu cầu:

  • Kiểm tra tim mạch, huyết áp, nhóm máu, cân nặng, chiều cao và thị lực.
  • Tham gia các kiểm tra cận lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm bụng… nhằm tầm soát và đánh giá các bệnh lý mạn tính có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai của mẹ như bệnh tim mạch, đái tháo đường…
  • Kiểm tra tiền sử bệnh lý của cả hai vợ chồng, chẳng hạn từng mắc bệnh lý gì, từng tham gia phẫu thuật nào, có làm việc trong môi trường độc hại, hóa chất hoặc nhiều khói bụi không…
  • Hỏi thăm lịch sử tiêm phòng các loại vaccine cần thiết trước khi mang thai như Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu, Cúm… bởi những bệnh lý này có thể gây dị tật cho thai nhi ở những tháng đầu tiên nếu mắc phải.

2. Khám sức khỏe sinh sản

Nhằm đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của hai vợ chồng để chuẩn bị cho việc mang thai.

  • Kiểm tra cơ quan sinh dục, tầm soát các bất thường gây viêm nhiễm hoặc sàng lọc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bạn đời và đứa con khi mang thai.
  • Đối với người vợ: Kiểm tra cơ quan sinh dục phát hiện tình trạng viêm nhiễm; siêu âm buồng trứng – tử cung phát hiện sớm những bệnh lý tại cơ quan này như u nang buồng trứng, u xơ tử cung…; đánh giá hoạt động và khả năng dự trữ của buồng trứng; tầm soát các bệnh lý ung thư ở nữ giới như ung thư cổ tử cung, ung thư vú…
  • Đối với người chồng: Đánh giá các nguy cơ bất thường di truyền, những thói quen sinh hoạt không tốt,….
Người phụ nữ được sẽ được thăm khám phụ khoa để phát hiện tình trạng viêm nhiễm và các bệnh lý nếu có ảnh hưởng đến việc mang thai

3. Đánh giá yếu tố gen di truyền

Nhằm phát hiện yếu tố di truyền để tiên lượng nguy cơ và dự phòng cho những thế hệ sau.

Các bệnh lý di truyền cần được khai thác đầy đủ gồm:

  • Các dị tật hình thái bẩm sinh như bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, nứt đốt sống, trật khớp háng, chân khoèo…
  • Bệnh di truyền như thalassemia, máu khó đông, thiểu năng giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh…
  • Bệnh thần kinh, động kinh, chậm phát triển tâm thần, hội chứng Down…
  • Tiền sử sảy thai, thai chết lưu, tử vong chu sinh…

Đối với các trường hợp này, cặp đôi sẽ được chỉ định kiểm tra gen và nhiễm sắc thể để tiên lượng phần trăm đứa con sinh ra có nguy cơ mắc dị tật, từ đó có lời khuyên và định hướng phù hợp.

Bác sĩ Lâm Khoa cho biết, dựa vào các kết quả xét nghiệm, các chỉ số cơ thể… bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và kết luận tình trạng sức khỏe của hai vợ chồng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cũng như hướng dẫn thời điểm phù hợp nhất để mang thai.

Ngoài thăm khám sức khỏe, bác sĩ còn đưa ra những lời khuyên bổ ích về chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học, giúp chị em bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh sẵn sàng cho quá trình mang thai, cũng như ngăn ngừa các dị tật thai nhi như còi cọc, chậm lớn, thiếu máu, dị tật ống thần kinh…[3]

Khám tiền sản cần chuẩn bị những gì?

1. Tâm lý thoải mái

Hiểu đơn giản, khám tiền sản là một bước kiểm tra sức khỏe nhằm chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho quá trình mang thai, do đó các cặp đôi không nên lo lắng hoặc bị áp lực tâm lý về điều này. Các cặp đôi nên mang tâm lý tích cực, thoải mái, sẵn sàng đón nhận kết quả và lắng nghe tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. [4]

2. Các giấy tờ liên quan

Mang theo các kết quả khám sức khỏe gần nhất, kết quả chẩn đoán các bệnh lý trước đó, kết quả xét nghiệm, giấy tiêm chủng… để được thăm khám và chẩn đoán nhanh hơn, đồng thời tiết kiệm được một khoản chi phí so với việc thực hiện lại các kiểm tra.

3. Ghi lại tiền sử bệnh lý hoặc tình trạng đang gặp phải

Các cặp đôi cần ghi chú đầy đủ thông tin tiền sử bệnh lý hoặc tình trạng đang gặp phải chẳng hạn đang điều trị bệnh lý nào, có dị ứng thuốc không, tiền sử bệnh lý gia đình… để cung cấp cho bác sĩ một cách đầy đủ và chính xác.

Người vợ cần cung cấp các thông tin về chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, chuẩn bị sẵn những câu hỏi và thắc mắc để được bác sĩ giải đáp.

Các cặp đôi nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi và thắc mắc để được trao đổi, giải đáp từ bác sĩ

Những lưu ý khi khám tiền sản

Để việc thăm khám cho hiệu quả và tiết kiệm thời gian, các cặp đôi cần lưu ý:

  • Không đi khám vào những ngày trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang đặt thuốc âm đạo.
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất là 3 ngày trước thăm khám.
  • Nhịn ăn 6 tiếng trước khi khám để đảm bảo độ chính xác của các xét nghiệm.
  • Không sử dụng các chất kích thích trước khi khám.
  • Trước khi siêu âm ổ bụng nên uống nhiều nước và nhịn tiểu khoảng 1 tiếng để thuận tiện cho việc lấy mẫu.
  • Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để thuận tiện cho các kiểm tra.

Khám tiền sản tại BVĐK Tâm Anh – “chìa khóa” bảo vệ hạnh phúc lứa đôi

Khám tiền sản trước khi mang thai là việc làm vô cùng quan trọng để chuẩn bị tươm tất cho một hành trình mang thai khỏe mạnh, an toàn và chào đón thành viên quan trọng của gia đình. 

Trung Tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp dịch vụ khám tiền sản cho đa dạng đối tượng từ phụ nữ chuẩn bị mang thai, mẹ bầu có tiền sử thai kỳ nguy cơ cao hoặc đang trong thai kỳ nguy cơ cao cần được chăm sóc đặc biệt.

Ưu điểm khi lựa chọn khám tiền sản tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh gồm:

  • Được tham vấn trực tiếp với chuyên gia Sản khoa hàng đầu, được thăm khám và tư vấn kỹ càng về tình trạng bệnh lý cũng như được chia sẻ, đưa ra lời khuyên điều chỉnh tâm lý trước khi mang thai, ngăn ngừa các nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh hoặc thai lưu không rõ nguyên nhân.
  • Được chuyên gia Sản khoa hàng đầu chia sẻ các kiến thức khoa học về thời điểm sinh con khoa học, các phương pháp hỗ trợ sinh an toàn, các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ để sinh nở an toàn.
  • Được tiếp cận với các phương pháp khoa học, có chuẩn bị tốt nhất trước khi mang thai.
  • Được theo dõi thai kỳ chặt chẽ, phác đồ theo dõi thai kỳ nguy cơ cao riêng biệt và cá thể hóa, đảm bảo thai kỳ an toàn, mẹ tròn con vuông.
BS.CKI Trần Lâm Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giúp các cặp đôi chuẩn bị giai đoạn tiền sản thật tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn

Mang thai là một hành trình dài 9 tháng 10 ngày mà mẹ và bé cần được đảm bảo sức khỏe và an toàn tuyệt đối. Muốn vậy, ngoài khám tiền sản trước khi có ý định mang thai, các cặp đôi cần chọn lựa đơn vị Sản khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm để chăm sóc, theo dõi sát sao trong suốt thai kỳ.

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đặc biệt là hệ thống máy siêu âm, xét nghiệm theo dõi từng giai đoạn thai kỳ. Đặc biệt, tại đây còn cung cấp đầy đủ và đa dạng dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ từ lúc chuẩn bị mang thai đến hành trình mang thai và sinh nở như khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám tiền sản, gói thai sản trọn gói, sinh con trọn gói, thai sản theo yêu cầu… với nhiều tiện nghi cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu tự tin và an tâm tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc làm mẹ.

Để được tư vấn và đặt lịch khám tiền sản tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các cặp đôi hiểu rõ tầm quan trọng của khám tiền sản để có chuẩn bị kỹ càng cho quá trình mang thai. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, cặp đôi có thể liên hệ đến hotline của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi tư vấn và hỗ trợ!

Chủ Đề