Kháng nguyên viêm gan b là gì

Nguyên nhân của viêm gan B là do vi-rút DNA thường lây truyền qua đường tiêm truyền. Bệnh gây ra các triệu chứng điển hình của viêm gan vi-rút, bao gồm chán ăn, khó chịu và bệnh vàng da. Viêm gan tối cấp và tử vong có thể xảy ra. Nhiễm trùng mạn tính có thể dẫn đến xơ gan và/hoặc ung thư biểu mô tế bào gan. Chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh học. Điều trị là hỗ trợ. Tiêm phòng giúp bảo vệ và dự phòng sau phơi nhiễm bằng globulin miễn dịch viêm gan B có thể ngăn ngừa hoặc làm suy yếu bệnh trên lâm sàng.

Vi-rút viêm gan B [HBV] là loại vi-rút viêm gan có đặc điểm toàn diện nhất và phức tạp nhất. Hạt lây nhiễm bao gồm một lõi vi-rút cùng với một lớp áo bề mặt bên ngoài. Lõi chứa DNA sợi kép tròn và DNA polymerase, và nó nhân lên trong nhân của các tế bào gan bị nhiễm bệnh. Lớp áo bề mặt được bổ sung vào tế bào chất và được sản sinh với số lượng lớn mà không rõ lý do.

Đôi khi, xảy ra đồng nhiễm với viêm gan D.

HBV thường lây truyền qua đường tiêu hóa, thường là qua máu hoặc qua các sản phẩm máu bị ô nhiễm. Sàng lọc thường quy máu của người hiến để phát hiện kháng nguyên bề mặt viêm gan B [HBsAg] đã gần như xóa xổ tình trạng lây nhiễm sau truyền máu vốn phổ biến trước đây, nhưng lây nhiễm thông qua dùng chung kim tiêm ở những người sử dụng ma túy vẫn còn phổ biến. Nguy cơ nhiễm HBV tăng lên ở những bệnh nhân chạy thận và nằm ở khoa ung thư, và ở nhân viên bệnh viện tiếp xúc với máu.

Vi-rút này có thể lây lan qua tiếp xúc niêm mạc với dịch cơ thể khác [ví dụ: với bạn tình, gồm cả tình dục khác giới lẫn đồng giới; trong các cơ sở khép kín, chẳng hạn như cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần và nhà tù], nhưng khả năng lây nhiễm vẫn thấp hơn nhiều so với vi-rút viêm gan A, và thường không rõ các con đường lây truyền.

Vai trò của vết cắn côn trùng trong lây truyền bệnh là không rõ ràng. Nhiều trường hợp viêm gan B cấp tính xuất hiện đơn lẻ mà không rõ nguồn lây.

Người mang HBV mạn tính là nguồn lây mang tính toàn cầu. Sự lưu hành thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm địa lý [ví dụ: < 0,5% ở Bắc Mỹ và Bắc Âu, \> 10% ở một số vùng ở Viễn Đông và Châu Phi].

Triệu chứng và dấu hiệu của viêm gan B cấp tính

  • Đối với trẻ sơ sinh: 90%
  • Đối với trẻ em từ 1 đến 5 tuổi: 25 đến 50%
  • Đối với người lớn: Khoảng 5%
  • Xét nghiệm huyết thanh học

Nếu nghi ngờ viêm gan vi-rút cấp tính, các xét nghiệm sau đây cần được thực hiện để sàng lọc vi-rút viêm gan A, B và C:

  • Kháng thể IgM kháng HAV [IgM anti-HAV]
  • Kháng nguyên bề mặt viêm gan B [HBsAg]
  • Kháng thể IgM kháng vi-rút viêm gan B [IgM anti-HBc]
  • Kháng thể kháng virus viêm gan C [anti-HCV] và phản ứng chuỗi polymerase RNA viêm gan C [HCV-RNA]

Nếu có bất kỳ xét nghiệm viêm gan B nào dương tính thì có thể cần làm thêm xét nghiệm huyết thanh học để phân biệt viêm gan cấp tính với viêm gan cũ hoặc viêm gan mạn tính [xem bảng ]. Nếu xét nghiệm huyết thanh học gợi ý là viêm gan B, người ta thường làm xét nghiệm kháng nguyên e viêm gan B [HBeAg] và kháng thể kháng kháng nguyên e viêm gan B [anti-HBe] để xác định tiên lượng và định hướng điều trị kháng vi-rút. Nếu xét nghiệm huyết thanh khẳng định nhiễm HBV nặng, cần đo vi-rút viêm gan D [anti-HDV].

Viêm gan B có ít nhất 3 hệ thống kháng thể kháng kháng nguyên riêng biệt có thể làm xét nghiệm được:

  • HBsAg
  • Kháng thể lõi viêm gan B [HBcAg]
  • HBeAg

HBsAg xuất hiện đặc trưng trong giai đoạn ủ bệnh, thường là từ 1 - 6 tuần trước có biểu hiện bệnh trên lâm sàng hoặc trong xét nghiệm sinh hóa, và thể hiện khả năng lây nhiễm của máu. Nó biến mất trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên, HBsAg đôi khi xuất hiện thoáng qua. Kháng thể bảo vệ tương ứng [anti-HBs] xuất hiện sau đó vài tuần hoặc vài tháng, sau khi bệnh nhân đã hồi phục lâm sàng và thường kéo dài suốt đời; vì vậy, việc phát hiện ra nó cho thấy bệnh nhân đã nhiễm HBV trong quá khứ và có miễn dịch tương đối. Ở 5 đến 10% số bệnh nhân, HBsAg vẫn tồn tại và kháng thể không phát triển; những bệnh nhân này phát triển bệnh viêm gan B mãn tính.

HBcAg thể hiện kháng thể kháng lõi vi-rút. Có thể tìm thấy kháng nguyên lõi viêm gan B [HBcAg] này trong các tế bào gan bị nhiễm bệnh nhưng không thể tìm thấy trong huyết thanh trừ khi sử dụng các kỹ thuật đặc biệt. Kháng thể kháng HBcAg [anti-HBc hay HBcAb] thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh trên lâm sàng; sau đó, độ chuẩn giảm dần, thường là qua nhiều năm hoặc kéo dài suốt đời. Sự xuất hiện của nó cùng với anti-HBs cho thấy bệnh nhân có sự hồi phục từ lần nhiễm HBV trước đó. Anti-HBc cũng xuất hiện ở những người mang HBsAg mạn tính, những người không có phản ứng với anti-HBs. Trong trường hợp nhiễm cấp tính, anti-HBc chủ yếu thuộc loại IgM, trong khi ở trường hợp nhiễm mạn tính, IgG anti-HBc lại chiếm ưu thế. IgM anti-HBc là một chất chỉ điểm nhạy với nhiễm HBV cấp tính và đôi khi là chất chỉ điểm duy nhất với tình trạng nhiễm gần đây, thể hiện giai đoạn cửa sổ giữa thời gian tiêu biến của HBsAg và sự xuất hiện của anti-HBs.

HBeAg là một protein có nguồn gốc từ lõi vi-rút [không nên nhầm lẫn với vi-rút viêm gan E]. Chỉ xuất hiện trong huyết thanh dương tính với HBsAg, HBeAg có xu hướng thể hiện vi-rút nhân lên tích cực hơn và tính lây nhiễm cao hơn. Ngược lại, sự hiện diện của kháng thể tương ứng [anti-HBe] cho thấy tính lây nhiễm thấp hơn. Do đó, các chất chỉ điểm kháng nguyên e hữu ích trong việc tiên lượng hơn là chẩn đoán. Bệnh gan mạn tính xuất hiện thường xuyên hơn ở những bệnh nhân có HBeAg và ít thường xuyên hơn ở những bệnh nhân có anti-HBe.

Có thể phát hiện HBV-DNA trong huyết thanh của bệnh nhân nhiễm HBV đang hoạt động.

Cần các xét nghiệm về gan nếu chưa được thực hiện trước đó; các xét nghiệm đó bao gồm alanine aminotransferase huyết thanh [ALT], aspartate aminotransferase [AST] và phosphatase kiềm.

Nên thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá chức năng gan; chúng bao gồm albumin huyết thanh, bilirubin và thời gian prothrombin/tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế [PT/INR].

  • Chăm sóc hỗ trợ
  • Đối với viêm gan B tối cấp, thuốc kháng vi-rút và ghép gan

Không có phương pháp điều trị làm giảm viêm gan vi-rút cấp tính, gồm cả viêm gan B. Cần tránh uống rượu bởi uống rượu có thể làm tăng tổn thương gan. Các hạn chế hoạt động hoặc kiêng khem, bao gồm chỉ định thường gặp là nghỉ ngơi tại giường, đều không có cơ sở khoa học.

Viêm gan vi-rút nên được báo cáo cho sở y tế địa phương hoặc tiểu bang.

Cần khuyên bệnh nhân tránh các hành vi có nguy cơ cao [ví dụ: như dùng chung bơm kim tiêm để tiêm chích ma túy, có nhiều bạn tình].

Máu và các dịch cơ thể khác [ví dụ, nước bọt, tinh dịch] được coi là có khả năng lây nhiễm. Dịch rơi ra cần được làm sạch bằng chất tẩy rửa pha loãng. Nên áp dụng biện pháp bảo vệ rào cản, nhưng cách ly bệnh nhân không có giá trị.

Nhiễm bệnh sau truyền máu được giảm thiểu bằng cách tránh truyền máu không cần thiết và xét nghiệm sàng lọc viêm gan B và viêm gan C đối với người hiến máu. Việc sàng lọc đã làm giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan B và C sau truyền máu, loại mà hiện đang cực hiếm gặp ở Mỹ.

Miễn dịch trước phơi nhiễm từ lâu đã được khuyến cáo cho những người có nguy cơ cao. Tuy nhiên, tiêm chủng chọn lọc cho các nhóm có nguy cơ cao ở Mỹ và các khu vực không có dịch khác đã không làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc HBV; vì vậy, tiêm vắc xin hiện nay được khuyến cáo cho tất cả người dân Mỹ ≤ 18 tuổi bắt đầu từ khi sinh ra [xem bảng ]. Việc tiêm chủng trên toàn thế giới là điều mong muốn nhưng chi phí quá cao nên không thể thực hiện được.

Người trưởng thành có nguy cơ nhiễm HBV cao cần được sàng lọc và tiêm phòng nếu chưa có miễn dịch hoặc đã nhiễm bệnh [xem Lịch tiêm chủng cho người trưởng thành của CDC]. Những nhóm có nguy cơ cao bao gồm

  • Nam giới quan hệ tình dục đồng giới
  • Những người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Những người có \> 1 bạn tình trong vòng 6 tháng trở lại đây
  • Nhân viên y tế và nhân viên an toàn công cộng có khả năng tiếp xúc với máu hoặc các dịch cơ thể có khả năng lây nhiễm khác
  • Những người đang hoặc gần đây tiêm chích ma túy bất hợp pháp
  • Những người bị bệnh đái tháo đường và < 60 tuổi [hoặc ≥ 60 tuổi nếu nguy cơ mắc HBV của họ được coi là cao]
  • Những người bị bệnh thận giai đoạn cuối có chạy thận, nhiễm HIV hoặc bệnh gan mạn tính hoặc viêm gan C
  • Người thân trong gia đình và bạn tình của những người dương tính với HBsAg
  • Khách hàng và nhân viên của các tổ chức cũng như các cơ sở chăm sóc ban ngày không lưu trú dành cho người chậm phát triển
  • Những người trong các cơ sở cải huấn hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ cho người tiêm chích ma túy
  • Khách du lịch quốc tế đến những vùng đang lưu hành HBV ở mức cao hoặc trung bình

Dự phòng miễn dịch sau phơi nhiễm viêm gan B là kết hợp giữa tiêm vắc-xin và globulin miễn dịch viêm gan B [HBIG], một sản phẩm có độ chuẩn anti-HBs cao. Hiệu quả của HBIG sau phơi nhiễm là khoảng 75%.

Đối với trẻ sơ sinh có mẹ dương tính với HBsAg, liều vắc-xin đầu tiên cộng thêm 0,5 mL HBIG được tiêm bắp vào bắp đùi ngay sau khi sinh.

Bất kỳ ai có quan hệ tình dục với người dương tính với HBsAg hoặc phơi nhiễm với máu dương tính với HBsAg qua da hoặc màng nhầy cần được tiêm bắp 0,06 mL/kg HBIG trong vòng vài ngày, cùng với tiêm vắc-xin.

Bất kỳ bệnh nhân nào đã được tiêm vắc-xin trước đó nếu tiếp tục phơi nhiễm với HBsAg dương tính qua da thì đều được xét nghiệm anti-HBs; nếu độ chuẩn < 10 mIU/mL, thì cần tiêm một liều vắc-xin tăng cường.

  • Viêm gan B thường lây truyền qua tiếp xúc kiểu tiêm truyền với máu bị nhiễm bẩn nhưng cũng có thể do tiếp xúc với các dịch cơ thể khác qua niêm mạc.
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm gan B có 70 đến 90% nguy cơ bị nhiễm bệnh trong khi sinh trừ khi trẻ được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B [HBIG] và được tiêm phòng sau khi sinh; nguy cơ cũng giảm bằng cách điều trị tích cực cho các bà mẹ mang thai trong ba tháng thứ ba bị nhiễm bệnh có tải lượng vi rút cao bằng tenofovir.
  • Nhiễm viêm gan B mạn tính xuất hiện ở từ 5 đến 10% bệnh nhân viêm gan B cấp tính và thường dẫn đến xơ gan và/hoặc ung thư biểu mô tế bào gan.
  • Chẩn đoán bằng xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B và các chất chỉ điểm huyết thanh học khác.
  • Điều trị hỗ trợ.
  • Nên tiêm phòng định kỳ cho tất cả mọi người, bắt đầu từ khi sinh ra.
  • Dự phòng sau phơi nhiễm bao gồm HBIG và vắc-xin; HBIG có thể không ngăn được lây nhiễm nhưng có thể phòng ngừa hoặc làm thuyên giảm bệnh viêm gan trên lâm sàng.

Sau đây là một nguồn thông tin bằng tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

Centers for Disease Control and Prevention [CDC]: Hepatitis B questions and answers for health professionals: Nguồn này cung cấp thông tin tổng quan về viêm gan B [bao gồm thống kê, lây truyền, yếu tố nguy cơ, sàng lọc, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị] cũng như thông tin về vắc-xin viêm gan B, viêm gan B và du lịch quốc tế. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2022.

Xét nghiệm kháng nguyên viêm gan B là gì?

Xét nghiệm viêm gan B Anti-HBs [hay còn gọi là HBsAb] là xét nghiệm tìm kháng thể kháng lại kháng nguyên bề mặt HBsAg. Nếu bệnh nhân từng mắc viêm gan B và đã khỏi bệnh hoặc bệnh nhân đã tiêm vắc-xin viêm gan B thì kết quả HBsAb sẽ dương tính, đồng nghĩa bệnh nhân đã có miễn dịch với virus này.

Kháng thể viêm gan B kí hiệu là gì?

Kháng thể bề mặt viêm gan B [HBsAb hoặc anti-HBs] là kháng thể được tạo ra để đáp ứng với kháng nguyên bề mặt viêm gan B [HBsAg]. Kết quả xét nghiệm HBsAb [hoặc anti-HBs] dương tính cho thấy một người hoặc đã đáp ứng thành công với vắc-xin viêm gan B hoặc đã bình phục sau khi nhiễm viêm gan B cấp tính.

viêm gan B xét nghiệm chỉ số gì?

Chỉ số HBsAg có độ nhạy rất cao và thường được sử dụng để sàng lọc phát hiện viêm gan B, được chỉ định đầu tiên định hướng cho các xét nghiệm tiếp theo. Điều này nghĩa là HBsAg có tồn tại trong huyết thanh của người bệnh, cho biết người bệnh đang nhiễm virus viêm gan B.

Kháng thể viêm gan B tồn tại trọng bao lâu?

Vắc xin phòng viêm gan B có tác dụng bao lâu? Qua các nghiên cứu, vắc xin phòng viêm gan B sẽ giúp tạo ra kháng thể phòng bệnh kéo dài từ 10-20 năm. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian.

Chủ Đề